CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT.

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, kỹ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG môn SINH học lớp 11 (cấp THPT) (Trang 58 - 63)

III. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT.

Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

- Nêu vai trò của nước đối với tế bào, cơ thể: GV hướng dẫn học sinh liên hệ với thực tế để tìm hiểu vai trò của nước.

Ví dụ: Nếu không có nước, cây có lấy được muối khoáng hay không? Tại sao khi khô hạn, tốc độ lớn của cây lại chậm? Buổi trưa nắng gắt tại sao cây không bị chết bởi nhiệt độ?....

Từ đó rút ra các vai trò của nước: Làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường…), ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.

- Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng (mục I).

Đây là nội dung không bắt buộc theo chương trình, vì vậy giáo viên có thể chuyển thành câu hỏi – bài tập yêu cầu học sinh làm cuối giờ hoặc về nhà.

- Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây (mục II):

Đây là phần trọng tâm của bài, giáo viên nên tập trung giúp học sinh làm rõ và phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ muối khoáng.

- Giới thiệu 2 con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan trong nước: * Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc. * Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc.

Đối với HS khá, giỏi có thể giới thiệu thêm vai trò của đai Caspari: Chặn cuối con đường qua thành tế bào - gian bào không được chọn lọc → chuyển sang con đường qua nguyên sinh chất – không bào → điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào, cây.

- Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ (mục III):

GV giúp học sinh biết được ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản đến quá trình hút nước và muối khoáng như nhiệt độ, nước, muối khoáng…

Đối với HS khá giỏi, GV có thể yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích ảnh hưởng của các nhân tố.

Giáo viên cũng có thể để nội dung này trình bày cùng với ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình thoát hơi nước (mục III bài 3)→ trở thành mục: ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với quá trình trao đổi nước và muối khoáng.

Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây

- GV giới thiệu cho HS hai con đường (dòng) vận chuyển các chất trong cây: * Con đường theo mạch gỗ: Vận chuyển nước, muối khoáng từ dưới lên. * Con đường theo mạch rây: Nước, chất hữu cơ chủ yếu từ trên xuống.

Ngoài ra nước có thể được vận chuyển ngang, từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.

- Dòng mạch gỗ (mục I) và dòng mạch rây (mục II).

GV có thể yêu cầu HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để phân biệt được dòng mạch gỗ và mạch rây bằng cách điền vào bảng sau:

Điểm so sánh Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây

Cấu tạo mạch

Thành phần của dịch Động lực

+ Phần cấu tạo của mạch chỉ cần giới thiệu cho HS tìm hiểu sơ bộ, không nên đi sâu vào phân tích cấu tạo.

+ Phần động lực (cơ chế) vận chuyển của dòng mạch gỗ và mạch rây là trọng tâm của bài. GV nên tập trung làm rõ động lực vận chuyển của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

Lưu ý rằng, cơ chế vận chuyển của nước trong mạch là thụ động (khuếch tán); cơ chế vận chuyển của muối khoáng và các chất hữu cơ có thể là thụ động (khuếch tán) có thể là chủ động (hoạt tải – vận chuyển ngược chiều nồng độ).

Bài 3. Thoát hơi nước ở lá.

Đây là một bài dài, có nhiều nội dung và nội dung khó vì vậy giáo viên phải bám sát nội dung chương trình để thực hiện, nên giảm bớt các nội dung khó.

- Vai trò của thoát hơi nước (mục I):

GV có thể gợi ý và hướng dẫn để học sinh tìm hiểu ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật: * Tạo ra sức hút nước ở rễ.

* Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi → tránh cho lá, cây không bị đốt náng khi nhiệt độ quá cao. * Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hoà không khí....

Đây là nội dung cơ bản góp phần giải thích động lực của quá trình vận chuyển nước và muối khoáng, tạo điều kiện để cây tiến hành quang hợp... vì vậy giáo viên nên trình bày tóm tắt để học sinh hiểu. Không nên đi sâu tìm hiểu cấu tạo giải phẫu của lá và sự di chuyển của nước ở hình 3.1.

- Thoát hơi nước qua lá (mục II). Đây là nội dung trọng tâm của bài.

Lá là cơ quan thoát hơi nước (mục II, 1): Trình bày cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, vì vậy giáo viên chỉ cần giới thiệu sơ bộ hoặc chuyển thành bài tập để HS làm cuối giờ hoặc về nhà tự nghiên cứu.

