Kiến trúc Đại nội Huế

Một phần của tài liệu Slide kiến trúc việt nam (Trang 27 - 31)

- Bối cảnh lịch sử: Lê Thái Tổ tạo lập ra Lam Kinh Sau 10 năm lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh Thăng Long, vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương

Kiến trúc Đại nội Huế

Bối cảnh lịch sử:

Kinh đô Huế là thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế mở đầu cho nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị Kinh thành Huế được vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến tiến hành khảo sát thực địa vào hai năm 1803 và 1804. Đến mùa hè năm 1805, công trình xây dựng kinh thành bắt đầu được khởi công xây dựng với địa bàn nằm trên khu vực hai chi lưu của sông Hương là Kim Long và Bạch Yến.

Đặc điểm

+ đựơc xây dựng trên một mặt bằng gần như như hình vuông với mặt trước hơi khum hình cánh cung, tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

+ Vòng tường thành với chu vi 10571 m được xây bó bằng gạch được xây dựng kiến trúc Vauban với 24 pháo đài và 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ cùng; với một hệ thống hào nước phức tạp.

+ + Mặt bằng Ðại Nội xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, trên một diện tích rộng tới 37,5 ha.

+ Tường thành xây bằng gạch to, cao 4m, dày 1m, ngoài thành là hào vây quanh với 10 chiếc cầu đá bắc qua để ra vào.

+ Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong là nơi cực kỳ trọng yếu, phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ".

+ Về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu "trùng lương trùng thiềm" - (kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly hoặc Hoàng lưu ly

+ Các cột được sơn thếp theo mô típ long-vân (rồng-mây).

Một phần của tài liệu Slide kiến trúc việt nam (Trang 27 - 31)