Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn chế biến đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cua xanh (Scylla paramamosain) giai đoạn giống (30 ngày tuổi) lên thương phẩm tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 28 - 30)

Hình 5 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm

* Cách bố trí thí nghiệm: mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các giai được đặt dọc theo bờ ao cách bờ 1.5 - 2m thuận lợi cho quá trình chăm sóc và quản lý, các nghiệm thức được đặt so le nhau đảm bảo tính ngẫu nhiên và khách quan.

5.2. Chăm sóc quản lý, thu thập số liệu

Thức ăn có hàm lượng protein khác nhau Cua giống 1 tháng tuổi

43% protein 45% protein 48% protein Cá tạp

So sánh các chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng - Tỷ lệ sống

Kết quả:

- ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau lên tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cua Xanh.

- Đánh giá mức độ phù hợp hàm lượng các amino acid không thay thế trong thức ăn chế biến lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cua Xanh.

* Chế độ cho ăn: cho ăn thức ăn thí nghiệm 2 lần/ngày lúc 7 h và 17 h30 với lượng thức ăn cho ăn tới dư (khẩu phần/ngày khoảng 5-10% khối lượng thân đối với thức ăn chế biến và 8-10% đối với thức ăn trong nghiệm thức đối chứng (cá tạp dùng chủ yếu là cá cơm). Hàng ngày kiểm tra vó trong giai (trước khi cho ăn) để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp (tránh dư thừa quá nhiều cũng như thiếu thức ăn). Hàng ngày đo các yếu tố môi trường, giữ mực nước trong ao khoảng 1.2m, trong giai 0.8-1m, định kỳ thay nước trong ao khi có con nước mới nhằm kích thích cua lột xác và tạo môi trường trong sạch cho cua sinh trưởng.

* Chế độ theo dõi các yếu tố môi trường : yếu tố môi trường được theo dõi và đo đạc hàng ngày lúc 7h và 14h, số liệu môi trường được ghi chép hàng ngày. Định kỳ 1tuần/1lần vệ sinh giai, các giá thể, tạo môi trường sạch cho cua sinh trưởng.

* Thu thập số liệu :

 Đo tốc độ sinh trưởng của cua: Giai đoạn đầu mới thả để Cua làm quen môi trường sống và thức ăn nên sau 20 ngày ta tiến hành cân bằng cân điện tử có độ chính xác 0.01 g và đo chiều dài lần đầu bằng thước kẻ đo có độ chính xác 0.1 cm, sau đó định kỳ 15 ngày/lần, cân khối lượng bằng cân đồng hồ khi cua đã lớn và đo chiều dài mai cua bằng thước kẻ.

 Xác định tỷ lệ sống: Đếm số lượng cua ở mỗi giai sau các lần đo.  Các yếu tố môi trường: các yếu tố môi trường trong ao nuôi cua thí nghiệm được đo đạc và ghi chép hàng ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn chế biến đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cua xanh (Scylla paramamosain) giai đoạn giống (30 ngày tuổi) lên thương phẩm tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)