_Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu ximăng sang Châu Phi

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu đề tài "Đánh giá tiềm năng và triển vọng của ngành xi măng sau cuộc khủng hoảng kinh tế” pptx (Trang 28 - 37)

Vinaconex) đã xuất khẩu lô hàng 12.5000 tấn xi măng sang thị trường

Mozambique (Châu Phi). Đây là lần đầu tiên một nhà máy xi măng của Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn ra thị trường nước ngoài.

Lô hàng xi măng đầu tiên đang được chuyển lên tàu đi Châu Phi. Trong năm 2009 vừa qua cùng với sự “nở rộ”các nhà máy xi măng ,cùng với sản lượng xi măng sản xuất tăng ngoài mức yêu cầu điều đó dặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành xi măng . Đòi hỏi , cần đặt ra mục tiêu xuât khẩu dài hạn . Hơn nữa, sản xuất xi măng không chỉ là thế mạnh của Việt Nam mà còn là cái van để điều tiết thị trường trong nước. Tuy nhiên, để xuất khẩu được xi măng tới những thị trường lớn, những nước tiên tiến thì điều quan trọng nhất là phải đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả cho biết: Để khởi động được chuyến hàng lớn đầu tiên tới thị trường Châu Phi, công ty đã áp dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để sản xuất xi măng, đảm bảo về chất lượng tốt và ổn định cũng như môi trường không gây bụi và tiết kiệm chi phí nhiên liệu đầu vào...Và trong thời gian tới công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thiij trường tiềm năng như Trung Đông ,thúc đẩy

mạnh hơn thị trường Châu Phi đặc biệt là Nam Phi ,Nam Mỹ,Châu Âu với sản lượng hàng triệu tấn xi măng và Clinker

Đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng cho ngành xi măng của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

_Ngoài ra ,Theo dự báo của Hiệp hội Ximăng Việt Nam, lượng ximăng tiêu thụ trong năm 2010 sẽ tăng thêm 4-5 triệu tấn, lên 48-50 triệu tấn.

Nếu các nhà máy chạy hết công suất thì Việt Nam có thể dư thừa hơn 10 triệu tấn ximăng trong năm 2010. Do vậy, việc xuất khẩu ximăng sẽ là lối thoát tránh tồn đọng xi măng

1.3_Tiềm năng ứng dụng xi măng polime

_Ưu điểm của xi măng vô cơ tạo cho ta một tiềm năng trong qua trình sản xuất xi măng.

• Dễ làm, dễ sử dụng, sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, địa phương nào cũng làm được nhờ vào nguyên liệu sét phong phú. Có thể tận dụng được những chất phế thảI trong công nghiệp (tro, xỉ,…) và phế thảI trong xây dựng (như gạch, gốm,…)

• Ximăng pôlime có những đặc tính ưu việt mà ximăng truyền thống không có như: bền axit, chịu được nhiệt độ cao (có thể >12000C), cường độ kháng nén cao (sau 28 ngày có thể đạt Mác 60 – 100 Mpa), độ cứng cao (4 đến 7 theo thang độ cứng Mohs).

• Đây là sản phẩm cơ bản làm nguyên liệu cho những công nghệ không nung. Có thể dùng nó để thay thế dần cho một số ngành sản xuất mà sản phẩm phải qua công đoạn nung, như sản xuất gạch, ngói, gốm, và nhiều sản phẩm khác.

• Sự đa dạng về màu của đất dẫn đến sự đa dạng về màu của xi măng. Từ màu trắng đến vàng, đến đỏ, đến đen,…điều này không hạn chế trong các lĩnh vực sử dụng của ximăng như trang trí, nghệ thuật, …

• Việc sản xuất và sử dụng ximăng pôlime vào các ngành truyền thống, vốn phải qua nung (ví dụ như: gốm, gạch, ngói,…) sẽ giảm thiểu tác nhân gây ra khí thải làm ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Theo kết quả của một nghiên cứu, sản xuất 1 tấn ximăng truyền thống đồng nghĩa với việc thải vào khí quyển 1 tấn khí CO2.

• Khác với ximăng portland truyền thống, ximăng pôlime không kén chọn cốt liệu. Vì vậy nó được ứng dụng vào các lĩnh vực mà ximăng truyền thống không làm được như gốm, men, composite,….

