Giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIỆN (Trang 47 - 51)

- Kết luận về KSNB của chu trình

3.2Giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty

DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIỆN 3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán

3.2Giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty

khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh thực hiện

Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ở Công ty Kiểm toán Việt Anh chưa được thực hiện đầy đủ và cặn kẽ, việc đánh giá đôi khi còn mang tính trừu tượng và theo cảm tính của kiểm toán viên nên gây khó hiểu cho người đọc. Vì vậy, công ty nên thiết lập một hệ thống thủ tục cần thực hiện để đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ một cách chính xác và cần được thực hiện đầy đủ tại mỗi cuộc kiểm toán.

Về xác định mức trọng yếu và sai sót có thể chấp nhận được

Như đã đề cập ở trên, kiểm toán viên phải tùy thuộc đặc điểm ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp, cấu trúc báo cáo tài chỉnh để lựa chọn mức thích hợp dựa trên mức trọng yếu đã xác định của toàn báo cáo tài chính. Ví dụ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại thì cơ cấu TSCĐ thường nhỏ hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vì thế mức trọng yếu nên được xác lập thấp hơn mức trọng yếu của các doanh nghiệp sản

xuất. Ngoài ra, đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì mức trọng yếu nên được xác định ở mức thấp để đảm bảo được tính thận trọng nghề nghiệp.

Tăng cường thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Ở Công ty Kiểm toán Việt Anh, đối với khoản mục TSCĐ, tuy được thiết kế trong chương trình kiểm toán nhưng thử nghiệm kiểm soát thực hiện để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp giảm bớt việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, tránh gây mất thời gian. Tuy nhiên, cần xây dựng được số lượng mẫu chọn phù hợp đối với đặc điểm của từng khách hàng, tránh cố định số lượng mẫu chọn cần kiểm tra chi tiết, đôi khi đối với khách hàng lớn thì số lượng mẫu chọn là ít nhưng với khách hàng nhỏ thì số lượng mẫu đó lại quá lớn.

Thực hiện đầy đủ thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích có nhiều ưu điểm mà các thủ khác không thể mang lại cho cuộc kiểm toán. Mặc dù thủ tục phân tích chỉ được áp dụng đối với các con số mang tính tổng hợp nhưng chính vì thế mà thủ tục này sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về những viên động và xu hương trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên không thể phát hiện được những bất thường trong các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nói riêng và các chỉ tiêu liên quan đến khoản mục TSCĐ nói chung. Thủ tục phân tích áp dụng đối với khoản mục TSCĐ của Công ty Kiểm toán Việt Anh thực hiện chủ yếu tập trung vào phân tích ngang mà chưa thực hiện phân tích dọc do hạn chế là Công ty chưa có có sở dữ liệu thống kê về các con số bình quân và tỷ suất của từng ngành, từng lĩnh vực. Tuy mất nhiều thời gian và khó khăn đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu này nhưng nó là cần thiết đối với hoạt động kiểm toán của Công ty.

Hạn chế thủ tục kiểm tra chi tiết

Đối với thủ tục kiểm tra chi tiết được áp dụng chủ yếu với khoản mục TSCĐ của Công ty Kiểm toán Việt Anh nhưng thủ tục này cũng chỉ dừng lại ở việc thu thập chứng từ, trao đổi với kế toán mà kiểm toán viên chưa được chứng kiến sự vận hành thực tế để xem xét tình hình sử dụng TSCĐ trong thực tế, tránh một số trường

hợp TSCĐ mua về chưa được sử dụng nhưng đã được trích khấu hao, mặc dù Công ty đã thực hiện kiểm kê cùng khách hàng nhưng chỉ chứng minh được sự tồn tại của TSCĐ mà chưa chắc chắn được việc TSCĐ có được sử dụng hay không, điều này không thỏa mãn nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Để khắc phục điều này, khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nên yêu cầu khách hàng cho xem xét sự vận hàng của máy móc phục vụ quá trình sản xuất trong thực tế.

Sử dụng ý kiến chuyên gia

TSCĐ là khoản mục có giá trị lớn với thời gian sử dụng lâu dai, do đó ảnh hưởng của TSCĐ tới báo cáo tài chính không chỉ giới hạn trong 1 năm tài chính mà kéo dài nhiều năm tài chính. Tuy nhiên với tốc độ phát triển hiện nay của khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị của doanh nghiệp có thể giảm giá trị và lạch hậu so với các sản phẩm khác trên thị trường. Đối với những máy móc thiết bị như vậy, kiểm toán viên cần tiến hành xem xét lại giá trị thực của TSCĐ mà doanh nghiệp sở hữu. Việc xác định đúng giá trị để đánh giá lại đòi hỏi tham khảo ý kiến của chuyên gia, tuy nhiên, trong đa số các cuộc kiểm toán của Công ty Kiểm toán Việt Anh thực hiện thì việc tham khảo ý kiến chưa được sử dụng nên vẫn chưa đảm bảo được giá trị phản ánh trên báo cáo tài chính là hợp lý. Để đảm bảo sử dụng ý kiến của chuyên gia mang lại kết quả như mong muốn, Công ty cần thu thập đầy đủ những bằng chứng thích hợp nhằm chứng minh tư liệu cung cấp của chuyên gia là có căn cứ và hợp lý.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH kiểm toán Việt Anh em đã phần nào hiểu được thực tế một cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC nói riêng được tiến hành như thế nào. Toàn bộ khóa luận với đề tài: “ Kiểm toán BCTC khoản mục TSCĐ do công ty TNHH kiểm

toán Việt Anh thực hiện ” đã khía quát được một số nội dung chính của kiểm toán

BCTC, của hạch toán khoản mục TSCĐ và trình tự các bước trong quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục của công ty.Khóa luận tốt nghiệp đã trình bày thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long nói riêng do công ty TNHH kiểm toán Việt Anh thực hiện, em đã mạnh bạo đưa ra những nhận xét về ưu điểm và hạn chế trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long. Thông qua đó, em cũng đưa ra một số đề xuất với mong muốn có thể giúp công ty phần nào hoàn thiện chương trình kiểm toán của mình, nâng cao hiệu quả công việc như: thiết kế lại chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty, thực hiện thủ tục khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khách hàng khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ và dự kiến mức độ rủi ro, nên áp dụng thêm một số thủ tục phân tích đối với TSCĐ thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Tuy nhiên, do thời gian thực tập tại công ty không lâu, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên không thể tránh khỏi những nhận xét mang tính chủ quan và thiên lệch về lý thuyết nên rất mong được tiếp thu những ý kiến của thầy, cô giáo để nâng cao kiến thức phục vụ tốt cho công tác sau này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2013

Sinh viên

Hưng

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIỆN (Trang 47 - 51)