Tiêm kích dục tố

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại trại thực nghiệm Trường Cao đẳng Thủy sản Yên Hưng, Quảng Ninh (Trang 26)

Để kích thích cá biển rụng trứng bằng phương pháp sử dụng chất kích thích sinh sản hiện nay có rất nhiều loại chất kích thích sinh sản như LRH-A, HCG, não thuỳ thể....

Dùng chất kích thích sinh sản đối với cá biển nói chung và Chim vây vàng nói riêng thường chỉ áp dụng vào đầu mùa sinh sản còn giữa mùa sinh sản thường không dùng chất kích thích sinh sản. Chu kỳ sinh sản của cá biển ít nhiều liên quan đến tuần trăng hay con nước. Nhìn chung nếu dùng biện pháp tiêm chất kích thích sinh sản giúp cho các trại giống sẽ chủđộng được thời gian cho cá đẻ nhưng hiệu quảđẻ trứng thường thấp, nếu dùng biện biện pháp sinh thái thường mang lại tỷ lệ thụ tinh cao hơn, tỷ lệ nở cao hơn nhưng lại không chủđộng được thời gian cho cá đẻ.

Đối với cá chim vây vàng, để cho đẻ thì gần như bắt buộc phải sử dụng chất kích thích sinh sản. Trong quá trình thực nghiệm, tại cơ sởđã tiến hành cho đẻ bằng kích thích sinh thái nhiều lần trong bể xi măng trong năm 2006 nhưng chưa lần nào thu được kết quả

là cá cái rụng trứng và đẻ trứng. Bên cạnh đó đối với cá chẽm, cá hồng mỹ, cá hồng đỏ

cũng với phương pháp kích thích sinh thái như cá chim vây vàng thì cho kết quả rất tốt. Tại cơ sở thực tập, kích dục tố được sử dụng để kích thích sinh sản đối với cá chim vây vàng là HCG với liều lượng như sau: HCG : 2500UI/kg cá cái. Cá cái và cá đực chỉ tiêm một lần, cá đực tiêm với liều lượng bằng 1/2 so với cá cái vị trí tiêm cá là gốc vây lưng.

Liều lượng chất kích thích sinh sản dùng để kích thích cá sinh sản phụ thuộc vào mức độ thành thục của tuyến sinh dục cá và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường cho cá đẻ. Phương pháp tiêm: mũi kim đặt đúng vị trí đã định, nghiêng mũi kim góc 45o so với thân cá, bơm thuốc nhanh và rút từ từ để tránh thuốc bị trào ra ngoài. Sau khi tiêm chất kích thích sinh sản xong cá bố mẹđược nhốt chung trong 1 lồng cho đẻ có kích thước 3x3x3m.

Trước khi cá bố mẹ đẻ trứng hoặc trong thời gian đẻ trứng không được di chuyển và làm chúng sợ hãi như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đẻ trứng và chất lượng trứng kém, không thụ tinh hoặc thụ tinh kém, trong lúc cho cá đẻ trứng yêu cầu môi trường xung quanh: ánh sáng tối dịu và giữ yên tĩnh.

Bng 9: Kết qu cho cá Chim vây vàng đẻ ti tri thc nghim NTTS Qung Ninh Ngày đẻ S cá chn cho vào đẻ (cp) Sđẻ (cá cái) Tng s trng thu được T l đẻ(%) S lượng trng th tinh thu được

T l th

tinh(%)

7/9/2007 27 23 1.450.000 85.18 680.000 46,90

Qua bảng 10 ta thấy tỷ lệđẻ của cá chim vây vàng khá cao và đạt từ 85,18 – 100 %,

đã đáp ứng được mục tiêu đề ra khi tiến hành cho đẻ (70%). Tỷ lệ đẻ cao khẳng định quá trình chăm sóc tốt đàn cá bố mẹ, cũng như hệ số thành thục của cá bố mẹ là cao, kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ tốt. Năng suất trứng trung bình 1kg cá cái đợt đẻ 1 (7/9/2007) là 21.000 quả, đợt 2 (1/10/2007) là 19.500. Đợt đẻ thứ 2 số lượng trứng cá đẻ là 1.700.000 trứng. Tỷ lệ thụ tinh của cả 2 đợt đẻ tương đối thấp chỉđạt 46,9 - 49,41%, nguyên nhân là do trong quá trình cá đẻ trùng với đợt mưa bão nên độ mặn giảm thấp (240/00).