Tiềm năng của xi măng vô cơ

• Lĩnh vực xây dựng: Làm chất kết dính thay thế hoàn toàn

ximăng Portland truyền thống, có thể áp dụng cho những vùng phèn, mặn. Bêtông làm từ ximăng pôlime có tính năng bền hoá học, chịu nhiệt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.

• Lĩnh vực vật liệu xây dựng: ximăng pôlime dùng được với nhiều loại cốt liệu, từ đất cát, sạn, sỏi đến sét,… vì thế chúng được dùng để sản xuất các vật liệu xây dựng không nung như gạch xây, gạch lát nền, ngói, gạch gốm trang trí không nung và nhiều loại vật liệu khác.

• Lĩnh vực gốm mỹ nghệ: Sản xuất gốm mỹ nghệ không nung như chậu hoa, tượng, phù điêu, men nguội…Có thể thay thế cho poly este trong lĩnh vực sản xuất những sản phẩm cần độ chi tiết cao và phức tạp.

• Lĩnh vực làm khuôn đúc chịu nhiệt.

• Lĩnh vực xử lý môi trường: Bêtông hoá những loại rác ô nhiễm, rác phóng xạ.

• Lĩnh vực sơn: tạo lớp phủ cho các loại bêtông, tường nhà trong môi trường hóa chất, chịu nhiệt, chống trầy xước…

• Lĩnh vực giao thông: Ứng dụng để làm đường giao thông nông thôn. Với độ bền và độ chịu tải cao.

• Ứng dụng vào các lĩnh vực tổng hợp các composite chịu lực, chịu nhiệt khi kết hợp với các sợi cacbon, sợi thủy tinh,…

1.4_Tiềm năng về phát triển và đầu tư

_Tiềm năng về xi măng và phát triển cảng biển thương hiệu xi măng Thạch Lam đang dần khảng định vị thế của mình trên thị trường xi măng trong nước

Theo ước của VNDirec, CTCP Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (QNC) có thể đạt 950 tỷ đồng doanh thu và 59,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong

năm 2009. Và QNC đã chiếm lĩnh 70% thị trường tại Quảng Ninh và đang mở rộng hệ thống phân phối tới các tỉnh miền Trung và miền Nam. Tổng công suất với 3 nhà máy sản xuất xi mặng ước đạt 1.3triệu tấn/năm. Công ty vẫn có thể duy trì lợi thế khi sức cạnh tranh của các công ty xi amwng có tên tuổi khác như Hoàng Thạch Bỉm Sơn… nhờ giá thành rẻ, giá bán thấp hơn khoảng 30%.

• Nhà máy xi măng nằm gần cảng Lam Thạch, tàu trọng tải 1000 – 1200 DWT có thể vào bốc dỡ hàng thuận tiện. Nhờ vậy, công ty có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng vào Nam trong bối cảnh thị trường miền Bắc đang dư thừa nguồn cung.

• Công ty được cấp phép các mỏ đá, đất sét chỉ cách nhà máy xi măng 1km. Mỏ đá có trữ lượng lớn, có thể khai thác trong 50 năm. Hiện công ty đang đầu tư một máy nghiền công suất 140 tấn/giờ, được tài trợ bởi nguồn vay hỗ trợ của chính phủ.

Hoạt động xây lắp: Sau khi bãi bỏ cơ chế chỉ định thầu, QNC đã trúng thầu nhièu dự án tại Quảng Ninh. QNC có ưu thế từ nguồn nguyên vật liệu sẵn có, nhân lực địa phương, giá rẻ, đồng thời tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm xi măng, đá của công ty. Với 3 xí nghiệp xây dựng là Móng Cái. Uông Bí và Hạ Long, mảng hoạt động này đem lại 28% doanh thu cho công ty.

Khai thác than: Hiện công ty đang tiến hành khai thác mỏ than Nguyễn Huệ, trữ lượng 600.000 tấn, công suất khai thác 40.000 tấn/năm; mỏ than Uông Bí, công suất khai thác 500.000 tấn/năm. Những mỏ than công ty đang khai thác không thuộc kiểm soát của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam nên không bị chi phối nhiều.

