Những tồn tại trong thực tế vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán bào cáo tài chính do Công ty

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIỆN (Trang 45 - 47)

- Kết luận về KSNB của chu trình

DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIỆN 3.1 Nhận xét về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán

3.1.2 Những tồn tại trong thực tế vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán bào cáo tài chính do Công ty

toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán bào cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh thực hiện

3.1.2.1.Giai đoạn chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và nhận diện rủi ro, khi đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, kiểm toán viên chỉ dùng hai cấp độ hiệu quả và không hiệu quả để nhận định. Tính hiệu quả nên được chi tiết thành hai tiêu chí là tính phù hợp về mặt thiết kết và sự áp dụng trong thực tế, khi đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra được những nhận định chi tiết và chính xác hơn. Tuy Công ty có đề ra tiêu chuẩn về xác định mức trọng yếu kế hoạch và mức trọng yếu của từng tài khoản và mức sai sót có thể chấp nhận được nhưng đều mang tính chất tham khảo, vì vậy, trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải linh hoạt và chủ động phân bổ mức trọng yếu và mức chênh lệch kiểm toán có thể chấp

nhận được phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng khoản mục. Tuy nhiên, thực tế trong các cuộc kiểm toán, các giá trị này được thiết lập giống nhau cho tất cả các khoản mục và chu trình chứ chưa quan tâm đến đặc điểm và tính chất của chúng, do đó, tính khách quan chưa được đảm bảo. Một vấn đề nữa gặp phải trong các cuộc kiểm toán là đôi khi việc sắp xếp nhân sự và thời gian không hợp lý, việc này dẫn đến nhiều cuộc kiểm toán phải mở rộng thêm thời gian kiểm toán, đặc biệt đối với những khách hàng lớn và các khách hàng kiểm toán năm đầu tiên. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của kiểm toán cũng như uy tín của Công ty.

Đối với quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong báo cáo tài chính của Công ty, chương trình kiểm toán được thiết kế chặt chẽ đối với việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong chương trình kiểm toán cũng chỉ dẫn chi tiết những công việc kiểm toán viên cần thu thập để đánh giá được tính chính xác của khoản mục TSCĐ.

3.1.2.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, đôi khi các kiểm toán viên chưa giữ được mối liên hệ giữa các phần hành để tham chiếu lẫn nhau, vì thế, có một số sai phạm chỉ khi soát xét file kiểm toán mới được phát hiện, điều này ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Đôi khi trong một vài cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phân chia phần hành không phù hợp, dẫn đến có trường hợp kiểm toán viên không bao quát hết được phần hành của mình, vì vậy phải có sự trợ giúp của các thành viên khác trong đoàn, điều này gây ảnh hưởng đến công việc mà các cá nhân đó đang thực hiện.

Đối với thủ tục phân tích với khoản mục này, ở Công ty Kiểm toán Việt Anhchưa được chú trọng thiết kế các thủ tục phân tích một cách chi tiết, các phân tích cũng chỉ dừng lại ở việc so sánh tăng giảm nguyên giá và khấu hao lũy kế qua các năm mà chưa so sánh được cấu trúc TSCĐ trong tài sản dài hạn và tổng tài sản. Tác dụng của việc sử dụng thủ tục phân tích mang lại rất lớn, đôi khi chỉ cần dựa vào các chỉ tiêu tính toán qua thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên cũng có thể nhận ra được những bất thường trong khoản mục đang tiến hành kiểm toán. Khi

không thiết kế và thực hiện được đầy đủ các loại thủ tục phân tích, kiểm toán viên khó có thể có cái nhìn tổng quát về khoản mục được kiểm toán, làm tăng số lượng thủ tục kiểm tra chi tiết cần phải thực hiện.

3.1.2.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, một vài trường hợp trưởng phòng kiểm toán không thể kiểm soát được những sai sót của báo cáo tài chính mà trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên không phát hiện ra được. Vì vậy, Công ty Kiểm toán Việt Anhcần xây dựng một chương trình kiểm tra tính hợp lý của các thông tin thông qua việc thực hiện phân tích các tỷ suất để đảm các sai sót đều được phát hiện. Tuy nhiên, những trường này xảy ra rất ít vì các file và báo cáo kiểm toán còn được xem xét bởi ban giám đốc Công ty và các sai sót được phát hiện kịp thời.

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIỆN (Trang 45 - 47)

w