Hai con đường thoát hơi nước (mục II, 2): Đây là phần trọng tâm của bài, giáo viên nên tập trung làm rõ hai con đường và cơ chế thoát hơi nước, giúp học sinh phân biệt được hai con đường thoát hơi nước ở lá và giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên có liên quan, chẳng hạn: tại sao buổi trưa một số cây héo trong khi các cây khác vẫn bình thường?

+ Có 2 con đường:

* Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh.

* Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

+ Cơ chế: Khuếch tán, được điều chỉnh do cơ chế đóng mở khí khổng.

- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước (mục III):

GV có thể yêu cầu HS trình bày ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình thoát hơi nước, đối với HS khá giỏi có thể yêu cầu giải thích ảnh hưởng của các nhân tố.

+ Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng → ảnh hưởng đến thoát hơi nước.

+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí).

+ Độ ẩm: Độ ẩm đất tỉ lệ thuận với quá trình hấp thụ nước, độ ẩm không khí tỉ lệ nghịch với sự thoát hơi nước ở lá.

+ Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng ảnh hưởng đến áp suất dung dịch đất do đó ảnh hưởng đến sự hấp thụ nướng ở rễ.

- Cân bằng nước (mục IV):

GV hướng dẫn để HS hiểu thế nào là cân bằng nước: Tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và thoát hơi nước, đảm bảo cho cây phát triển bình thường.

Đây là nội dung cần thiết để nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn. Vì vậy, GV phải giúp cho HS hiểu được: Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp lí để cây sinh trưởng, phát triển tốt; giải thích được tưới tiêu hợp lí là tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách?

Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng

- Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây (mục I)

GV có thể giới thiệu cho HS biết thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, nhưng quan trọng là cho HS ôn lại kiến thức đã học ở lớp 10 → cho HS nhớ lại các nguyên tố khoáng có 2 loại: Đại lượng và vi lượng.

- Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu (mục II):

Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV nên tập trung làm rõ vai trò của các nguyên tố khoáng (đại lượng và vi lượng) đối với thực vật. + Các nguyên tố khoáng đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể; điều tiết các quá trình sinh lí.

+ Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim. Nắm được vai trò của một số nguyên tố chủ yếu (bảng 4).

- Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng (mục III):

Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình, GV chỉ cần giới thiệu cho HS thấy được phân bón là nguồn cung cấp quan trọng cho cây trồng để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Nếu bón thiếu cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng sản phẩm giảm. Nếu bón quá thừa có thể gây độc hại đối với cây, gây ô nhiễm nông sản và môi trường.

Bài 5 - 6. Dinh dưỡng nitơ thực vật

- Vai trò sinh lí của nitơ (mục I):

GV lưu ý HS về dạng nitơ mà cây hấp thụ được là dạng ion NO3- và NH4+. Giúp học sinh làm rõ được vai trò cấu trúc và vai trò điều tiết của nitơ.

- Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật (mục II):

Đây là nội dung không đòi hỏi trong chương trình, nhưng nó là kiến thức cơ bản, cần thiết. Vì vậy, giáo viên phải giúp HS biết được quá trình biến đổi nitơ trong cây: Khử NO3- và đồng hoá NH3.

Khử NO3-: NO3- NO2- NH4+

Đồng hoá NH3: axit hữu cơ + NH3 + 2H+ → axit amin. Axit amin đicacbôxilic + NH3 + 2H+ → Amit.

- Nguồn cung cấp nitơ cho cây (mục III):

Đây là nội dung không bắt buộc trong chương trình. GV nhấn mạnh vai trò của đất như là nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho cây.

- Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất và cố định nitơ (mục IV):

Đây là phần trọng tâm của bài. Giáo viên cần giúp học sinh biết được quá trình biến đổi nitơ hữu cơ trong đất và cố định nitơ khí quyển. + Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn:

GV cũng có thể giới thiệu sơ đồ:

+ Quá trình đồng hoá nitơ trong khí quyển:

Nhờ vi khuần: Vi khuẩn tự do (Azotobacter, Anabaena…) và vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium, Anabaena azollae…). Vi khuẩn amôn hoá

Chất hữu cơ NH

4

+ NO

3- -

Vi khuẩn nitrat hoá

Chất hữu cơ NO3-

NH4+ NO

2- -

Diệp lục

năng lượng ánh sáng

Thực hiện trong điều kiện: Có các lực khử mạnh, được cung cấp ATP, có sự tham gia của enzim nitrogenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí.

2H 2H 2H

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, kỹ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG môn SINH học lớp 11 (cấp THPT) (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w