Tuy nhiên, đây là những mỏ có trữ lượng không lớn, tiềm năng khai thác hạn chế. Theo báo cáo của VNDS, mảng kinh doanh này mang lại 100 tỷ đồng doanh thu mỗi năm, chiếm 18% cơ cấu doanh thu và đóng góp 25% lợi nhuận.

Bất động sản: QNC đang sở hữu 100ha khu công nghiệp cho thuê, hàng năm mang lại doanh thu khoảng 15 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty có 3 khu kinh doanh cơ sở hạ tầng là khu thương mại Cầu Sến, khu đồi lắp ghép, khu Cẩm Phả - Uông Bí với tổng diện tính 100ha.

Phát triển cảng biển: Dự án cảng Cái Lân có quy mô 114,402 m2, tổng vốn đầu tư 254 tỷ đồng, được đánh giá là hệ thống cảng lớn nhất miền Bắc. Dự án hiện đã triển khai hoàn thiện được 30% tiến độ, dự kiến có thể đi vào hoạt động từ năm 2011. Theo đánh giá của VNDS, cảng biển Cái Lân được coi là tiềm năng khai thác và lợi nhuận trong dàn hạn của QNC.

Nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của QNC được đánh giá khá ổn định .Và là nhân tố tiềm năng trong thị trường xi măng

_Theo kết quả thăm dò khảo sát đến nay cho thấy tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phát triển đất nước. Đó là các nguồn tài nguyên biển có ý nghĩa chiến lược phat triển xi măng và vất

liệu xây dựng và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ các tài nguyên như đá vôi , đá xây dựng , đá ốp lát , cao lanh , nước khoáng…phân bổ rộng rãi ở vùng ven biển trên các đảo

Tiềm năng về thị trường đầu tư qua các nhà đầu tư nước ngoài nhờ các mối quan hệ tốt đẹp của Việt Nam.

_ “Quan hệ hợp tác Việt Nam - Đan Mạch về vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, in ấn và bao bì”.

Việt nam – Đan mạch mở một cuộc hội thảo quan hệ giữa 2 nước về mối quan tâm của các nhà đầu đầu tư Đan Mạch đối với Việt Nam. Ngoài đại diện của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và in ấn, bao bì, còn có 18 công ty Đan Mạch tham dự. Hội thảo đã thể hiện rõ kỳ vọng của các doanh nghiệp Đan Mạch đối với thị trường Việt Nam.Tiềm năng hợp tác.

Trước đây, F.L.Smith (Đan Mạch) là hãng đầu tiên giúp xây dựng Nhà máy Xi măng Hải Phòng và hiện nay hãng vẫn đang cung cấp thiết bị cho dây chuyền 1 nhà máy xi măng Hoàng Thạch, dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô (lò quay) đầu tiên tại Việt Nam có công nghệ tiên tiến. Hãng cũng là nhà cung cấp dây chuyền cho các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Tam Điệp, Hải Phòng. Chính phủ Đan Mạch cũng đã cung cấp nguồn vốn ODA cho các dự án cấp nước, môi trường đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần quan trọng cho việc thay đổi tư duy, nhận thức cũng như phương pháp luận,

giải pháp thực tiễn về giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho ngành vật liệu xây dựng Việt Nam. Đan Mạch cũng đã giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng quy hoạch phát triển xi măng từ những năm 90.

Sau những hiệu quả đạt được bước đầu, các công ty Đan Mạch bắt đầu quan tâm sâu hơn đến thị trường sở hữu một lực lượng lao động dồi dào với nền kinh tế đang chuyển đổi hàng giờ của Việt Nam. Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Peter Lysholt Hansen lý giải: “Việt Nam được xem là địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và gia công. Với đà phát triển hiện nay, tiềm năng của ngành vật liệu xây dựng và cả in ấn bao bì ở Việt Nam rất lớn”.

Với ưu thế nguồn nhân lực trẻ, rẻ, được đào tạo tốt, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam thông thoáng và cởi mở, Việt Nam đang mở ra cơ hội ngàn năm có một cho các doanh nghiệp biết nắm bắt xu thế tại Việt Nam.

_Quan hệ hợp tác giữa cacs nước Châu Á thị trường tiêu thụ tiềm năng của Việt Nam

Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc vẫn đang được đánh giá là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam bởi sự ổn định về nhập khẩu các sản phẩm Việt Nam có ưu thế như dầu thô, cao su, cà phê, thuỷ sản… Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2008-2009 đạt 4tỉ USD, chiếm 17%kim ngạch xuất khẩu vào các nước khu vực châu Á và chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tới tất cả các thị trường.

