Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ tại các khu vực cảng tàu thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trang 40 - 42)

Các thông số quan trắc chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại các khu vực cảng là:

2.3.3.1. Thông số đo hiện trường

 pH

 Nhiệt độ

 Độ mặn

 DO

DO (Dessolved Oxygen) là lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc cần thiết cho sự hô hấp của các thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nƣớc, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nƣớc

bị ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc sẽ bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bão hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO đƣợc sử dụng nhƣ một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nƣớc. Đơn vị tính của DO thƣờng dùng là mg/l.

2.3.3.2. Thông số phân tích trong phòng thí nghiệm

 TSS

Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nƣớc thải. Khi vận tốc của dòng chảy bị giảm xuống các chất rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống; những hạt không lắng đƣợc sẽ tạo thành độ đục (turbidity) của nƣớc. Các chất lơ lửng hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nguồn nƣớc.

Hàm lƣợng TSS cao sẽ góp phần làm tăng độ đục, giảm sự xuyên thấu của ánh sáng, làm hạn chế sự quang hợp của sinh vật và gây mất mỹ quan.

 COD

Chỉ số COD là lƣợng oxy cần thiết tính bằng gam hoặc miligam cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong mẫu nƣớc thành cacbonic và nƣớc.

Chỉ số COD biểu thị lƣợng chất hữu cơ có thể oxy hoá bằng hoá học, bao gồm cả lƣợng các chất hữu cơ không bị oxy hoá bằng vi sinh vật, do đó giá trị COD > BOD.

 Amoni (tính theo N)

Là một trong những hợp chất của nito, amoni tồn tại trong nƣớc có khả năng gây bệnh cho sinh vật và con ngƣời sử dụng.

 As

Asen dƣờng nhƣ có mặt khắp nơi trong quần thể động vật biển, tác động tới sức khỏe của con ngƣời thông qua con đƣờng ăn uống và đến đa số động vật khác hoặc

lên tất cả các sinh vật biển nói chung. Vì thế, việc xác định hàm lƣợng Asen có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

 Zn, Cu, Pb, Cd

Do các chất này không thể phân huỷ nên các kim loại nặng tích tụ trong các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt đầu với nồng độ thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nƣớc hoặc cặn lắng, rồi sau đó đƣợc tích tụ nhanh trong các thực vật và động vật. Cuối cùng đến sinh vật bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn, nồng độ kim loại nặng đủ lớn để gây ra độc hại.

 Dầu mỡ

Dầu mỡ: là chất lỏng khó tan trong nƣớc, tác động xấu tới cuộc sống hầu hết các loài động thực vật. Các loại thuỷ sinh và cây ngập nƣớc dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dƣỡng.

 Coliform

Nƣớc là một phƣơng tiện lan truyền các nguồn dịch bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan bằng đƣờng nƣớc là một nguyên nhân chính gây ra ốm đau và tử vong, nhất là ở các nƣớc đang phát triển, bệnh tật đã làm tổn hại tới 35% tiềm năng sức lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo vệ chất lượng nước biển ven bờ tại các khu vực cảng tàu thuộc tỉnh Khánh Hòa (Trang 40 - 42)