1.1. Quá trình tham gia và hoạt động của Việt Nam với APEC
- Tháng 6/1996, Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập APEC và Hội nghị Thượng đỉnh thường niên APEC tại Vancuvo, Canada, tháng 11/1997 đã quyết định kết nạp Việt Nam, Nga, Peru là thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, nâng tổng số thành viên lên 21 nước và vùng lãnh thổ. Tại Hội nghị bộ trưởng APEC lần thú 10 tổ chức tại Kuala Lumpur, ngay 14/11/1999, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên APEC. Hiện nay APEC đã ngừng kết nạp thành viên mới để chấn chỉnh tổ chức.
Từ khi là thành viên chính thức của APEC, Việt Nam có đầy đủ quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ của một thành viên APEC. Trong thời gian qua, sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động APEC như sau:
a. Kế hoạch hành động riêng (IAP)
_ Kế hoạch hành động riêng IAP không chỉ là văn bản thể hiện bước đi của Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu BoGo về tự do hóa thương mại và đầu tư, mà còn
là công cụ quan trọng để phổ biến các thông tin về chính sách kinh tế-thương mại của Việt Nam cho các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế APEC
_ Quá trình thực hiện của Việt Nam
Về triển khai thực hiện kế hoạch hành động riêng IAP, ngay từ tháng 10/1998, Việt Nam đã nộp bản IAP được đánh giá là nghiêm túc nhất trong số các nền kinh tế mới gia nhập, với 11/15 lĩnh vực cam kết giữa các bộ, ngành hữu quan. Hằng năm, các thành viên APEC phải liên tực cập nhật những thay đổi về cơ chế chính sách trong các lĩnh vực chuyên trách tạo ra những bước tiến mới để hướng tới việc rà soát tham van IAP của Việt Nam. Thông qua việc xây dựng và đệ trình IAP hằng năm, Việt Nam đẩy nhanh qua trình minh bạch hóa các chính sách và quy định về kinh tế- thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời xúc tiến quá trình đổi mới các công cụ quản lý kinh tế của đất nước. Ngoài ra, với sự hỗ trở của các nền kinh tế thành viên APEC, đặc biệt là của Australia, ta đã xây dựng và áp dụng mẫu IAP mới (e-IAP) từ năm 2001 nhằm làm cho IAP trờ nên rõ ràng minh bạch hơn với mục tiêu mang lại lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp.
b. Kế hoạch hành động tập thể CAP
_ Bao hàm nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, sự di chuyển của doanh nhân, sở hữu trí tuệ…Việc tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực này đặc biệt khó khăn. Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2003, Việt Nam đã tích cực tham gia mạnh mẽ vào 2 lĩnh vực hợp tác chính là Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC) và Thủ tục hải quan (SCCP). Đồng thời, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia một cách có chọn lọc vào các lĩnh vực khác , cụ thể là thúc đẩy chương trình hợp tác kinh tế-kỹ thuật, du lịch và chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC).
c. Tranh thủ các chương trình hợp tác kỹ thuật
_ Việt Nam đã tận dụng cơ chế hợp tác song phương phối hợp với Australia, Nhật Bản, Mỹ xây dựng hàng loạt các dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực, trong đó có
những dự án quan trọng như xây dựng luật cạnh tranh, tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin, đối thoại chính sách, hợp tác nghiên cứu trong APEC; góp phần nâng cao trình độ và năng lực cán bộ, tăng cường hiểu biết hợp tác APEC nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
Sau 7 năm hoặt động trong APEC, số lượng dự án hợp tác của Việt Nam trong khuôn khổ diễn đàn APEC ngày càng tăng, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực mới như chính sách cạnh tranh , sở hữu trí tuệ, công nghệ sinh học, thương mại điện tử, công nghệ thông tin. Tính tới nay, Việt Nam đã được thông qua 12 dự án trong khuôn khổ hợp tác APEC với tổng số tiền khoảng 1,3 triệu USD.
d. Tham gia vào các lĩnh vực khác
Ngoài các chương trình hợp tác về kinh tế, APEC cũng có nhiều hoạt động mang tính chất xã hội như phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật, ..