3.3.3. K thut p n Trng 3.3.3.1. K thut thu trng

Sau 30 – 34 giờ tiêm chất kích thích sinh sản cá chim vây vàng bắt đầu có hiện tượng đẻ: cá đực và cá cái bơi cặp đôi, đuổi nhau, quẫy mạnh; khi cá bắt đầu đẻ trứng, cá

đực phóng tinh. Cá đẻ thành nhiều đợt do có cá thể đẻ trước, đẻ sau nhưng chủ yếu tập trung vào khoảng 22 - 24 giờđêm vì vậy tiến hành thu trứng làm nhiều đợt cụ thể là từ 18 - 19 giờ thu đợt 1, 23h- 24h tiến hành thu đợt kế tiếp và cuối cùng là vào lúc 6 giờ sáng. Nếu trong điều kiện độ mặn cao thì không cần thiết phải thu trứng ngay, Tại cơ sở thực tập trứng được thu làm nhiều lần trong một đợt cho đẻ là do độ mặn thấp, trứng chìm dẫn đến hỏng nhiều.

Khi cá đẻ xong tiến hành thu trứng bằng lưới thu trứng 60 mắt/1cm2, thu toàn bộ số

trứng trong lồng cá đẻ đưa vào thùng nhựa 200 lít để tách trứng, thùng có chứa nước với

độ mặn là 350/00 để những trứng tốt (trứng thụ tinh) nổi lên sát mặt nước, trứng hỏng (thường là không thụ tinh) chìm xuống đáy thùng.

Phương pháp tách trứng: dùng tay khuấy nước tạo vòng xoáy để cho các chất cặn bã, trứng hỏng (không thụ tinh) lắng xuống đáy và dồn lại, để nước yên tĩnh không sục khí trong vòng 15 - 20 phút, trứng thụ tinh nổi lên trên bề mặt, dùng vợt 60 mắt/1cm2 vớt trứng thụ tinh, vớt liên tục nhiều lần để thu toàn bộ số trúng thụ tinh.

Trước khi thu trứng phải đưa toàn bộ số cá bố mẹ trong lồng ra một lồng khác để

tránh hiện tượng trong quá trình vớt trứng cá bố mẹ quẫy mạnh gây vỡ trứng cũng như thất thoát trứng ra ngoài.

Trứng thụ tinh được đưa vào ấp trong bểấp có thể tích 1m3 . Trước khi đưa trứng vào ấp môi trường bểấp phải đảm bảo các thông số môi rường theo bảng dưới đây:

Bng 10: Các yếu t môi trường bểấp ngoài bè

TT Các yếu t môi trường đợt 1 6/9/2007

đợt 2 30/9/2007

1 Oxy hoà tan (mg/l) 6.0 6.0

2 pH 8.2 8.0

3 Độ mặn (0/00) 35 35

4 Nhiệt dộ nước oC) 30 27

Qua bảng trên cho thấy điều kiện môi trường được khống chế nằm trong khoảng thích hợp với các điều kiện ấp nở trứng. Tuy nhiên, trong đợt 2 trùng vào đợt áp thấp nhiệt

đới, trời mưa nên độ mặn và nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh của trứng. Độ mặn thấp trứng bị lắng đáy nhiều mặc dù sục khí mạnh nhưng số lượng trứng không thụ tinh rất nhiều.Vì vậy trong quá trình ấp nở phải tiến hành nâng độ mặn của bể ấp bằng cách pha muối nâng độ mặn lên 350/00.

Sau khi thu toàn bộ số lượng trứng tiến hành đưa trứng vềấp tại Trại thực nghiệm nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh - Trường Cao đẳng Thuỷ sản. Trứng trước khi đưa về đưa vào thùng để loại các chất vẩn và trứng không thụ tinh, sau đó trứng thụ tinh được

đóng trong bao nilon có bơm oxy để vận chuyển.

3.3.3.2. K thut p n trng

Chuẩn bị bể ấp: Bể ấp có thể tích là 1m3, chiều cao bể là 1,0m. Bể ấp được cấp nước lọc sạch đã qua sử lý hoá chất, đặt nơi râm mát. Mức nước cấp vào bể là 800 lít nước,

được mắc sục khí để tăng hàm lượng oxy và tạo khối nước được đảo đều, tốc dộ dòng nước 2 – 2,5 cm/s. Thường xuyên kiểm tra sục khí tránh hiện tượng mất sục khí trong thời gian dài ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi. Sử dụng máy phát điện khi mất điện hoặc có thể sử dụng ácqui để chạy máy sục khí cho bểấp đảm bảo trứng trong bểấp luôn được xáo trộn.

