2. Nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi VND) 36.594 35.979 30
2.2.2. Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình.
2.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính.
•Sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn.
Với mục tiêu đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công tác tín dụng tại chi nhánh đã được chú trọng quan tâm. Không chỉ chờ đợi khách hàng đến xin vay vốn, cán bộ tín dụng tại ngân hàng đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ nhanh chóng tiếp xúc với khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng hay không. Đối với các khách hàng đủ điều kiện vay vốn, chi nhánh luôn tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng có thể vay vốn một cách đúng thời điểm để khách hàng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Đồng thời, thời hạn cho vay, thời hạn giải ngân và thu hồi nợ được điều chỉnh hợp lý theo tình hình thực tế của khách hàng.
Yêu cầu của chi nhánh đối với bảo đảm tiền vay là hết sức khắt khe. Đa số các khách hàng chỉ được cấp tín dụng khi có tài sản thế chấp và tỷ lệ đảm bảo phải là 100%. Chỉ một số ít khách hàng quen thuộc có thể được cấp tín dụng khi tài sản đảm bảo dưới 100%. Đây là hạn chế của chi nhánh cần có những biện pháp và cơ chế thẩm định hiệu quả hơn, vừa đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng, vừa đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Qua đó có thể thu hút thêm nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho tín dụng phát triển.
•Tính khoa học, sáng tạo và hợp lý của các sản phẩm tín dụng ngắn hạn.
Dựa vào nhu cầu của khách hàng, và tình hình kinh tế của từng thời kỳ mà chi nhánh đưa ra một hệ thống các sản phẩm dịch vụ khoa học, hợp lý hỗ trợ bổ xung cho nhau trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Hiện nay ngân hàng đang đề xuất triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tại địa phương, đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp.
•Việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tín dụng, quy trình tín dụng.
Nhìn chung, tại chi nhánh nguyên tắc và quy trình tín dụng được thực hiện khá nghiêm túc. Trình độ, nhận thức của cán bộ tín dụng đã được nâng lên cả về nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ dần đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
thời kỳ mới.
Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng vi phạm nguyên tắc, quy trình tín dụng. Một số ít cán bộ vẫn chưa nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của mình, chưa nắm chắc quy trình nghiệp vụ, do vậy trong quá trình làm việc còn tỏ ra lúng túng và xảy ra sai sót. Những năm trở lại đây, do sự cạnh tranh ngày càng cao, các cán bộ tín dụng chịu sự áp lực giao khoán hạn mức. Do vậy, nhằm hoàn thành yêu cầu được giao nên đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, dẫn đến cấp tín dụng sai đối tượng, sai mục đích. Khi phát hiện lại không có các biện pháp kịp thời để xử lý, có trường hợp đã điều chỉnh nợ gốc, gia hạn sai quy định… dẫn đến tỷ nợ xấu trên tổng dư nợ còn cao (1,9% năm 2012) và chưa phản ánh đúng thực chất của chất lượng tín dụng.
2.2.2.2. Các chỉ số tín dụng.
•Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và nợ xấu ngắn hạn.
Bảng 8: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ quá hạn ngắn hạn 12.204 52.811 20.142
Dư nợ xấu ngắn hạn 11.138 10.356 11.154
Dư nợ ngắn hạn 416.728 518.483 587.075
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn 2,93% 10,19% 3,43%
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn 2,67% 2% 1,9%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và nợ xấu đang ở mức khá cao so với bình quân của ngân hàng nông nghiệp tỉnh Thái Bình.
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn năm 2010 ở mức 2,93%, nhưng lại tăng vọt lên 10,19% vào năm 2011 rồi lại giảm xuống còn 3,43% năm 2012.
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh giảm xuống qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 2,67%. Năm 2011 giảm xuống còn 2,0% và tiếp tục giảm trong năm 2012 xuống mức 1,9%.
Năm 2010 nền kinh tế mới bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế của năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiêu khó khăn. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa vực dậy được hoạt động sản xuất kinh doanh, gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm vì thị trường cũ bị thu hẹp, vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn ở mức khá cao.
Năm 2011 là một năm nhiều sóng gió của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát ở mức cao, mức tiêu dùng thấp ...điều này khiến cho vô số các doanh nghiệp vừa và nhỏ không những khó khăn trong hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận trả ngân hàng, thậm chí còn tuyên bố phá sản. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động tín dụng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm xuống còn 2,0% nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn lại tăng mạnh lên 10,19%. Đây là một điều không bình thường và cần phải theo dõi chặt chẽ, cần rà soát, xem xét lại các đối tượng cho vay, đưa ra những biện pháp xử lý, thu hồi những khoản dư nợ lớn ở nhóm 2, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
Bước sang năm 2012 nền kinh tế đã có những dấu hiệu tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh dần dần được phục hồi. Các khách hàng và doanh nghiệp mà chi nhánh cho vay làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ bởi năm nay các chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và các gói kích cầu đã phát huy tác dụng, thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát bước đầu có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Chính môi trường đó khiến cho các hoạt động kinh doanh phát triển, thu được lợi nhuận, trả được lãi ngân hàng. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn và tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn đều giảm xuống. Đạt được điều đó cũng một phần là do chi nhánh đã chủ động trong việc theo dõi các khoản vay, hỗ trợ, tư vẫn cho khách hàng.
