Bảng 3.4 cho thấy trong 5 giống dƣa leo trồng thí nghiệm giống dƣa leo 36 là giống duy nhất không cho trái, điều này có thể giải thích là do thời vụ gieo trồng, điều kiện khí hậu ở thành phố Cần Thơ không thích hợp, làm cho tỷ lệ hoa cái thấp và nở không cùng thời điểm với hoa đực gây ảnh hƣởng đến quá trình thụ phấn của cây dẫn đến kết quả là cây không cho trái. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Tạ Thu Cúc (2005) các yếu tố môi trƣờng bất lợi nhƣ nhiệt độ cao, ánh sáng yếu và thiếu cây sẽ sinh trƣởng, phát triển kém, hoa cái ra muộn hơn và dễ bị rụng ảnh hƣởng đến khả năng cho trái của cây.
Chiều dài trái của 4 giống dƣa leo khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, giống dƣa leo 38, giống 45 và giống ĐC cho chiều dài trái tƣơng đƣơng nhau dao động (12,96 – 14,75 cm), giống dƣa leo 15 cho chiều dài trái thấp nhất (10,25 cm), kết quả cho thấy chiều dài trái dƣa leo do giống quy định. Theo Tạ Thu Cúc (2007) chiều dài, trọng lƣợng, hình dạng của trái dƣa leo sai khác rất lớn, sự sai khác này phụ thuộc chủ yếu vào giống.
18
Đƣờng kính trái của 4 giống dƣa leo khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.5) dao động từ 3,37 – 3,49 cm. Tƣơng tự nhƣ chiều dài trái, đƣờng kính trái dƣa leo cũng do giống quy định, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Thanh (2012) trên dƣa leo cũng kết luận rằng kích thƣớc trái phụ thuộc vào đặc tính của từng giống.
Bảng 3.4 Kích thƣớc trái của các giống dƣa leo
Giống dƣa leo Chiều dài trái (cm) Đƣờng kính trái (cm) Giống 15 10,25 b 3,49 Giống 38 13,03 a 3,37 Giống 45 14,75 a 3,38 Giống ĐC 12,96 a 3,46 Mức ý nghĩa * ns CV. (%) 8,55 2,91
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê *: khác biệt có ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không ý nghĩa
(a) (b) (c) (d)
Hình 3.4Kích thƣớc trái của 4 giống dƣa leo: (a) giống 15, (b) giống 38, (c) giống 45, (d) giống ĐC
19