Bng 11: Các yếu t môi trường bểấp composite

TT Yếu t môi trường đợt 1 6/9/2007

đợt 2 30/9/2007

1 Oxy hoà tan (mg/l) 6.0 6.0

2 pH 8.2 8.0

3 Độ mặn (0/00) 34 34

4 Nhiệt dộ nước oC) 30 28

Trứng sau khi vận chuyển từ bè về trước khi đưa vào bể ấp cần cân bằng nhiệt độ

giữa túi đựng trứng và môi trường bể ấp bằng cách đưa túi nilon vào trong bể ấp. Trong quá trình ấp nở trứng chú ý đến mật độấp, điều chỉnh sục khí thích hợp. Trong quá trình ấp trứng, trứng chưa thụ tinh hoặc trứng hỏng trắng đục sau một thời gian sẽ chìm dần xuống dưới đáy.

Chú ý: Trong suốt quá trình vớt trứng, tách trứng, ấp trứng và san cá bột phải đảm bảo cân bằng nhiệt độđể phôi phát triển bình thường, hạn chế tỷ lệ dị hình dị tất ấu trùng.

Bng 12: Kết quảấp n trng cá chim vây vàng Ngày Th tích bểấp(lít) Mt độấp (trng/lít) S lượng trng th tinh (trng) T ln(%) Tng s bt (con) Thi gian n(gi) 1000 370 296.000 75.65 224.000 20 đợt 1 7/9/2007 1000 480 384.000 77.80 299.000 20 1000 490 392.000 79.70 312.000 18 đợt 2 1/10/2007 1000 560 448.000 57.81 259.000 18

Trứng cá chim vây vàng thuộc dạng nổi, không màu, trong suốt có đường kính từ

dầu. Tỷ lệ nở cao thấp quan hệ chặt chẽ với chất lượng tinh và trứng, ngoài ra còn tương quan mật thiết với điều kiện môi trường của bểấp trứng. Căn cứ vào quan sát độ mặn đối với sự phân bố của trứng, tỷ lệ nở và cá có hình dạng dị hình quan hệ mật thiết với nhau. Qua bảng trên ta thấy với mật độấp từ 300-500 trứng thì tỷ lệ nở thấp nhất là 57,81% và cao nhất đạt 79.70%. Tỷ lệ nởở 2 bểấp đợt 1 tương đối đồng đều trong khi đó tỷ lệ nởở đợt đẻ 2 có sự chênh lệch rõ ràng nguyên nhân là do chất lượng trứng đưa vào ấp không tốt, mặt khác mật độấp dày dẫn đến tỷ lệ nở thấp. Thời gian phát triển phôi từ 18 đến 24 giờ chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì thời gian phát triển phôi càng rút ngắn lại và ngược lại nhiệt độ càng thấp thì thời gian phát triển phôi càng kéo dài. Thời gian ấu trùng nởở đợt đẻ ngày 6/9 là 20 giờ trong khi đó thời gian ấu trùng nở ởđợt đẻ

ngày 1/10 là 18 giờ nguyên nhân là do nhiệt độ trong đợt đẻ sau cao hơn. Tổng số cá bột tính đạt là 1.094.000 con ( tính số cá bột trong bểấp nở)

3.3.3.3. Kết qu theo dõi quá trình phát trin phôi ca trng cá chim vây vàng.

Hình 4: Giai đon 4 tế bào

Hình 6: Giai đon 16 tế bào

Hình 8: Trng th tinh được 9h45’

Hình 10: u trùng mi n

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN A. Kết lun

1. Cá Chim vây vàng là loài cá nước ấm sống ở tầng giữa và tầng trên. Đây là loài cá rộng muối thích hợp trong khoảng 3- 330/00. Phù hợp với những biến động về môi trường nuôi vỗ tại Vân Đồn - Quảng Ninh

2. Trại có đầy đủ các trang thiết bị dụng cụ để tiến hành thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ngành đề ra.

3. Cá bố mẹ có nguồn gốc từ Trung Quốc và từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ

sản 1 được chọn từđàn cá nuôi dưỡng có tuổi từ 4 tuổi trở lên.

- Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng đạt tỷ lệ thành thục cao cá cái là 84,37% và cá đực tỷ lệ thành thục là 100%

- Khi thành thục tốt cá đực có sẹđặc có màu trắng sữa chảy ra và tan nhanh trong nước.

- Cá cái trứng tròn đều, màng trứng rõ ràng, nhân hơi lệch về phía cực động vật thì có thể chọn cho cá đẻ.

4. Sử dụng chất kích thích sinh sản là HCG với liều lượng 2500UI/kg cá cái, cá

đực tiêm với liều lượng 1/2 cá cái tỏ ra có hiệu quả. Tỷ lệ cá đẻđạt 85,18 – 100 %. - Tỷ lệ thụ tinh đạt 47- 49,4%.

