nhiều khu vực, đặc biệt là các tuyến đường ở nông thôn, nhưng hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc thì vẫn chưa thực sự đwocj áp dụng phổ biến loại vật liệu này.Tại 1 số cuộc hôi thảo gần đây về Đầu tư đường bê tông xi măng tại Việt Nam, dù còn nhược điểm nhất định nhưng phát triển mạng lưới giao thông bằng xi măng vẫn được coi là rất có triển vọng
Xi măng dồi dào
Tại cuộc hội thảo về đầu tư đường bê tông xi-măng diễn ra tại Hà Nội ngày 24/6/2009 vừa qua, Chủ tịch Hội Công nghiệp bê tông Việt Nam Tống Văn Nga cho biết, trước đây, năng lực sản xuất xi măng của nước ta còn nhiều hạn chế. Giá thành đầu tư ban đầu để làm đường xi măng vốn đã cao hơn bê tông át-phan, nếu nhập khẩu để làm đường, giá thành còn đội lên cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đến nay, đây không còn là rào cản lớn nữa, bởi xi măng trong nước rất sẵn, không phải nhập từ nước ngoài.
Còn theo Tổng giám đốc Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam Nguyễn Ngọc Anh, sản lượng xi măng của các doanh nghiệp trong nước khá dồi dào và hiện đã được khoảng 35 triệu tấn (bình quân 400kg/người, gần bằng Trung Quốc >500 kg/người). Dự kiến đến năm 2010, sản lượng xi măng của cả nước còn có thể đạt 60 triệu tấn, nên có thừa khả năng để làm các tuyến đường giao thông lớn.
Các loại vật liệu khác như cát, đá dăm thì có sẵn ở nhiều vùng nước ta nên rất thuận lợi cho phát triển đường bê tông xi măng. Về công nghệ, trang thiết bị, cũng không đáng lo ngai. Dù máy móc thiết bị ở nước ta chưa đồng bộ nhưng nếu có việc làm và có lãi, không ít doanh nghiệp sẽ đầu tư nhập dây chuyền thiết bị.
Theo tiến sỹ Lý Huy Tuấn, Viện Chiến lược và phát triển giao thông, việc sử dụng bê tông xi măng vào xây dựng đường bộ cũng đang được áp dụng ở nhiều khu vực nước ta, nhưng mới chỉ tập trung vào mạng lưới giao thông nông thôn cấp xã trở xuống. Phong trào làm đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng phát triển mạnh giúp việc giao thương, đi lại của
người dân thuận tiện hơn rất nhiều. Với những ưu điểm nổi bật, đường bê tông xi măng rất thích hợp tại đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên , để áp dụng hiệu quả vật liệu này vào làm đường cấp cao (cao tốc, quốc lộ quan trọng) giai đoan đầu phải ứng dụng tiêu chuẩn, công nghệ thích hợp, từ đó xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của ngành và triển khai rộng. Làm đường bê tông xi măng có lợi thế là mặt đường thường có cường độ cao, thích hợp với tất cả cac phương tiện vận tải, kể cả các loại xe bánh xích.
Điểm đáng lưu ý là đường rất ổn định trước sự “phá hoại” của nước. Mặt đường ít hao mòn, tuổi thọ cao hơn hẳn (gấp 1,5 đến 2 lần) so với đường thảm bê tông át- phan, chính vì vậy sẽ ít phải duy tu, bảo dưỡng hơn. Ngoài ra, mặt đường sử dụng xi măng có thể giúp tăng độ an toàn khi chạy xe vào ban đêm.
KẾT LUẬN
Những việc đã làm được trong năm 2008 và 2009 của ngành xi măng như nhóm chúng em đã phân tích ở trên .Về Việt Nam chính là kết quả của sự hợp tác , phối hợp , phân công trách nhiệm và sự thống nhất kiên quyết trong lãnh đạo quản lý điều hành của Đảng ,nhà nước,HĐQT và ban tổng giám đốc , kịp thời đề ra các biện pháp xử lý những vướng mắc, phát sinh, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó là sự nỗ lực khắc phục khó khăn của toàn thể CBCNV trong ngành và các công ty thành viên nên đã hoàn thành mục tiêu , đồng thời giữ ổn định thị trương xi măng trong nước.
Còn về thị trường xi măng nước ngoại vượt qua được khó khăn thử thách ,một phần quan trọng không thể không kể đến sự ảnh hưởng của chính phủ các nước.Ngoài ra nhờ chính chiến lược cụ thể các nước mà ngành xi măng đã khẳng định được vị thế phát triển của minh trong nền kinh tế các nước.tao cho mình những bước tiến .Vì thê mà co nhưng triển vọng và tiềm năng nhất định trên thị trường
Có thể nói rằng SX XM là một ngành công nghiệp phát triển đầy triển vọng trong những năm tới.