Đặc điểm của kinh tế tập thể trong kinh tế thị trƣờng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2Đặc điểm của kinh tế tập thể trong kinh tế thị trƣờng

1.2.1 Đặc trưng của kinh tế hợp tác, HTX

Tổng kết thực tiễn quá trình chuyển đổi các HTX kiểu cũ, thành lập các HTX kiểu mới nêu lên những đặc trƣng cơ bản của mô hình HTX kiểu mới nhƣ sau:

Thứ nhất: về thành viên tham gia HTX

Khác với HTX kiểu cũ, thành viên HTX chỉ gồm các thể nhân, HTX kiểu mới là một tổ chức kinh tế do các thành viên bao gồm cả thể nhân và pháp nhân (ngƣời lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh…), cả ngƣời có ít vốn và ngƣời có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng nhau góp vốn hoặc có thể góp sức lập ra

và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình theo quy định của Luật HTX. HTX không thủ tiêu tính tự chủ sản xuất, kinh doanh của các thành viên, mà chỉ làm những gì mỗi thành viên riêng lẻ không làm đƣợc hoặc làm không có hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên phát triển. Thành viên tham gia HTX vẫn là những đơn vị kinh tế tự chủ.

Thứ hai: Về quan hệ sở hữu

Trong HTX kiểu mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của các thành viên đƣợc phân định rõ. Sở hữu tập thể (sở hữu của HTX) bao gồm các nguồn vốn tính luỹ tái đầu tƣ, các tài sản do tập thể mua sắm để dùng cho hoạt động của HTX, tài sản trƣớc đây giao lại cho tập thể sử dùng làm tài sản không chia và các quỹ không chia. Thành viên khi tham gia HTX không phải góp TLSX, mà điều kiện tiên quyết là phải góp vốn theo quy định của Điều lệ HTX, có thể góp sức khi HTX có nhu cầu; xuất vốn góp không hạn chế, song đƣợc khống chế một tỷ lệ nhất định so với tổng số vốn góp của các thành viên nhằm đảm bảo tính chất của HTX (theo luật thì không quá 30%). Vốn góp của thành viên đƣợc chia lãi hằng năm và đƣợc rút khi xã viên ra khỏi HTX.

Thứ ba: Về quan hệ quản lý trong HTX

Trong các HTX kiểu mới, quan hệ giữa HTX và xã viên là quan hệ bình đẳng, thoả thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi ro trong suản xuất, kinh doanh. Hoạt động của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động suản xuất, kinh doanh của thành viên, mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng thành viên và do đó cũng tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên. Thành viên tham gia quyết định những công việc quan trong của HTX nhƣ phƣơng án sản xuất kinh danh, phƣơng án phân phối thu nhập trong HTX...Nguyên tắc bầu cử và biểu quyết đƣợc thực hiện bình đẳng, mỗi thành viên một phiếu bầu, không phân biệt vốn góp ít hay nhiều.

Thứ tƣ: Về quan hệ phân phối

Trong các HTX kiểu mới, hình thức phân phối đƣợc thực hiện trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa theo lao động, vừa theo vốn góp, vừa theo mức độ tham gia dịch vụ. Ngƣời lao động là xã viên, ngoài tiền công đƣợc nhận theo số lƣợng và chất lƣợng lao động, còn đƣợc nhận lãi chia theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ, vốn góp càng lớn, mức độ tham gia dịch vụ càng nhiều thì thu nhập càng cao. Có thể thấy rõ qua sơ đồ sau:

Thứ năm: Về cơ chế quản lý đối với HTX

Các HTX kiểu mới đã đƣợc giải phóng khỏi sự ràng buộc cứng nhắc về cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. HTX thực sự là một đơn vị kinh doanh

Tổng thu nhập

Quỹ công ích Quỹ tích luỹ Khấu hao tài sản cố

định Chi phí vật tƣ Nộp các khoản thuế Bù đắp chi phí sản xuất Trích các quỹ HTX Chia ngày công xã viên Nộp các khoản thuế

Lãi phân phối Trả công lao động Bù đắp chi phí sản xuất Bù lỗ năm trƣớc (nếu có) Trích lập các quỹ Chia theo mức độ tham gia DV Chia theo vốn góp

độc lập trong cơ chế thị trƣờng, bình đẳng trƣớc pháp luật với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế khác, cũng nhƣ phân chia lỗ lãi, bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc và trách nhiệm đối với thành viên, Nhà nƣớc ban hành pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển HTX tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX, không còn can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của HTX.

Thứ sáu: Về quy mô và phạm vi hoạt động

Quy mô và phạm vi hoạt động của HTX không còn bị giới hạn nhƣ trƣớc. Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, không giới hạn địa giới hành chính. Chẳng hạn, các HTX làm dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu...về nguyên tắc, không bị bó hẹp vào đơn vị hành chính theo quy mô thôn, xã. Ngay cả trong HTX nông nghiệp, địa bàn hoạt động cũng không nhất thiết trùng vào địa giới hành chính.

Thứ bảy: Về hiệu quả hoạt động của HTX

Cũng nhƣ các tổ chức kinh tế khác trong nền KTTT, hoạt động của HTX phải thích ứng với điều kiện KTTT, phải chấp nhận cạnh tranh, phải kinh doanh nhằm thu lợi nhuận để tồn tại, phát triển và thông qua đó mà đánh giá hiệu quả của hoạt động HTX.

