ĐỒNG DOANH NGHIỆP
A-Cơ hội và thách thức: 1-Cơ hội:
- Thời gian qua, APEC đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu tạo thuận lợi một cách tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp. Trên thực tế, khó có thể lượng hóa được những gì mà doanh nghiệp khu vực đã được hưởng từ tiến trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại APEC vì một số lợi ích là hữu hình, một số là vô hình, một số có tính dài hạn, số khác lại là ngắn hạn. Qua phân tích dưới đây, doanh nghiệp có thể hình dung một bức tranh tổng thể về những cơ hội và lợi ích mà APEC đã và sẽ tiếp tục mang lại để xác định đường hướng cho riêng mình trong quá trình tham gia vào các hoạt động của APEC trong thời gian tới.
- Trước hết, tự do hoá thương mại và đầu tư trong APEC tập trung vào việc tăng cường tiếp cận và mở cửa thị trường, cắt giảm và dần dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản thuế quan và phi quan thuế đối với thương mại và đầu tư trong khu vực. Các biện pháp tự do hoá đã dẫn tới việc cắt giảm khá lớn các loại thuế suất trong nhiều ngành hàng.
Có thể thấy trong thập kỷ đầu tiên kể từ khi thành lập, các nền kinh tế thành viên APEC đã tạo ra xấp xỉ 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực APEC đã liên tục có sự phát triển kinh tế vượt trội so với các khu vực khác trên thế giới, ngay cả trong thời gian diễn ra khủng hoảng tài chính Châu Á. Các thành viên hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các cam kết cải cách kinh tế và tiến tới thương mại, đầu tư an toàn, tự do và thông thoáng hơn. Qua nhiều chương trình, các thành viên đã liên tục giảm thuế và xử lý các rào cản thương mại sau biên giới (behind the border issues), đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp trong khu vực và tạo điều kiện cho việc kinh doanh dễ dàng với chi phí rẻ hơn. Thông qua các chương trình về hài hoà tiêu chuẩn, APEC đã xây dựng những thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực như thiết bị viễn thông, thiết bị điện và điện tử, thực phẩm và đồ chơi. Những thỏa thuận này đã giúp giảm 15% chi phí dành cho việc đầu tư các thiết bị kiểm tra và chứng nhận cũng như nhân lực cho việc tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Bên cạnh đó, chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân là một bước tiến lớn trong việc tạo thuận lợi cho việc đi lại của các doanh nhân khu vực. Với thẻ này, các doanh nhân có thể tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức do không còn phải xin thị thực nhập cảnh vào các thành viên APEC đồng thời được hưởng một lối nhập cảnh đặc biệt dành riêng cho doanh nhân APEC tại các cảng hàng không quốc tế lớn.
- Để tiện cho việc tìm kiếm, cập nhật thông tin của các doanh nghiệp, APEC đã xây dựng trang web riêng tại http://www.APEC.org trong đó bao gồm nhiều thông tin về hệ thống chính sách kinh tế - thương mại của các thành viên, các biểu thuế áp dụng, hướng dẫn về quy chế điều hành thương mại và đầu tư... Thêm vào đó, APEC còn xuất bản nhiều ấn phẩm khác cung cấp thông tin một cách đầy đủ, ngắn gọn và dễ sử dụng, ví dụ Bản Hướng dẫn về Đầu tư APEC cung cấp thông tin về khuôn khổ chính sách và thuận lợi hoá đầu tư, bảo hộ đầu tư, khuyến khích đầu tư, tóm lược các hiệp định/luật đầu tư quốc tế mà các thành viên APEC tham gia, đánh giá xu hướng đầu tư nước ngoài... Trong cuốn sổ tay Hải quan và Thuận lợi hoá thương mại APEC, ngoài các thông tin về quy định và thủ tục hải quan còn cung cấp danh mục các điều
khoản doanh nghiệp cần biết khi tiến hành kinh doanh với từng thành viên APEC cụ thể. Những thông tin như vậy thực sự rất hữu ích cho doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu cơ chế, chính sách của các thành viên APEC để có định hướng kinh doanh và đầu tư đúng đắn. Thời gian tới, APEC vẫn tiếp tục đặt doanh nghiệp làm trọng tâm trong chương trình nghị sự, chú trọng khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp để thiết kế các chương trình hỗ trợ phục vụ sâu sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
- Những thành quả nổi bật thời gian qua APEC đã mang lại cho các nền kinh tế thành viên và cộng đồng doanh nghiệp khu vực có thể tóm lược như sau:
- Thuế quan bình quân trong khu vực APEC đã giảm từ 16,6% vào năm 1988 xuống còn khoảng 8% hiện nay;
- Hầu hết các rào cản phi quan thuế đã được chuyển thành thuế nhập khẩu; - Các rào cản đầu tư đã được cắt giảm một cách đáng kể, thực hiện cơ chế đầu tư một cửa, giảm thiểu các rào cản sau biên giới đối với đầu tư;
- APEC hiện chiếm tới 51% tổng GDP và 71% tổng thương mại toàn cầu. Trong số 14 nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP lớn hơn 500 tỷ USD, thì có 7 nền kinh tế là thành viên của APEC, trong đó có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản.