Theo cam kết của các nhà lãnh đạo APEC thì vấn đề xuyên suốt trong mọi chương trình hoặt động của APEC. Việt Nam đã tham gia tích cực các hoạt động liên quan tới vấn đề này thông qua các ví dụ cụ thể như: xây dựng và thực hiện kế hoạc khu vực về hội nhập của phụ nữ, phổ biến và tuyên truyền về vấn đề giới trong các cấp, các ngành. Với sự trợ giúp của Canada, Việt Nam đã nâng cao đáng kể trình độ hiểu biết của người dân về vấn đề này góp phần thực hiện tốt cam kết về giới trong APEC. Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực tổ chức đoàn tham gia các diễn đàn thanh niên, doanh nghiệp trẻ, người tàn tật…
e. Đánh giá về những lợi ích mà Việt Nam có được trong quá trình tham gia APEC
Khó có thể đo lường những lợi ích cụ thể về thương mại và đầu tư mà Việt Nam có được trong quá trình tham gia APEC. Nhưng điều đặc biệt quan trọng là thông qua việc gia nhập và tham gia APEC, Việt Nam tạo ra được một môi trường thuận lợi hơn để phát triển. thông qua các hoạt động ở một diễn đàn đa phương như APEC, Việt Nam có cơ hội để thúc đẩy các mối quan hệ song phương với các đối tác lớn hoặc các đối tác xa cách về địa lý. Gia nhập APEC, khuôn khổ hợp tác có tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực, Việt Nam có điều kiện thuận lơi thúc đẩy khuôn khổ quan hệ ổn định và lâu dài với tất cả các nền kinh tế lớn. Tạo dựng được mối quan hệ “cân bằng” với các nước lớn sẽ giúp Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu cơ bản trở thành là một nước công nghiệp vào năm 2010.
1.2. Việt Nam đăng cai tổ chức APEC 2006
Hội nghị cấp cao của APEC mỗi năm diễn ra một lầnvà tổ chức các hội nghị cấp cao là một trong những hoạt động quan trọng của APEC.Năm 2006 được coi là
một trong những bước tiến quan trọng của Việt Nam,Việt Nam đã đăng cai tổ chức APEC lần thứ 14
Tham dự tuần lễ thượng đỉnh APEC tại Hà Nội có 21 đoàn chính thức với hơn
10.000 người bao gồm hơn 5.000 đại biểu chính thức và tùy tùng, gần 1.000 đại biểu doanh nghiệp và trên 1.500 phóng viên báo chí…
Theo chương trình, trong tuần lễ cấp cao sẽ có 17 sự kiện chính, trong đó nổi bật là: Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14 (18-19/11), Hội nghị liên bộ trưởng lần thứ 18, Hội nghị các quan chức cao cấp của APEC tổng kết công việc 2006, Hội nghị hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (14-16/11), Hội nghị thượng đỉnh các Tổng giám đốc doanh nghiệp (17-19/11).
Một số sự kiện APEC tại Việt Nam
- Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC . Địa điểm: Hà Nội, thời gian: 18-19/11. Đây là sự kiện quan trọng nhất, với sự tham dự của lãnh đạo, nguyên thủ các nền kinh tế APEC.
