- Sau thời gian sử dụng chất hấp phụ mất hoạt tính.
CHƯƠNG 3: LÀM SẠCH KHÍ
3.2. Phương pháp hấp thụ bằng alkanolamin Dung dịch MEA (HO-CH2-CH2-NH2).
Dung dịch MEA (HO-CH2-CH2-NH2).
- Có tính bazơ mạnh nhất trong các amin, tác dụng với CO2, H2S với tốc độ nhanh so với các chất khác.
- Khả năng hấp thụ H2S cao hơn CO2.
- Là chất hấp thụ không có tính chọn lọc (mặc dù hấp thụ H2S cao hơn CO2 nhưng không rõ ràng).
- Khối lượng phân tử thấp nhất nên mang khí acid là tốt nhất.
- Có áp suất hơi cao nhất trong các loại amin, khả năng thu hồi kém nhất.
- MEA có khả năng làm sạch CO2 và H2S ở những nồng độ khác nhau.
- Một vài tạp chất COS, CS2, SO2 khi tương tác với MEA thì tạo thành các hợp chất cao phân tử không tái sinh được hoặc khó tái sinh nên khả năng mất mát MEA cao.
- MEA không ăn mòn ở pH = 8 - 10, nhưng khi MEA bão hòa khí acid CO2, H2S, pH của dung dịch giảm sẽ gây ăn mòn.
Dung dịch DEA (HO-CH2-CH2-NH-CH2-CH2-OH) thường sử dụng nhiều nhất.
- Có hoạt tính kém hơn so với MEA.
- Khả năng ăn mòn cũng thấp hơn (khi có mặt khí acid).
- Khả năng phản ứng của DEA so với COS và CS2 thấp hơn MEA.
- Khả năng mất mát thấp hơn MEA.
- Phân tử lượng lớn.
- Khả năng phản ứng kém.
- Dung dịch có hoạt tính kém, không có kinh tế nên ít dùng.
Dung dịch DGA (HO-CH2-CH2-O-CH2-CH2-NH2)
- Áp suất hơi bão hòa thấp nên dễ thu hồi.
- Khả năng tương tác với khí acid tương đương với DEA.
Dung dịch MDEA (Metyl di etanolamin) [(HO-CH2-CH2)2N-CH3]
- Có khả năng hấp thụ chọn lọc giữa H2S và CO2.
- Có thể thu hồi H2S để sản xuất S và H2SO4.
Dung dịch DIPA (Di-iso-propanolamin): (HOC3H6)2NH
Khả năng hấp thụ CO2 kém hơn MEA khi tương tác với CS2, COS, RSH tạo
thành những chất dễ tái sinh, giảm mất mát so với MEA.