- Lưu chuyển vốn toàn cầu giữa APEC với khu vực bên ngoài tăng gần 8 lần, đạt 1,4 nghìn tỉ USD trong vòng 20 năm qua. Các thành viên APEC đóng góp tới 80% kim ngạch xuất khẩu và 75% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Tổng sản phẩm quốc nội của APEC tính trên đầu người đã tăng 26% trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 2004;
- Các nền kinh tế có thu nhập thấp trong APEC đã tăng trưởng một cách khá mạnh mẽ trong thời gian qua.
\- Tham gia APEC, Việt Nam có thêm điều kiện tiếp cận thị trường rộng lớn và tiềm năng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực đầy năng động và theo nhiều nhận định là trung tâm của thế giới. Việc Việt Nam tham gia APEC đã đem lại lợi ích "vô hình" nhưng cực kỳ quan trọng; đó là môi trường quốc tế thuận lợi , vị thế quốc tế được nâng cao,có uy tín lớn hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn, từ đó có điều kiện mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ thêm vốn và công nghệ để
phát triển.
Tham gia APEC Việt Nam co cơ hội tham gia các Hội nghị bộ trưởng thương mại và ngoại giao hàng năm, và đặc biệt là Hội nghị Cấp cao của các nền kinh tế (từ năm 1993) đây là cơ hội quý báu để thực hiện các cuộc gặp song phương cấp cao và để tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng trong khu vực
- Sự hợp tác trong khuôn khổ APEC giúp Việt Nam đổi mới một số cơ chế chính sách thương mại cho phù hợp luật lệ chung, tranh thủ được sự trợ giúp trong việc đào tạo nhân lực, thí dụ vừa qua đã tổ chức được các lớp tập huấn về khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử.
Về kinh tế, Việt Nam tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn vốn hơn, với công nghệ hiện đại và kiến thức quản lý thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với các thành viên APEC khác, trong đó có cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ca-na-đa). Các sự kiện hàng năm của APEC như Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC, Hội chợ Cơ hội Đầu tư, Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (ABAC) đang kết nối một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp khu vực để làm ăn cùng có lợi.
- Vào thời điểm tháng 12 năm 2004, 65,6% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là từ các nền kinh tế thành viên APEC, đồng thời các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và 80% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam
- Đến tháng 11 năm 2008, vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 61 tỷ USD, trong đó khoảng 75% đến từ các nền kinh tế thành viên APEC. Đối với hoạt động xuất khẩu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm nay sang thị trường khu vực này đạt khoảng 33,5 tỷ USD, chiếm quá nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2-Thách thức:
- Tham gia APEC, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt được nhiều vận hội và lợi ích thiết thực như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, song song với cơ hội và lợi ích, bao giờ cũng tồn tại các trở ngại và thách thức. Nhận biết đầy đủ các thách thức này sẽ giúp ta chuẩn bị tốt hơn để vừa đối phó, vừa xoay chuyển phù
hợp để tối đa hóa lợi ích cho mình. Dưới đây là một số thách thức cơ bản đối với Chính phủ và các doanh nghiệp khi tham gia APEC:
Thách thức đối với Chính phủ.
Thứ nhất, nhận thức về APEC trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của phần lớn đội ngũ cán bộ, giới học giả, cộng đồng doanh nghiệp cũng như quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. Khi tham gia APEC nhiều người vẫn chỉ nghĩ một cách đơn thuần đây là một trong số những tổ chức mà Việt Nam tham gia, người ta chưa thật sự hiểu được những lợi ích mà Việt Nam có được khi tham gia vào APEC.Vấn đề này một phần do công tác, tuyên truyền, phổ biến về APEC mới chỉ được thực hiện ở mức độ nhất định cả về nội dung, hình thức và đối tượng. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, tác động của tiến trình APEC đến các nền kinh tế không mang tính trực tiếp, trong ngắn hạn và bản chất của hợp tác APEC là tự nguyện và không ràng buộc nên nhiều khi APEC vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
Thứ hai, hệ thống pháp luật về thương mại, đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế và còn phải mất khá nhiều thời gian, công sức để hoàn thiện.Ngay như Luật đầu tư từ khi gia nhập APEC đến nay cũng đã qua 2 lần sửa đổi(năm 1990 và năm 2005) nhưng khi đưa vào thực thi vẫn còn nhiều sai sót,cần phải hoàn thiện hơn. Cho tới nay, hệ thống chính sách thương mại và các chính sách vĩ mô có liên quan của Việt Nam vẫn còn nhiều chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích quá trình mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật của Việt Nam trong APEC. Một số biện pháp chính sách tạo lợi thế cho kinh tế thương mại được các tổ chức quốc tế thừa nhận thì ta lại chưa có hoặc đang trong quá trình xây dựng.