- Hội nghị liên bộ trưởng ngoại giao-thương mại APEC. Địa diểm: Hà Nội, 15- 16/11
- Hội nghị bộ trưởng phụ trách thương mại APEC. Địa điểm:TP.HCM, 1-2/6 - Hội nghị bộ trưởng phụ trách tài chính APEC. Địa điểm:Hà Nội,4-8/9
- Hội nghị bộ trưởng phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đđ: Hà Nội, 25-29/9 Hội nghị bộ trưởng phụ trách du lịch. Đđ: Hội An, 12-18/10
Hội nghị các quan chúc cao cấp SOM I(Hà Nội, 20/2-2/3) SOM II(TPHCM, 20-30/5),SOM III( miền trung, 3-14/9) SOM kết thúc (Hà Nội, 12/11)
- Hội nghị cấp cao các chủ tịch/tổng giám đốc với sự tham gia của hơn 500 công ty hàng đầutại khu vực APEC (Đđ: Hà Nội, 17-19/11)
Ngoài ra còn có các hội nghị, hội thảo chuyên ngành của hơn 50 ủy ban, tiểu ban, nhóm công tác của APEC, trại hè thanh niên APEC 2006, triển lãm hội chợ APEC 2006…
a-Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC . Địa điểm: Hà Nội, thời gian: 18-19/11.
- Trong cuộc họp báo tại Hà Nội chiều 19-11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho biết với chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh vượng’’.
• Thứ nhất, các Nhà Lãnh đạo APEC ra một tuyên bố riêng về vòng đàm phán Doha, khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ và đặc biệt nhấn mạnh một số biện
pháp thiết thực nhằm sớm khởi động lại vòng đàm phán. Với tư cách Chủ tịch Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC - 14 và là một thành viên mới của WTO, Việt Nam đã thể hiện vai trò tích cực trong vấn đề này và coi đây là đóng góp quan trọng của Việt Nam ngay sau khi trở thành thành viên WTO.
• Thứ hai, các Nhà Lãnh đạo APEC đã phê chuẩn Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện Lộ trình Busan hướng đến Mục tiêu Bogor. Các Nhà Lãnh đạo đánh giá cao ý nghĩa và nội dung Bản kế hoạch Hành động, cho rằng đây là cơ sở mang tính định hướng cho các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại của APEC trong 15 năm tới và góp phần tăng cường và hoàn thiện các cơ chế hợp tác của APEC. Đây là sáng kiến quan trọng của Việt Nam, để lại dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình phát triển của APEC.
• Thứ ba, các Nhà Lãnh đạo thông qua các khuyến nghị cải cách APEC với nhiều biện pháp cụ thể nhằm làm cho APEC ngày càng có sức sống mạnh mẽ, năng động, hiệu quả hơn. Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa đối với tương lai phát triển của APEC.
• Thứ tư, các Nhà Lãnh đạo cam kết cần tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác nhằm bảo đảm an ninh cho nhân dân trong khu vực. Các Nhà Lãnh đạo cho rằng chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh trên thế giới và trong khu vực. Theo đó, Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 14 hoan nghênh các sáng kiến đã được thông qua về chống khủng bố. Bên cạnh đó, các Nhà Lãnh đạo cũng nhất trí cần tăng cường và mở rộng hợp tác nhằm ngăn chặn dịch bệnh, thiên tai, những biến động về năng lượng, những nguy cơ có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh mạng và cuộc sống của mọi người dân.
• Thứ năm, các Nhà Lãnh đạo thông qua Tuyên bố của Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 18 và Tuyên bố của các Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức trong năm 2006 tại Việt Nam gồm Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, Hội nghị Bộ trưởng về Cúm gia cầm, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính, Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội của Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 14, khẳng định sự nhất trí cao của các Nhà Lãnh đạo về những kết quả của APEC 2006 và định hướng phát triển của APEC.
b. Hội nghị liên bộ trưởng ngoại giao-thương mại APEC. Địa diểm: Hà Nội, 15- 16/11
Ngày thứ tư của Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra với hàng loạt các hoạt động lớn: Khai mạc Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại APEC lần thứ 18 (AMM - 18), khai mạc Diễn đàn đầu tư APEC 2006 và tiếp tục Hội nghị Hội đồng tư vấn kinh doanh lần thứ tư (ABAC-4), cùng hàng loạt các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương và các cuộc họp báo khác.
