Mô hình EFDC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Ba (Trang 78 - 83)

a. Lựa chọn và xây dựng miền mô hình

Khu vực mô phỏng là nhánh sông chính phần hạ lƣu sông Ba từ Củng Sơn đến cửa Đà Rằng (hình 22)

Hình 22. Sơ hoạ phạm vi mô phỏng hạ lưu sông Ba

Miền mô hình đƣợc xây dựng thuộc dạng lƣới ĐềCác. Đây là dạng lƣới mô hình phù hợp với vùng nghiên cứu vì nó đáp ứng đƣợc các đặc điểm về địa hình và dòng chảy trong sông có độ chính xác khá cao so với dòng chảy thực tế.

Trong luận văn này tác giả đã sử dụng phần mềm DELft3D để xây dựng miền lƣới tính toán mô phỏng cho vùng tính toán (hình 23 và hình 24). Để xây dựng mô hình hình học lƣới tọa độ ĐềCác cho vùng tính toán cần các tài liệu sau:

+ Tài liệu về đƣờng bao khống chế lƣu vực (outline) + Tài liệu về bình đồ lƣu vực sông

Hình 24. Giao diện làm việc chính của Delft 3D

Việc tạo lƣới mô hình cần có các file số liệu đầu vào là các file số hóa từ các tài liệu về địa hình nhƣ sau:

+ File thể hiện các thông tin địa hình (Topographic information file): file này chứa các dữ liệu về đƣờng bao miền mô hình (outline) dƣới dạng tọa độ (X,Y) đƣợc số hóa từ bình đồ dữ liệu khu vực nghiên cứu. Bằng việc sử dụng mô phần mềm Delft 3D miền lƣới tính toán đƣợc tạo ra với ố lƣợng ô lƣới là 37500 cells, diện tích khống chế khoảng 250 km2

. + File mẫu: EFDC.inf

Với các dữ liệu trên thì General EFDC model cho phép tạo ra miền mô hình tính toán nhƣ (hình 25).

Hình 25. Cốt cao địa hình khu vực tính toán

b. Lựa chọn và xây dựng miền mô hình

Điều kiện ban đầu:

Cần khai báo các dữ liệu sau:

+ File về cao trình nƣớc mặt (Surface Elevations): dựa vào mực nƣớc thực đo tại các trạm phía thƣợng lƣu và hạ lƣu lấy độ dốc mặt nƣớc là hằng số ta có đƣợc cao trình mặt nƣớc theo đƣờng mặt cắt dọc sông. Các điểm lƣới còn lại trên toàn miền mô hình thì EFDC có khả năng tự nội suy vì vậy số liệu mực nƣớc toàn vùng nghiên cứu dƣới dạng (X, Y, Z).

+ File về cao trình đáy (Bottom Elevations), toàn bộ nhánh sông tính toán từ Củng Sơn đến cửa Đà Rằng với tổng chiều dài 50,688km có 24 mặt cắt (bảng 14).

Bảng 14: Vị trí các mặt cắt thực đo [6] Số TT mặt cắt Vị trí tính từ điểm (0) m Số TT mặt cắt Vị trí tính từ điểm (0) m Số TT mặt cắt Vị trí tính từ điểm (0) m 1 0 9 17898 17 34499 2 2103 10 19348 18 36309

3 4753 11 20863 19 38259 4 6368 12 23423 20 40679 5 7678 13 25433 21 42879 6 10293 14 28958 22 44704 7 12843(*) 15 30779 23 46314 8 15578 16 32699 24 49400 (*) Vị trí tại đập Đồng Cam

Điều kiện biên:

+ Biên thƣợng lƣu lấy từ đƣờng quá trình lƣu lƣợng thực đo tại trạm Củng Sơn + Biên hạ lƣu: biên triều đƣợc tính từ trạm đo triều Quy Nhơn

+ Do các nhánh sông nhập lƣu vào đoạn sông nghiên cứu (hạ lƣu sông Ba) là những dòng chảy nhỏ (các dòng suối) và tại đây không có số liệu quan trắc lƣợng dòng chảy đổ vào sông chính. Vì vậy, lƣợng nhập khu giữa đƣợc xác định từ lƣợng mƣa và đƣợc đổ đều dọc chiều dòng chảy từ Củng Sơn đến cửa Đà Rằng.

Bước thời gian tính toán:

Bƣớc thời gian tính toán của mô hình đƣợc lựa chọn theo yêu cầu độ chính xác của mô hình đƣợc ấn định giao dộng từ 0.75s – 12.38s. Bƣớc thời gian đƣợc chọn để chạy mô hình là 1.5s. Thời gian lƣu kết quả tính toán mô hình là 5 phút/lần.

Hệ số nhám :

Hệ số nhám của lòng sông đƣợc lấy dao động từ 0.01-0.022 và 0.025 với các vùng tràn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Ba (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)