3.2.1.1. Biện pháp về pháp luật
Công cụ pháp lý là cơ sở tiên quyết để giải quyết tất cả các vấn đề và trong đó có việc quy định việc bảo vệ nguồn nƣớc ven bờ, làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên có liên quan, làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý, bồi thƣờng…Hiện nay việc am hiểu pháp luật của ngƣời dân còn hạn chế, vì thế để pháp luật đi vào cuộc sống của nhân dân và phát huy vai trò, tác dụng cần đòi hỏi ở các cơ quan ban ngành cần áp dụng triệt để bảo vệ tài nguyên nƣớc biển ven bờ.
Quản lý môi trƣờng cảng biển phải đƣợc coi là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý môi trƣờng ven biển. Có những vấn đề cần đƣợc tập trung là: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trƣờng trên cơ sở đánh giá môi trƣờng cảng. Nội dung đánh giá môi trƣờng theo tiêu chuẩn 1995 của Chính phủ ban hành. Mục tiêu của kế hoạch phải xác định rõ hành động và công việc thiết thực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng tổ chức, các biện pháp thực hiện.
Để công tác bảo vệ môi trƣờng biển đƣợc chú trọng trong quy hoạch phát triển, khai thác hệ thống cảng biển, thì ngay từ giai đoạn lập dự án cần chọn địa điểm xây dựng cảng hợp lý về địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tránh chi phí đầu tƣ cao và gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng; quan tâm đến công tác nạo vét, duy tu luồng lạch; chú ý đến khả năng tù đọng nƣớc; thực hiện nghiêm túc đánh giá tác động môi trƣờng.
Việc phát triển hệ thống cảng biển phải quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng. Các công việc từ chọn địa điểm, thực hiện đầu tƣ xây dựng, nạo vét, duy tu bảo dƣỡng và khai thác cảng cần phải đƣợc thực hiện đúng quy hoạch, quy trình và phải kiểm soát đƣợc ô nhiễm môi trƣờng.
Chính sách pháp luật liên quan
Việt Nam đã ký kết tham gia các điều ƣớc, công ƣớc quốc tế nhƣ Công ƣớc Luật Biển UNCLOS 82, Công ƣớc Ramsar, Công ƣớc CBD, Công ƣớc Di sản thế giới, các công ƣớc môi trƣờng của Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO (MARPOL, SOLAS, COLREG, COPPRC...).
Luật pháp Việt Nam liên quan nhƣ Bộ luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Tài nguyên nƣớc (sửa đổi), Dự án Luật Biển Việt Nam, Dự thảo Luật Tài nguyên & Môi trƣờng biển, hải đảo, Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học.... và hàng loạt quy hoạch khu bảo tồn biển, vùng nƣớc nội địa, vƣờn quốc gia; các quy định về cảng vụ hàng hải, vùng nƣớc cảng biển...
3.2.1.2. Biện pháp kỹ thuật
Tiến hành thực hiện các giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng cảng gồm: Tổ chức thu gom phế thải, kể cả chất thải rắn và chất thải lỏng. Kiểm tra xác định và thực hiện giảm thiểu tiếng ồn, bụi. Quản lý việc nạo vét các luồng lạch, bến cảng. Quản lý các sự cố tai biến nhƣ tràn dầu, hỏa hoạn, với ý thức phòng ngừa là chính.
Tất cả các cảng biển cần phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý các chất thải từ tàu.
Khi bƣớc vào giai đoạn vận hành, phải thu gom và xử lý chất thải rắn, lỏng và chất thải công nghiệp; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố (tràn dầu, tràn hóa chất, cháy nổ, an toàn lao động); sẵn sàng phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu; định kỳ lập báo cáo môi trƣờng khu vực cảng.
3.2.1.3. Biện pháp về kinh tế
Lập các tổ chức ứng cứu đủ sức mạnh và phƣơng tiện để việc ứng cứu sự cố nhanh và đạt hiệu quả cao. Tổ chức hệ thống quan trắc, giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử phạt hành chính những vi phạm. Tăng cƣờng thể chế chính sách, nhằm phận định rõ trách nhiệm, chức năng từng cấp, từng ngành trong quản lý môi trƣờng cảng, phát huy chức năng kinh tế môi trƣờng nhƣ thuế, phí, lệ phí, đảm bảo nguồn
thu và giải quyết chế độ cho lực lƣợng quản lý môi trƣờng, đầu tƣ nghiên cứu, bổ sung trang thiết bị hiện đại cho việc quản lý môi trƣờng cảng và biển.
3.2.1.4. Biện pháp tuyên truyền
Quản lý môi trƣờng cảng là trách nhiệm của mọi ngƣời hoạt động trên cảng, biển, cơ quan chức năng là nòng cốt. Cần nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trƣờng vì sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Có nhƣ vậy chúng ta mới không bị động trƣớc những tác động tiêu cực của môi trƣờng cảng và đủ khả năng bảo vệ đƣợc môi trƣờng bằng sức mạnh tổng hợp các lực lƣợng.