Nội dung điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Định hướng ngành học của học sinh lớp 12 tại các trường THPT (Trang 29 - 35)

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

- Học sinh có sở thích cá nhân và khả năng về ngành học càng cao thì xu hướng chọn ngành đó càng cao.

- Sự định hướng của người thân, thầy cô, bạn bè vào ngành nào càng cao thì học sinh sẽ có xu hướng chọn ngành đó.

- Độ "hot” của ngành học càng cao thì học sinh có xu hướng chọn ngành đó càng cao…

Phương pháp thu thập thông tin

Với mỗi đề tài nghiên cứu, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến kết quả của đề tài. Việc lựa chọn phương pháp thu thập thông chính xác là điều kiện tiên quyết để kết quả thu thập được có độ chính xác cao và đảm bảo tính khách quan cho nguồn số liệu. Điều tra xã hội học là một trong những phương pháp thu thập thông tin hữu hiệu và ngày càng được áp dụng phổ biến, linh hoạt cho nhiều đối tượng, phạm vi nhất là trong điều kiện thông tin ngày càng đa dạng phong phú như hiện nay. Điều tra xã hội cung cấp cho sinh viên các kĩ năng về thiết kế nghiên cứu, xây dựng phương án điều tra hoàn chỉnh; kĩ thuật câu hỏi bảng hỏi; phương pháp xử lý tài liệu thu thập được. Tại trường Đại học KTQD, không chỉ SV chuyên ngành Thống kê mà tất cả các SV khối ngành kinh tế đều được trang bị kiến thức về môn học này. Vận dụng kiến thức điều tra xã hội học, nhóm điều tra sử dụng phương pháp Anket để tiến hành thu thập thông tin, mà cụ thể là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi tại chỗ. Phương

pháp Anket là phương pháp phỏng vấn mà người hỏi vắng mặt, giữa người hỏi và người trả lời chỉ có sự tiếp xúc thông qua bảng hỏi, người trả lời tự điền câu trả lời vào bảng hỏi.

Nội dung điều tra.

Dưới đây là những phân tích đi sâu vào nội dung, cách sắp xếp câu từng câu hỏi trong bảng hỏi.

Phần I trong bảng hỏi là những câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng điều tra bao gồm thông tin về trường, lớp, giới tính, xếp loại học lực, chỗ ở hiện tại và nghề nghiệp của người có thu nhập chính trong gia đình. Việc tìm hiểu những thông tin trên nhằm mục đích mô tả đổi tượng điều tra và kiểm định mối liên hệ giữa các tiêu thức:

Ví dụ:

- Sự khác nhau về trường học, xếp loại học lực dẫn đến sự khác nhau về lựa chọn ngành thi, khối thi và lựa chọn ngành học.

- Sự khác nhau về giới tính cũng có tác động đến loại ngành.

- Nghề nghiệp của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến việc chọn ngành học của học sinh…

Phần II là những câu hỏi đi sâu vào phân tích nội dung chính của cuộc điều tra, gồm những thông tin về các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng đến định hướng ngành học của học sinh lớp 12 tại các trường THPT:

Xác định thời gian hình thành tư tưởng chọn ngành học của HS: gồm câu hỏi 6

Câu hỏi 6 là câu đầu tiên đi vào nội dung chính của vấn về điều tra. Đây là câu hỏi nhằm thu thập thông tin về định hướng ngành học của học sinh đến thời điểm hiện tại. Nhờ vào đó mà ta có thể đưa ra phân tích về các nhân tố khách quan, chủ quan có tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả chọn ngành học cuối cùng của học sinh. Đây không phải là một câu hỏi khó trả lời

đối với những HS có kế hoạch từ trước cho cuộc đời của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nghĩ trước được những việc “xa xôi” đến như vậy - đó là suy nghĩ của nhiều HS “học đến đâu hay đến đó”, hoặc có do có quá nhiều luồng thông tin khác nhau về ngành nghề khiến họ không xác định chính xác ngành học cho mình, hoặc do sở thích bản thân trái với mong muốn của bố mẹ khiến nhiều HS phân vân… Với câu hỏi này, chúng ta có thể kiểm định sự phụ thuộc của các yếu tố học lực, giới tính, trường…đến dự định chọn ngành học của HS.