- Tỷ lệ nở đạt 57,81 – 79,70%. Trong đó đợt 1 là 75,65 – 77,80, đợt 2 là 57,81 – 79,70

5. Đây là loài cá có khả năng chống chọi tốt với một số bệnh thường gặp ở cá biển như: trùng bánh xe, bệnh ngoài da, đốm trắng.

6. Mùa sinh sản (tháng 4- 10) tập trung vào tháng 4 – 6.

B. Đề xut ý kiến

1. Đây là đối tượng đã được sản xuất giống thành công nước ta trong vài năm gần

đây, tuy nhiên chất lượng, tốc độ phát triển cũng như khả năng miễn dịch với một số bệnh mà các đối tượng cá biển khác mắc phải cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn.

2. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ vềđặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo loài cá này. Chính vì vậy vấn đề cấp bách ởđây là trong thời gian tới

cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn, quy mô hơn nữa nhằm chủ động con giống cho người nuôi bởi đây là loài được thị trường các nước trên thế giới rất ưa chuộng.

3. Do điều kiện thời gian và số lượng cá bố mẹ không nhiều nên không thể thực hiện được nhiều thí nghiệm liên quan đến khẩu phần ăn, loại thức ăn thích hợp nhất cho sự

sinh trưởng, phát triển và nâng cao hệ số thành thục, xa hơn nữa là nâng cao chất lượng sản phẩm sinh dục.

4. Là loài cá ăn thịt vì vậy trong quá trình nuôi vỗđảm bảo chếđộăn đầy đủ, tránh hiện tượng cá tranh giành thức ăn dẫn đến cắn nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tường Anh, 1998. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Trường đại học Khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

2. Đỗ Văn Khương, 2001. ‘Báo cáo đề tài : Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam’.

3. Vương Xuân Lâm, Thiệu Lực Vương, Nhất Nông và ctv, 2003. Đặc điểm sinh học một số loài cá biển Trường đại học Trạm Giang – Trung Quốc. Tài liệu dịch.

4. Lê Trọng Phấn-Trần Đôn-Hồ Sỹ Bình (1991). Cơ sở sinh học cá biển nhiệt đới Việt Nam ( phần I Vịnh Bắc Bộ). Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

5. Lê Tổ Phúc, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế ở biển miền nam Trung Quốc. Tài liệu dịch.

6. Nguyễn Hữu Phụng và Đỗ Thị Như Nhung, 1995. Danh mục cá biển Việt Nam, tập III, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, viện Hải Dương học Nha Trang.

7. Nguyễn Địch Thanh (2005).Bài giảng kỹ thuật nuôi cá biển. Khoa nuôi trồng thuỷ sản, trường đại học Nha Trang.

8. Nguyễn Nhật Thi, 1991. Cá biển Việt Nam, cá xương vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

9. Lương Công Trung, 1999. Nghiên cứu sản xuất nhân tạo cá Chẽm (clates calcarifer Bloch, 1790) từ nguồn cá thành thục ngoài tự nhiên và bước đầu nghiên cứu thuần dưỡng cá Chẽm bố mẹ trong điều kiện nhân tạo. Luận văn cao học nghành nuôi trồng thuỷ sản,

đại học thuỷ sản.

10. Hoàng Tùng, 2006. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thuỷ

sản. Đại học Nha Trang.

11. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Chẽm. Khoa nuôi trồng thuỷ sản, trường đại học Cần Thơ. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.1994

12.Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2003. Kỹ thuật nuôi trồng một sốđối tượng thủy sản ở

13. http://fishbase.sinica.edu.tw/tools/aquamaps/receive.php 14.http://books.google.com/books?id=9DqUZ4kMOToC&pg=PA159&dq=%22Trachinotu s+blochii%22+OR+%22Snubnose+pompano%22&sig=TKC5HtVCzJYprEyQ0GKBcoBF ei0#PPA159,M1 15. http://www.fishbase.org/search.php 16. http://www.fistenet.gov.vn 17. http://zipcodezoo.com/Animals/T/Trachinotus_blochii.asp

PH LC

Hình 12: Bn đồ phân b Cá chim vây àng trên Thế gii

Các chấm đỏ trên bản đồ biểu thị sự phân bố của cá Chim vây vàng

Mt s hình nh trong quá trình sn xut

Hình 14: Kim tra tuyến sinh dc

Hình 16: Bểấp ti Lng

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại trại thực nghiệm Trường Cao đẳng Thủy sản Yên Hưng, Quảng Ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)