Phân tích một số A.a không thay thế trong thức ăn chế biến tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn chế biến đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cua xanh (Scylla paramamosain) giai đoạn giống (30 ngày tuổi) lên thương phẩm tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 42)

với hàm lượng protein khác nhau

Vai trò dinh dưỡng của protein phụ thuộc vào thành phần và tỷ lệ các a.a được phân giải từ quá trình tiêu hoá protein, chúng có vai trò quan trọng trong cơ thể nhất là đối với các a.a không thay thế được cung cấp từ thức ăn, các a.a không thay thế bao gồm : valin, iso leucin, leucin, threonin, methionin, phenylalanin, arginin, lysin, histidin, tritophan. Hàm lượng a.a không thay thế trong thức ăn chế biến ở các hàm lượng protein khác nhau được thể hiện ở bảng 9 :

Bảng 9 : Hàm lượng a.a không thay thế trong thức ăn chế biến ở các hàm lượng protein khác nhau

Kết quả (g a.a/ 100 g thức ăn) A.a không thay thế

Protein 43% Protein 45% Protein 48% Valin Iso leucin Leucin Threonin Methionin Phenylalanin Arginin Lysin Histidin Tritophan 3.209 1.965 0.325 0.685 0.238 1.691 0.037 0.092 0.438 0.217 3.363 8.094 1.315 2.629 0.694 7.083 0.012 0.346 1.362 0.802 8.971 12.866 2.354 4.572 1.540 11.825 0.044 0.569 1.316 1.092

(Kết quả được phân tích tại Viện nghiên cứu ứng dụng Nha Trang- Viện

Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Qua bảng ta thấy hàm lượng các a.a trong thức ăn với mức protein khác nhau có sự khác nhau, mức protein càng tăng thì hàm lượng các a.a tương ứng tăng theo, với hàm lượng protein 43%, 45% và 48% thì hàm lượng a.a tổng số tương ứng là 8.897 g, 25.7 g và 45.15 g; trong mỗi mức protein thì bốn a.a chiếm tỷ lệ cao là valin, iso leucin, threonin, phenylalanin. ở lô có hàm lượng protein 43 % thì tỷ lệ các a.a không thay thế tương ứng như sau: valin : iso leucin : leucin : threonin : methionin : phenylalanin : arginin : lysin : histidin : tritophan  32 :20 : 3.3 : 6.9 : 2.4 : 17 : 0.4 : 0.9 : 4.4 : 2.2, kết quả thí nghiệm cho thấy với tỷ lệ các a.a như trên ở lô có hàm lượng protein 43% thì cua có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao, để có thể đưa ra được hàm lượng cũng như tỷ lệ của cac a.a phù hợp trong thức ăn chế biến khi nuôi cua thì cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn trong vấn đề này, thực tế cho thấy hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào có thể đưa ra một con số chính xác về hàm lượng cũng như tỷ lệ các a.a không thay thế trong thức ăn chế biến cho cua ở các giai đoạn khác nhau, mà chủ yếu chỉ dựa vào hàm lượng protein thí nghiệm để đưa ra kết luận về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống, do đó để có thể đưa ra

những nhận xét về sự ảnh hưởng của các a.a, tỷ lệ của từng a.a, hàm lượng từng a.a trong thức ăn chế biến thì cần có các công trình nghiên cứu cụ thể. Trong giới hạn đề tài chúng tôi nghiên cứu, với kết quả thu được thông qua thí nghiệm hàm lượng protein khác nhau có thể thấy tỷ lệ các a.a ở hàm lượng protein 43% là phù hợp cho tốc độ sinh trưởng của cua Xanh.

PHầN 4 : KếT LUậN Và Đề XUấT ý KIếN

I. KếT LUậN

Những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau lên tỷ lệ sống, sinh trưởng của cua Xanh từ giai đoạn giống (30 ngày tuổi) lên thương phẩm, đánh giá sự phù hợp của thức ăn chế biến so với hỗn hợp thức ăn chế biến so với thức ăn tươi sống, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Với hàm lượng protein khác nhau là 43%, 45%, 48% được nghiên cứu ảnh hưởng lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cua Xanh từ giai đoạn giống (30 ngày tuổi) lên thương phẩm thì hàm lượng protein 43% cho kết quả tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao nhất.

- Thức ăn chế biến không phải là thức ăn ưa thích của cua Xanh, tuy nhiên nếu nuôi trong thời gian dài khi cua đã quen với thức ăn chế biến thì cũng có tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cao không thua kém so với thức ăn tươi sống.

II. Đề XUấT ý KIếN

- Cần tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của protein lên sinh trưởng phát triển của cua Xanh ở các giai đoạn khác nhau nhất là giai đoạn thương phẩm để có hàm lượng protein trong thức ăn phù hợp, nhất là giai đoạn nuôi thương phẩm để có thể sản xuất thức ăn cho cua ở quy mô công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

- Cần có nghiên cứu về hàm lượng và tỷ lệ từng amino acid không thay thế trong thức ăn chế biến lên tốc độ sinh trưỏng của cua để đưa ra hàm lượng và tỷ lệ tót nhất.

- Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cua Xanh về nhu cầu năng lượng, vitamin và khoáng để có đầy đủ hiểu biết nhằm sản xuất thức ăn nhân tạo phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cua Xanh.

- Nghiên cứu khả năng tiêu hoá của cua đối với các thành phần nguyên liệu chế biến thức ăn. Từ đó xây dựng thành phần thức ăn chế biến phù hợp cho cua Xanh.

- Khi bố trí thí nghiệm nhất là thí nghiệm nuôi cua thương phẩm cần phải hợp lý (số lượng cua thả ít, nhiều giá thể, giai nhỏ…) để có thể theo dõi được sự lột xác của cua Xanh, từ đó có những đánh giá khách quan hơn về thức ăn thí nghiệm.

TàI LIệU THAM KHảO

TàI LIệU TIếNG VIệT

Lục Minh Diệp (2003) Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác. Đại học Thuỷ sản, Nha

Trang.

Nguyễn Văn Duyên (1998) Thử nghiệm nuôi cua biển Scylla serrata Forskal

trong rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau. Luận văn cao học ngành NTTS, Đại học

Thuỷ sản, Nha Trang.

Hoàng Đức Đạt (2003) Kỹ thuật nuôi cua biển, tái bản lần thứ 3. NXB Nông

nghiệp, TP Hồ CHí Minh, 87 tr.

Hoàng Tùng (2006) Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôI trồng thủy sản,

Đại học Thuỷ Sản, Nha Trang.

Đại học Cần Thơ (1994) Cẩm nang nuôi thuỷ sản nước lợ (chương 2: sinh học và

kỹ thuật nuôi cua biển Scylla serrata, tr 100-115). NXB Nông nghiệp, Hà

Nội.197 tr.

Đặng Văn Giáp (2003) Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình Ms-Excel. NXB Giáo dục. 95 tr.

Đỗ Thị Hoà (2003) Bài giảng bệnh học thuỷ sản. Đại học Thuỷ sản Nha

Trang.203 tr.

Lại Văn Hùng (2004) Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản. NXB

Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 123 tr.

Nguyễn Cơ Thạch (2000) Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua biển loài S. serrata

(Forkal, 1975). Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước.Bộ thuỷ sản.

Nguyễn Cơ Thạch at al., (2004) đặc điểm sinh học và quy trình sản xuất cua

giống loài S. serata var paramamosain Estampado, 1949. Trong : Tuyển tập

các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ 1984-2004.Tr 227-265. Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản III.

Đặng Ngọc Thanh (1974) Thuỷ sinh học đại cương. NXB đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 125 tr.

Nguyễn Văn Thoa & Bạch Thị Quỳnh Mai (1996) Thức ăn nuôi tôm cá. NXB Nông nghiệp. 123 tr.

Tạ Khắc Thường (2003) Bài giảng sinh thái thuỷ sinh vật. Đại học Thuỷ sản, Nha

Trang.

TàI LIệU TIếNG ANH

Clive P. Keennan (1999) Aquaculture of the Mud Crab, Genus Scylla- Past,

Present and Future. In: Mud Crab Aquaculture and biology, Aciar

Proceedigs No 78 (ed. BY Dr Warren Hoey), pp. 9-13. Australian center for Internaltional Agriculture Research, Cenberra.

Con Klin D.E (1997) Protein and amino acids. In: Crustacean Nutrition Advances in Worth Aquaculture Society, USD, pp. 123-149.

Guillaume, J. (1997) Protein and Amino acids. In : Crustacean Nutrition Advances in World Aquaculture, vol. VI, D’Abramo, L., Conklin, D.,

Akiyama, D.(Eds.), World Aquculture Society, USD, pp. 26-50.

Mae R. Catacutan et al., (2003) Apparent digestibility of selected feedstuffs by mud Carb, Scylla serrata. Aquaculture 216, pp. 253-261.

Mae R. Catacutan (2002) Growth and body composition of juvennile mud crab,

S. serrata, fed diffirent dietary protein and lipid levels and protein to energy ratios. Aquaculture 208, pp. 113-123.

S-S. Sheen (2000) Dieatary cholesterol requirement of juvenile mud crab Scylla serrata. Aquaculture 189, pp: 277-285.

Y.Y. Mu et al., (1998) Effects of protein level in isocaloric diets on growt

performance of the juvenile Chinese hairy Crab, Eriocheir sinensis.

Một số trang wed tham khảo : http://vietlinh.com http://firstnet.com.vn http://argviet.com.vn http://FAO.org http://google.com.vn

PHụ LụC I

MộT Số HìNH ảNH

ảnh 1 : Bố trí thí nghiệm ảnh 2 : Đáy giai thí nghiệm

ảnh 3 : Giá thể cho cua

ảnh 6 : Thức ăn thí nghiệm ảnh 7 : Dụng cụ theo dõi yếu tố môi trường

ảnh 8: Cân cua thí nghiệm ảnh 9 : Thu cua để cân đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn chế biến đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cua xanh (Scylla paramamosain) giai đoạn giống (30 ngày tuổi) lên thương phẩm tại Nha Trang - Khánh Hòa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)