Định hướng của HS sau khi tốt nghiệp THPT: gồm câu hỏi 7 và 8. Sau khi tốt nghiệp THPT, có nhiều con đường cho bạn lựa chọn: có thể lựa chọn học tiếp bằng cách thi đại học, cao đẳng hoặc có thể không. Đại học, cao đẳng là con đường thẳng để đến với ngành nghề mà mình mơ ước, là con đường đưa mọi người đến với thành công nhưng không phải là con đường duy nhất.

Câu hỏi 7 là một câu hỏi lọc, với mục đích phân loại đối tượng được hỏi: HS có dự định tham gia thi ĐH, CĐ và những HS không có ý định thi ĐH.Câu hỏi được đặt ra nhằm thống kê lại số lượng HS THPT muốn tiếp tục được học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường với sự dạy dỗ, hướng dẫn của các thầy cô dạn dày kinh nghiệm. Câu hỏi 8 cũng với mục đích tương tự, nhưng đối tượng trả lời không phải là những HS muốn thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ mà là những HS có dự định đi làm ngay hoặc những HS muốn thi ĐH nhưng khả năng và điều kiện của bản thân không cho phép và sau này, dự định của họ là gì nếu không thi ĐH.

Với hai câu hỏi này, chúng ta có thể thống kê sơ bộ được xu hướng chung của HS. Đồng thời, sử dụng các kiểm định sự phụ thuộc để kết luận

mối liên hệ của các yếu tố khách quan như gia đình, học lực, nhận thức, giới tính… của HS tới việc có lựa chọn thi ĐH hay không? Và trong những nhân tố đó, nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định của HS.

Khối thi, ngành thi: câu hỏi 9 và 10.

Hiện nay, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” diễn ra khá phổ biến, bởi vậy, việc xác định trước lĩnh vực ngành học, công việc sau này là rất quan trọng. Mỗi công việc có một đặc thù riêng, do đó việc đào tạo nhân lực cũng có sự khác biệt.Câu hỏi 9 và 10 nhằm tìm hiểu về khối thi và ngành thi của những HS có lựa chọn là thi đại học. Từ đó, cho thấy xu hướng chung trong việc lựa chọn khối thi cũng như ngành thi.

Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện các kiểm định để chỉ ra các mối liên hệ giữa các yếu tố giới tính, học lực, trường, nghề nghiệp của cha mẹ tới việc lựa chọn ngành thi và khối thi.

Các nhân tố tác động đến việc chọn ngành học của học sinh lớp 12:

câu hỏi 11.

Câu hỏi 11 là sự đánh giá về mức độ tác động của các nhân tố đến lựa chọn ngành học của HS lớp 12. Ở đây, nhóm chúng tôi đưa ra 3 nhóm nhân tố:

 Nhóm nhân tố chủ quan thuộc về cá nhân HS: sở thích và năng lực của học sinh.

 Nhóm nhân tố các cá nhân liên quan đến HS: bố mẹ, anh chị, thầy cô…

Điều đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định của không ít HS đó là điều kiện kinh tế gia đình. Đây là vấn đề có thể nói là làm cho HS phân vân nhiều nhất khi chọn ngành học, nhất là các HS ở tỉnh lẻ, vùng nông thôn. Nhiều HS có ước muốn thi vào ĐH nhưng chi phí trang bị cho việc học tập khá tốn kém cũng làm "chùn bước" không ít sĩ tử khi đăng ký dự thi. Mặt khác, truyền thống gia đình luôn quan trọng với người dân Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Chúng ta luôn bị ảnh hưởng của gia đình khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào. Nhiều ông bố, bà mẹ ép con học theo những ngành nghề mà cha ông mình từ trước đến giờ theo đuổi. Nếu sinh ra trong một gia đình có bố, mẹ, anh, chị làm bác sĩ, giáo viên, công an… thì học sinh thường bị "gò” phải thi vào cái "khuôn" ấy của gia đình.Tương lai các bạn phải do chính bạn quyết định, bố mẹ là người đi trước, hiểu thế nào là tốt cho bạn nhưng không thể là người quyết định cho bạn được vì đơn giản bố mẹ không thể theo chúng ta đến hết cuộc đời...

