Biện pháp chung

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch doc (Trang 39 - 42)

VI. GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THANH PHỐ ĐÀ LẠT.

1, Biện pháp chung

-Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch.

-Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.

-Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng du lịch trên thế giới, những yêu cầu của du khách trong tương lai, nhưng sản phẩm của du lịch chúng ta sẽ thiết lập trong tương lai để có thể đào tạo nguồn nhân lực để đi trước đón đầu, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động.Để đáp ứng được yêu cầu này chúng ta cần phải đào tạo về kỹ năng chuyên sâu để xây dựng được một lực lượng có khả năng:

 Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của du lịch quốc tế và quốc gia.  Nắm bắt được các chính sách và định chế về quản lý du lịch.

 Phân tích và thực hiên các chiến lược tiếp cận thị trường du lịch.  Có khả năng hoạch định và kiểm soát các dự án phát triển du lịch.

 Phân tích các khả năng và dự báo được sự phát triển của các loại hình du lịch.  Hoạch định các chính sách phát triển du lịch theo từng địa phương

 Có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp về hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân,quản lý và phục vụ buồng, bếp,…

-Cần phải thay đổi những chính sách đối với lực lượng lao động trong ngành du lịch như:

• Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi truờng trong doanh nghiệp du lịch.

• Đề ra nhưng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động.Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động.

• Bố trí và phân công lao động thích hợp. •

-Ngoài ra còn thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch:

Thứ nhất, liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch.

Thứ hai, liên kết tuyển dụng,đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch.Tổ chức cho các doanh nghiệp đặt hàng cấp học bổng cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo du lịch, cam kết thỏa thuận khi ra truờng thì sinh viên làm việc cho các doanh nghiệp ít nhất là 5 năm.Hoặc các doanh nghiệp thông qua việc quy hoạch cán bộ để tuyển chọn, cử người đi học.

Thứ ba, liên kết đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái: cần phân định rõ và đảm bảo tính chuyên môn trong quá trình tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ và quá trình phục vụ du khách du lịch sinh thái.Việc phân định nhằm đảm bảo nội dung đào tạo mang tính chuyên sâu để hình thành và phát triển các kỹ năng của người lao động cho phù hợp sản phẩm và nhu cầu của thị trường.

Theo nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển kinh tế du lịch-dịch vụ du lịch

giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020.

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

-Phát triển nguồn nhân lực du lịch đồng bộ cả về số lương, chất lượng, từng bước chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch chuyên nghiệp; đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về về du lịch từ tỉnh đến các địa phương, các đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ lao động, nhăm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cả về trước mắt và lâu dài.

-Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp để phát triển nguồn nhân lực theo hướng đa dạng hóa loại hình đào tạo và tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch.Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010, từ đó hằng năm có kế hoạch và kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du

lịch.Khuyến khích thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch.

-Phấn đấu đến 2010 đạt một số chỉ tiêu cơ bản sau:

 80% đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các địa phương, các đơn vị sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sau về du lịch.

 70% lao động phục vụ trực tiếp du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.

 90% cơ sở đào tạo du lịch xây dựng được chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tiễn với 90% giáo viên được đào tạo chuẩn hóa.; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy theo hướng đạt tiêu chuẩn hiện đại.

- Thực hiện chính sách tạo nguồn cán bộ quản lý Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp thuê các chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ chuyên môn cao, kiến thức quản lý hiện đại để quản lý kinh doanh, đào tạo, huấn luyện đội ngũ lao động.có kế hoạch tuyển chọn cán bộ dưa đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.Nghiên cứu hình thành các cơ sở đào tạo du lịch chất lượng cao về quản lý khách sạn, quản lý các khu nghỉ dưỡng, hướng dẫn viên du lịch quốc tế…Xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo quản lý Nhà nước, kinh doanh để có kế hoạch đào tạo và làm cơ sở bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ cán bộ du lịch.

- Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và các tổ chức quốc tế để xây dựng trường Nghiệp vụ du lịch Đà Lạt, đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực du lịch cho Lâm Đồng và khu vực miền Trung, Tây Nguyên, tiến tới nâng cấp thành trường Đại học Du lịch có tầm quốc gia và quốc tế.

Đối với các sở , ban ngành trong tỉnh:

- Sở Văn hóa- thể thao và du lịch:

Là cơ quan thừơng trực giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch theo sự phân công của UBND tỉnh về việc quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.

Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch thời kỳ 2006-2010 và định hướng đến 2020.

Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng tiêu chuẩn, quy trình chọn lựa, bổ nhiệm cán bộ trong ngành du lịch.

Chủ trì phối hợp với các ngành biên soạn tài liệu giảng dạy, tuyên truyền vận động về phong cách người Đà Lạt “hiền hoà-thanh lịch-mến khách”

Xây dựng các kịch bản, nội dung truyền thuyết các danh lam thắng cảnh trên địa bàn đưa vào khai thác du lịch

- Sở Tài chính:

Xây dựng đề án thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

Cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực - Cục thuế:

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách liên quan đến thuế theo hướng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu trong ngành du lịch

- Sở Y tế:

Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng xây dựng đề án phát triển y tế gắn với việc phát triển du lịch nghĩ dưỡng và điều dưỡng, chữa bệnh

Đổi mới, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh phục vụ cho nhân dân và du khách.

- Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì phối hợp với các ban ngành xây dựng đề án hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo chất lượng cao gắn với nhu cầu phát triển du lịch.

Chủ trì, phối hợp với các Sở ban ngành liên quan xây dựng các giáo trình về văn hóa truyền thống người Đà Lạt, và giảng dạy ngoại khóa tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch doc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w