Thứ ba, hạn chế về nguồn nhân lực. Hiện nay, chúng ta đang thiếu đội ngũ cán bộ giỏi, có chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế quốc tế. Trình độ cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác hội nhập cũng như thực hiện các cam kết quốc tế còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực. Giả như đội ngũ cán bộ về quản lý nguồn nhân lực, quản lý chung, một năm nước ta có rất nhiều người ra trường với các nghành nghề trên nhưng thực sự giỏi, quản lý tốt thì sự thực là không có được là bao nhiêu,ta vẫn cần các chuyên gia nước ngoài,cần một lực lượng có trình độ chuyên môn cao hơn,kinh nghiệm tốt hơn.Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là từ trước tới nay Việt Nam chưa có một chính sách quy hoạch đồng bộ và ưu tiên thích đáng. Vấn đề thực thi chính sách còn nhiều bất cập cũng có
một phần nguyên nhân ở sự hạn chế về trình độ chuyên môn và năng lực thực thi pháp luật. Cụ thể hơn, sự hiểu biết hạn chế về cơ chế thị trường và sự vận hành của nó cũng như những quy định của thương mại quốc tế đang gây cản trở cho việc tham gia một cách xây dựng và chủ động trong hợp tác APEC.
Thứ tư, khó khăn mang tính khách quan trong hợp tác APEC là tính bị động của các nền kinh tế nhỏ và đang phát triển. Những nền kinh tế này, chủ yếu do hạn chế về tiềm lực kinh tế, có lợi ích hạn chế hơn và có xu hướng bị phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn hơn. Vấn đề chính ở đây là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động thì tiềm lực kinh tế thấp sẽ hạn chế rất nhiều cơ hội và lợi ích của các nước đang phát triển như Việt Nam.Như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vừa qua,bắt đầu từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính kéo theo hệ quả là cuộc khủng hoảng về kinh tế,biểu hiện là hàng ngàn người mất việc,tỷ lệ lạm phát tăng cao,đời sống người dân gặp nhiều khó khăn,mức sống bị giảm sút,ban đầu là từ Mỹ rồi lan truyền ra khắp thế giới,không một nước nào có thể tránh khỏi.Mặc dù khi tham gia vào nền kinh tế thế giới,hội nhập nền kinh tế mở cửa thì bị ảnh hưởng là một điều rất khó tránh khỏi,nhưng điều đáng nói ở đây là việc một nước nhỏ như Việt Nam khi bị ảnh hưởng thì ảnh hưởng rất lớn nhưng việc khôi phục lại nền kinh tế,đưa nó vào quỹ đạo phát triển như bình thường là một điều hết sức khó khăn,ta còn phải chịu nhiều sự chi phối từ các nước khác,như Mỹ_ta đang mong chờ sự đi lên của một nền kinh tế lớn để có cơ hội thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.một giả thiết được đặt ra là nếu như cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua không phải từ Mỹ mà từ một nước nhỏ (như Việt Nam chẳng hạn) thì liệu cuộc khủng hoảng có xảy ra trên phạm vi toàn cầu không?Các nước có bị ảnh hưởng không?Có thể là có nhưng chắc chỉ là một vài nước hay chỉ bị ảnh hưởng một ít thôi.Từ đó cho ta thấy được sự phụ thuộc của Việt Nam vào nền kinh tế lớn hơn.
Thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp
Cũng như Chính phủ, các doanh nghiệp khi tham gia APEC cũng sẽ gặp một số khó khăn nhất định, cụ thể là:
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu, năng lực sản xuất, năng lực công nghệ, năng lực vốn và kinh nghiệm quản lý đều kém sức cạnh tranh hơn so với mặt bằng chung của doanh nghiệp khu vực. Do vậy, khả năng cạnh tranh cũng theo đó chưa thể so sánh được với các doanh nghiệp cùng
ngành nghề trong APEC. Theo số liệu năm 2003 ta có về khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và du lịch (bao gồm kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người, thu nhập từ du lịch tính theo đầu người; tổng kim ngạch dịch vụ xuất khẩu): Tính đến giữa năm 2003, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức trung bình yếu trong khu vực châu Á, với tỷ lệ khoảng 45% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ này của Singapore là 152% và Trung Quốc là 22%. Năm 2001, Việt Nam nhập siêu 1,2 tỷ USD, bằng 8% xuất khẩu, năm 2002 là 3 tỷ USD, bằng 18% xuất khẩu; năm 2003 lên tới 4,5 tỷ USD (về số tuyệt đối là năm cao nhất từ trước đến nay), bằng 23% xuất khẩu và 11% GDP.Hàng hóa của ta nhập nhiều hơn xuất từ đó cũng đã thấy được hàng hóa của các nước khác có khả năng cạnh tranh cao hơn,được người tiêu dùng tín nhiệm hơn.Một thực trạng dễ thấy là ngay như người Việt Nam cũng thích sử dụng hàng ngoại hơn(ví dụ như tivi sử dụng tivi tosiba của Nhật,sasung của hàn Quốc…),bởi lẽ hàng các nước khác làm có chất lượng cao hơn,mẫu mã đẹp hơn…vậy nên dù trong nước cũng có sản xuất các mặt hàng tương tự,gía cả thấp hơn nhưng vẫn ít người tiêu dùng hơn..