AMM-18 diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia trong thời gian hai ngày với sự tham dự của các Bộ trưởng đến từ 21 nền kinh tế thành viên. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Thương mại của Việt Nam Trương Đình Tuyển tham dự hội nghị này. AMM-18 mở đầu bằng phiên họp kín với những nội dung liên quan đến chính sách kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị đối với kinh tế toàn cầu và khu vực và coi đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm APEC 2006. Hội nghị sẽ xem xét những tiến bộ đã đạt được trong năm vừa qua và thảo luận các hành động và các sáng kiến nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và xây dựng một môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, vì sự phát triển thịnh vượng của khu vực.
Với nhiệm vụ xem xét các nội dung do Hội nghị các quan chức cấp cao phiên tổng kết (CSOM) đệ trình và để chuẩn bị các báo cáo cuối cùng trình lên Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, sẽ diễn ra trong hai ngày 18 và 19-11 tới, AMM-18 sẽ tập trung vào các vấn đề: Tăng cường hệ thống thương mại đa phương; Các Thỏa thuận thương mại khu vực (RTAs) và Hiệp định Thương mại tự do (FTAs); Kế hoạch hành động Hà Nội thực hiện Lộ trình Bu-xan; Tiến trình hợp tác với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC; Vấn đề chống khủng bố; Cải cách APEC và tương lai của tiến trình APEC...
Các chủ đề Tăng cường tính minh bạch, chống tham nhũng; An ninh con người; Xây dựng năng lực và Hợp tác kỹ thuật cũng là những nội dung được các Bộ trưởng chú trọng trong phiên họp này.
Tại phiên khai mạc, Tổng giám đốc WTO, ông Pa-xcan La-mi cũng đã phát biểu, thông báo cho các vị bộ trưởng về những diễn biến gần đây nhất xung quanh những cố gắng khôi phục các vòng đàm phán của WTO.
c. Hội nghị hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (14-16/11)
- ABAC (APEC Business Advisory Coucil) là Hội đồng tư vấn kinh doanh chính thức của các nhà lãnh đạo APEC thành lập tháng 11/1995 theo yêu cầu của khu vực
kinh tế tư nhân với mục tiêu tư vấn cho các nhà lãnh đạo về những vấn đề quan trọng hàng đầu liên quan tới hoạt động kinh doanh trong khu vực. Đại diện cho tiếng nói của doanh nhân trong khuôn khổ hoạt động của APEC, ABAC là một tổ chức phi chính phủ duy nhất có vai trò chính thức trong Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua một cuộc đối thoại chính thức…
- Trên cơ sở chủ đề chính và lĩnh vực ưu tiên của APEC 2006, ABAC Việt Nam đã cùng các thành viên ABAC xác định chủ đề vươn tới một cộng đồng APEC thịnh vượng và hài hoà. Trong đó các hoạt động của ABAC sẽ tập trung ưu tiên vào 4 vấn đề là tiến bước trên lộ trình Busan tiến tới mục tiêu Bogor; cùng xây dựng cộng đồng thịnh vượng, tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật; củng cố môi trường kinh doanh thuận lợi, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư; thúc đẩy liên kết, gắn kết cộng đồng APEC…
Các thành viên ABAC đã đưa ra 9 khuyến nghị gửi tới lãnh đạo APEC: Kêu gọi nối lại đàm phán Doha
Giải quyết vấn đề năng lượng
Thúc đẩy các thoả thuận mậu dịch tiểu khu vực và song phương đồng nhất có chất lượng cao
Thúc đẩy thuận lợi hoá thương mại Phát triển khu vực tư nhân
Củng cố hệ thống tài chính Thúc đẩy sáng tạo công nghệ Quan hệ hợp tác với APEC
Các vấn đề khác: hợp tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai môi trường.
- Việc Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch ABAC là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế. Tham gia ABAC, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội góp tiếng nói chung cùng cộng đồng doanh nghiệp APEC tư vấn cho các nhà lãnh đạo kinh tế APEC quá trình hoạch định chính sách hợp tác kinh tế chung và xây dựng các chương trình, dự án và sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện hoàn thiện và thuận lợi hoá môi trường kinh doanh. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế thế