Bảng 9: Tỷ lệ mất vốn ngắn hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ ngắn hạn đã xử lý rủi ro 0 336 3081
Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 228 281 201
Tổng dư nợ ngắn hạn 416.728 518.483 587.075
Tỷ lệ mất vốn ngắn hạn 0% 0,06% 0,52%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ mất vốn ngắn hạn.
Tỷ lệ mất vốn ngắn hạn tại chi nhánh có nhiều biến động qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ mất vốn ngắn hạn ở mức 0%, ngân hàng không phải xử lý rủi ro. Năm 2011 tỷ lệ mất vốn ngắn hạn ở mức 0,06% tương ứng với số tiền phải xử lý rủi ro là 336 triệu đồng. Đây là một tỷ lệ khá cao, cho thấy công tác kiểm soát khoản vay chưa được tốt. Năm 2012 tỷ lệ mất vốn tại chi nhánh tăng lên 0,52%, đây là một tỷ lệ cao, và chi nhánh cần phải chú trọng hơn nữa đến việc kiểm soát xử lý các khoản nợ có khả năng mất vốn.
•Tỷ lệ dự phòng cho các khoản tín dụng ngắn hạn.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dự phòng cho các khoản tín dụng ngắn hạn 5.328 13.478 12.700
Dư nợ ngắn hạn 416.728 518.483 587.075
Tỷ lệ dự phòng 1,28% 2,6% 2,16%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà.
Biểu đồ 7: Tỷ lệ dự phòng cho các khoản tín dụng ngắn hạn.
Năm 2010, tỷ lệ dự phòng là 1,28%, năm 2011 tỷ lệ dự phòng cho các khoản tín dụng ngắn hạn tăng lên mức 2,6 %, một tỷ lệ khá cao mà nguyên nhân là do các khoản tín dụng có dư nợ khá lớn đang xếp ở nợ nhóm 2. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2011 giảm xuống nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ dự phòng ngắn hạn lại tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ việc quản lý các khoản nợ mới phát sinh, và các biện pháp duy trì bảo đảm tiền vay, định giá tài sản bảo đảm tiền vay chưa được tốt. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng vay vốn ngắn hạn trong năm 2011 giảm so với năm 2010 trong khi tổng dư nợ ngắn hạn lại tăng lên cho thấy thị phần đầu tư tín dụng tại chi nhánh chưa được mở rộng, suất đầu tư cho một khách hàng tăng cao có thể là nguyên nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2012 tỷ lệ dự phòng cho các khoản tín dụng ngắn hạn đã giảm xuống còn 2,16%, tỷ lệ này vẫn còn cao, vì vậy thấy chi nhánh cần xem xét lại công tác dự đoán rủi ro, vì dự đoán sai sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.
Bảng 11: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh số thu nợ tín dụng ngắn hạn 535.206 866.279 938.958 Dư nợ tín dụng ngắn hạn bình quân 371.030 467.605 552.779 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 1,44 1,85 1,70
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà.
Biểu đồ 8: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn.
Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh càng cao, chất lượng tín dụng càng tốt, tốc độ luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh, vốn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa và đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng trong sản xuất kinh doanh. Ta thấy năm 2010 vòng quay vốn tín dụng thấp nhất chỉ đạt 1,44 vòng, điều này là do trong năm 2010 không chỉ ngành ngân hàng mà đa số các ngành trong nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế. Sang năm 2011, vòng quay vốn tín dụng cao nhất đạt 1,85 vòng phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế đang rất cao, nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng được chi nhánh đáp ứng đầy đủ, việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn hơn chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. Năm 2012 thì vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 1,7 vòng, trong năm 2012 sự tăng trưởng kinh tế giảm sút, chi tiêu thực tế giảm, lạm phát tăng… những yếu tố đó khó làm cho các doanh nghiệp có thể duy trì được mức sản xuất như cũ, nhưng việc chi
không quá xấu, chi nhánh vẫn có được những khách hàng làm ăn có hiệu quả, nhưng việc sụt giảm như vậy chi nhánh cũng nên xem xét lại các khách hàng của mình để cùng bàn cách giải quyết nhanh và kịp thời, nếu không thì phải ngừng cấp vốn với những khách hàng có tình hình kinh doanh xấu.