Với thị trường này, doanh nghiệp cần tìm bạn hàng tiêu thụ lâu dài, ổn định, tổ chức các cuộc xúc tiến thương mại sâu vào các tỉnh nội địa. Năm tiếp theo , Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam như: cao su, than đá, dầu thô, thuỷ sản, rau quả, giày dép, đồ gỗ… đặc biệt trong đó có cả xi măng.

Thị trường Thái Lan: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường này năm 2008-2009đạt hơn 1 tỉ USD, tuy chỉ chiếm 4,8% kim ngạch xuất khẩu sang châu Á và chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới các thị trường, nhưng tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, do tình hình chính trị Thái Lan không ổn định, nhiều nhà máy thu hẹp đầu tư, sản xuất nên nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của nước này tăng hơn trước, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam nhập siêu clinker từ Thái Lan về sản xuất xi măng. Vì thế muốn giảm nhập siêu từ Thái Lan, Việt Nam phải

tăng sản xuất clinker trong nước.Và đáy cũng là một thị trường tiềm năng của ngành xi măng

Thị trường Đài Loan: gần 200 ngàn kiều bào và người lao động Việt Nam tại đây chính là kênh tiếp thị, mở rộng tiêu thụ hàng hoá hiệu quả thông qua việc thành lập các cửa hàng do người Việt quản lý. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2008đạt 1,14 tỉ USD, tăng 17,5% so với năm 2007

Thị trường Indonesia: Indonesia có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tương tự với Việt Nam, Việt Nam xuất khẩu mạnh sang thị trường này gạo và dầu thô. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này có chiều hướng tăng.

Năm 2008 xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt trên 1,06 tỉ USD, trong đó chủ yếu là cà phê, chè, gạo, đường, lạc nhân, dầu thô, than đá, hàng rau quả, dây và cáp điện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng hải sản… Dự báo, xuất khẩu sang thị trường Indonesia trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng.

Hiện nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) đã xếp 6 ngành công nghiệp sản xuất vào danh mục các ngành công nghiệp rất rủi ro với khả năng thanh toán thấp, tăng trưởng chậm và ngăn không cho các ngành này được vay nợ ngân hàng, đó là các ngành xi măng, giấy và in ấn, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc và thiết bị thể thao, gỗ, lương thực, thuốc lá và nước giải khát, dệt may, da và giày dép… Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường này.

Phải nói rằng , tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoang kinh tế , nhưng Việt Nam đã tạo được những dấu ấn khó phai trong thời gian qua ,và những bước tiến cố định trong sự phát triển trong nền kinh tế nói chung và ngành xi măng nói riêng.Điều đó đã tạo cho Việt Nam những triển vọng nhất định

2_Triển vọng

Dự án dây chuyền đồng bộ sản xuất xi măng lò quay công suất 2.500 tấn klinke/ngày do Việt Nam thiết kế thành công và đưa vào sử dụng, đã mở ra triển vọng mới cho ngành sản xuất xi măng.

Mặc dù công nghệ sản xuất và sản lượng xi măng hằng năm luôn phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước. Năm 2008, Việt

Nam nhập khoảng 4,5 tấn klinke để sản xuất xi măng. Trước đây,nước ta luôn phải lệ thuộc vào nước ngoài

Nguyên nhân của việc thiếu hụt trên do công nghệ sản xuất trong nước còn lạc hậu, công suất các nhà máy chưa cao. Nhiều chuyên gia cho biết, trong nhiều năm qua, tỷ lệ nội địa hóa thiết bị trong ngành xi măng ở mức độ thấp và đang có chiều hướng chững lại.

Mục tiêu làm chủ dây chuyền sản xuất xi măng, thiết kế công nghệ lẫn chế tạo thiết bị của nước ta chưa đạt được vì trình độ nghiên cứu, tư vấn còn yếu, năng lực còn hạn chế...

Trong quá trình xây dựng các nhà máy xi măng lò quay công suất 1 triệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu đề tài "Đánh giá tiềm năng và triển vọng của ngành xi măng sau cuộc khủng hoảng kinh tế” pptx (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w