C Kiến trúc việt Nam cận đại ( triều đại phong kiến cuối cùn g giai đoạn Pháp thuộc).

Một phần của tài liệu Slide kiến trúc việt nam (Trang 41 - 43)

- Đa số các lăng thời Nguyễn đều biết khai thác sử dụng thiên nhiên khéo léo, dùng thiên nhiên làm ngoại cảnh tô điểm cho các công trình Bên cạnh những nét chung, mỗi lăng mang một số đặt điểm riêng tùy theo bối cảnh lịch sử của

c Kiến trúc việt Nam cận đại ( triều đại phong kiến cuối cùn g giai đoạn Pháp thuộc).

- Song song với sự bành trướng của CNTB châu Âu sang vùng Đông Nam Á, kèm theo đó là sự xâm nhập của kiến trúc phương Tây

- Các đường phố được nắn thẳng, tạo mạng lưới đường theo kiểu ô cờ, hạ tầng kỷ thuật đường phố được hoàn thiện, đường phố rộng hơn trước, có hè dành cho người đi bộ, đường phố có cây xanh, có đèn đường, cống rãnh thoát nước và cấp nước... Trên các đường phố là các thể loại công trình kiến trúc: nhà ở, nhà hang, công sở và các công trình phục vụ công cộng đời sống, nhà máy... kiến trúc phong phú về thể loại và hình thức mà trước đây chưa hề có.

-Kiến trúc địa phương Pháp được thực hiện mang tính áp đặt .Các kiến trúc truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại và đổi mới trên cơ sơ tiếp thu những tinh hoa của kiến trúc Tây Phương với kiến trúc truyền thống Việt Nam

-Đối với công trình 1 tầng: Cấu trúc bên trong nhà vẫn theo hệ thống gian với vì kèo gỗ cổ truyền; tường vây bên ngoài xây bằng gạch với các hình thức sử dụng các hệ cột phương Tây; bên trên kết thúc bằng tường hoa chắn mái. Trên đó sử dụng các trang trí kiểu Châu Âu. Cửa theo kiểu cửa panô; sau đó là cửa 2 lớp; kính, chớp.

+

-Việc xây dựng nhà 2,3 tầng đã đòi hỏi phải áp dụng các kết cấu cột, dầm, sàn bằng vật liệu bền vững hơn. Cột gạch, dầm thép, sàn gạch rỗng, hoặc vỉa gạch trên hệ thống dầm gỗ lim hay thép (thay cho cột, dầm sàn gỗ của kiến trúc truyền thống) - Hình thức bên ngoài hoàn toàn theo ngôn ngữ kiến trúc Phương Tây song sử dụng các hoa văn trang trí dân tộc. Sử dụng mái ngói Tây (gần 10 loại khác nhau cho mái).

-Việc sử dụng sắt, thép, xi măng, bê tông cốt thép với kỹ thuật tính toán khả năng chịu lực kết cấu nhà từ phương Tây mang đến đã tạo điều kiện cho kiến trúc Việt Nam phát triển mạnh và có cơ sở khoa học.

-Xu hướng kiến trúc với kết cấu, cấu tạo các bộ phận tạo điều kiện cho việc hình thành không gian khắc phục được những bất lợi của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đã được phát triển. Nét đặc biệt của các công trình này là việc sử dụng các hệ mái với con sơn đỡ mái để che nóc nhà, nhà có tầng hầm để thong thoáng chống ẩm, sử dụng cửa 2 lớp: kính, chớp... phòng áp mái có trần nhà, không gian dưới mái chỉ là để chống nóng có cửa thoát khí... Tất cả những khía cạnh nêu trên bắt nguồn từ các nhà dân gian truyền thống cùng kết hợp với các kinh nghiệm chống nắng nóng trong kiến trúc của các nước.

Một phần của tài liệu Slide kiến trúc việt nam (Trang 41 - 43)