Tuy nhiên, mọi chuyện đều có hai mặt của nó. Gia đình cũng chính là nhà tư vấn cho những dự định của bạn vì hơn ai hết họ hiểu những tính cách, phẩm chất của bạn hơn bất kỳ một người nào khác. Hãy tham vấn ý kiến của họ khi bạn muốn đưa ra một quyết định nào cho tương lai của mình. Những câu hỏi như: con muốn trở thành nhà thiết kế thời trang, bố mẹ thấy thế nào? Chắc chắn bố mẹ bạn sẽ phân tích những điều được và không được của bạn khi chọn nghề ấy. Những lời khuyên, nhận xét từ bậc tiền nhân là không bao giờ thừa. Điều này tránh cho bạn sự lệch lạc trong định hướng nghề của mình.

Bạn bè

Lứa tuổi học trò là lứa tuổi thích chứng tỏ mình, khẳng định mình. Khi thấy bạn bè đăng ký thi vào những ngành học thời thượng thì nhiều HS tự hỏi tại sao mình không thi vào đó trong khi khả năng của mình không thua kém bạn bè. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều HS

chọn sai hướng đi của mình. Mở rộng các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ bạn bè là một đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi HS THPT.Quan hệ bạn bè là một nhu cầu không thể thiếu và rất coi trọng, bởi vì thông qua mối quan hệ này HS có thể giải bày tâm sự, nguyện vọng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, kể cả những điều thầm kín, riêng tư hay những dự định về ngành học trong tương lai...Trong mối quan hệ này, nhiều HS có thể tự khẳng định được khả năng, vị trí của mình, được giúp đỡ từ bạn bè. So với tình bạn của lứa tuổi HS THCS thì tình bạn của HS THPT có nhiều sự khác biệt, HS chọn bạn trên cơ sở của sự phù hợp về nhiều mặt và sự cân nhắc. Vì vậy, mối quan hệ này thường khá bền chặt và tồn tại suốt cuộc đời họ. Do đó bạn bè cùng lớp, cùng trường cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học của HS THPT.

 Nhóm nhân tố thuộc chính ngành học đó: cơ hội việc làm, xu hướng…

Sau khi rời ghế nhà trường, cả một chân trời tương lai đang hiện ra trước mắt các bạn. Cơ hội để nâng cao tri thức, kỹ năng của thanh niên chúng ta chưa bao giờ nhiều như bây giờ. Học ngành gì, ngành nào đang "hot", ngành nào đang hái ra tiền và ngành nào bảo đảm ra trường không thất nghiệp. Học đại học, cao đẳng hay học nghề… Xã hội đang phát triển, thay đổi từng ngày nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của cá nhân học sinh khi đăng ký chọn trường. "Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa…" là quan điểm chọn trường của những sĩ tử cách đây 10 năm. Nhưng trong xu hướng hiện nay, những ngành học mang tính kinh tế cao như: quản trị kinh doanh, du lịch, công nghệ thông tin… hay những ngành học mới lên như PR, Event, chuyên viên quảng cáo… đang thu hút khá đông bạn trẻ đăng ký học. Và tương lai còn những ngành học nào mới, thời thượng hơn thì chưa thể

đoán trước được. Xã hội đòi hỏi chúng ta phải phát triển cho kịp tốc độ, nếu không sẽ bị đào thải nhanh chóng và điều này cũng đang gây cho những học sinh thời công nghệ số không ít băn khoăn.

Từ các cơ sở trên, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax, kết hợp với kiểm định ANOVA 1 nhân tố để so sánh sự khác biệt về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố tới định hướng ngành học của HS theo giới tính, xếp loại học lực…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Định hướng ngành học của học sinh lớp 12 tại các trường THPT (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w