Công nghệ Fluor sử dụng năm

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ dầu khí (Trang 48 - 49)

- Sau thời gian sử dụng chất hấp phụ mất hoạt tính.

3.4.1.1.Công nghệ Fluor sử dụng năm

CHƯƠNG 3: LÀM SẠCH KHÍ

3.4.1.1.Công nghệ Fluor sử dụng năm

Quá trình sử dụng dung môi Propylen Cacbonat để loại bỏ khí CO2 và H2S. Hỗn hợp khí được nén ở áp suát cao 1000 – 2000 psi, sau đó nó qua thiết bị trao đổi nhiệt với khí ở đỉnh tháp hấp thụ. Sau đó đi vào đáy thiết bị hấp thụ tiếp xúc với dòng dung môi hấp thụ đi từ trên xuống, dòng khí đã xử lý CO2 và H2S từ tháp hấp thụ qua thiết bị trao đổi nhiệt với dòng nguyên liệu vào và sau đó rời khỏi qui trình.

Hình 3.5. Sơ đồ quy trình công nghệ Fluor năm 1974

Dung môi Propylen Cacbonat đã hấp thụ CO2 và H2S từ đáy của tháp hấp thụ đi qua tuốc bin giản nở để thu hồi một lượng công do quá trình giảm áp gây nên, sau đó đưa vào thiết bị flash drum áp suất cao để tách một phần hydrocacbon còn lẫn trong dòng bị hấp thụ cùng CO2 và H2S. Thiết bị flash drum áp suất cao này hoạt động ở 300 đến 100 psi.

Khí bị hấp thụ ở trường hợp này là một số đáng kể hydrocacbon, CO2, H2S. Vì vậy ta phải có một dòng hoàn lưu quay lại tháp hấp thụ cùng với nguyên liệu ban đầu tránh thất thoát hydrocacbon.

Dòng dung môi chưa giải hấp khí acid đi qua thiết bị trao đổi nhiệt, đến van tiết lưu rồi được bơm vào thiết bị flash drum áp suất thấp. Tại thiết bị flash drum áp suất thấp một phần khí acid được giải hấp ở đây và được bơm ra ngoài để đi qua quá trình xử lý khác.

Chất lỏng từ thiết bị flash này đến thiết bị stripper nơi đây nó được tiếp xúc với khí thổi để giải hấp khí acid nhằm hoàn lưu dung môi trở lại qui trình. Phần lỏng của đáy stripper đi qua bơm dung môi để trở lại đỉnh của tháp hấp thụ để thực hiện một chu trình mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ dầu khí (Trang 48 - 49)