Tuy nhiên, HTX còn có vai trò quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng công bằng, dân chủ, văn minh, giáo dục ý thức phát triển cộng đồng...Do đó, mọi hoạt động của HTX phải đƣợc đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, cả hiệu quả tập thể và của từng thành viên.

Thứ tám: Về mô hình HTX

Mô hình HTX kiểu mới linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành; với nhiều trình độ phát triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của

các thành viên, đến mở mang ngành nghề, vƣơn lên kinh doanh tổng hợp, từ HTX phát triển thành liên hiệp HTX.

Không thể áp dụng dập khuôn, máy móc một kiểu tổ chức HTX đơn điệu cho tất cả các vùng khác nhau của đất nƣớc. Theo Lênin, chế độ HTX với tƣ cách là một hình thức CNTB nhà nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH trƣớc khi có những HTX văn minh, thì phải rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phải đi dần từ thấp đến cao, phải căn cứ vào trình độ phát triển của LLSX, phải căn cứ vào đặc điểm công nghệ, trình độ quản lý trong từng ngành nghề; phải căn cứ vào những tất yếu kinh tế khiến những hộ gia đình xã viên tự nguyện tham gia vào HTX.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “không phải làng nào cũng phải lập mỗi làng mỗi HTX. Cũng không phải mỗi làng phải lập cả mấy HTX. Cũng không phải có HTX này thì không đƣợc lập HTX kia. Chẳng qua, theo hoàn cảnh nơi nào lập đƣợc HTX nào, và có khi hai HTX – mua và bán – lập chung cũng đƣợc. Nếu nhiều nơi đã thành lập HTX nhƣ nhau, thì HTX ấy nên liên lạc với nhau, thế lực càng mạnh hơn” [34, tr .318].

HTX kiểu mới trong nông nghiệp bổ biên là các HTX gắn với các hộ nông dân để cùng sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm cuối cùng của nông nghiệp. Khi đó, HTX sẽ đảm nhiệm một hay một số chức năng nhất định của đầu vào hay đầu ra cho các hộ. Các HTX sẽ trở nên đa dạng về các chức năng cũng nhƣ quy mô hoạt động của từng dịch vụ nông nghiệp. Chẳng hạn, trong ngành trồng trọt, để tăng quy mô diện tích canh tác nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả (điều này xảy ra trong trƣờng hợp diện tích canh tác nhỏ hẹp, kinh doanh kém hiệu quả song hộ nông dân nào cũng muốn giữ quyền sở hữu ruộng đất của mình, không chuyển giao cho ngƣời khác). Con đƣờng giải quyết mâu thuẫn này là các hộ hợp tác với nhau để cùng kinh doanh trên một diện tích canh tác lớn hơn, có hiệu quả hơn, nhƣng vẫn bảo vệ quyền sở hữu (sử dụng) của mình về đất đai.

Để hiểu rõ hơn những đặc trƣng của htx kiểu mới có thể so sánh nhƣ sau: TT Mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí HTX kiểu cũ HTX kiểu mới

1 Điều kiện ra đời Kinh tế hiện vật Kinh tế hàng hoá 2 Chỉ thể tham gia Thể nhân Thể nhân, pháp nhân

3 Mức độ tự nguyện Thấp Cao (do nhu cầu kinh tế hộ) 4 Quan hệ sở hữu Sở hữu tập thể Sở hữu tập thể và sở hữu cá

nhân đƣợc phân định rõ 5 Cơ chế quản lý - Nhà nƣớc can thiệp sâu

- Lãnh đạo cấp trên, vai trò của Ban chủ nhiệm. - Tính dân chủ hạn chế - Nhà nƣớc ít can thiệp trực tiếp - Các xã viên quyết định - Tính dân chủ cao 6 Quan hệ phân phối

Theo hoạt động, mang tính bình quân

Theo vốn, theo lao động và theo mức độ tham gia dịch vụ 7 Địa bàn hoạt động Địa giới hành chính

(làng, xã )

Không phụ thuộc địa giới hành chính

8 Hình thức tổ chức Đơn nhất Đa dạng

9 Nội dung kinh doanh

Toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên

Có thể chỉ ở từng khâu công việc, từng công đoạn ( chủ yếu khâu dịch vụ)

Nhƣ vậy HTX kiểu mới là mô hình tổ chức kinh tế có tính ƣu việt và phù hợp với điệu kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta.

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc của HTX

* Mục tiêu của HTX

HTX là một tổ chức kinh tế, vì vậy mục tiêu của HTX trƣớc hết là phải hoạt động có hiệu quả để tồn tại và phát triển đƣợc trong cơ chế thị trƣờng.

tế quyết định. Ngoài mục tiêu kinh tế, HTX còn có mục tiêu xã hội. HTX không phải là một tổ chức kinh tế thuần thuý lấy mục tiêu lợi nhuận là trên hết, mà còn nhằm tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên. Hồ Chí Minh từng nói về mục đích của HTX: “Tuy cách làm thì có khác nhau ít nhiều, nhƣng mục đích thì nƣớc nào cũng nhƣ nhau. Mục đích ấy thì trong lời tuyên nguôn của HTX Anh đã nói: Cốt làm cho những ngƣời vô sản giai cấp hoá ra anh em. Anh em thì làm giùm nhau nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói cạnh tranh. Làm sao cho ai trồng cây thì đƣợc ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây” [34, tr. 313, 114], “HTX khác hội buôn, vì hội buôn lợi riêng, HTX lợi chung” [34, tr 315 ]. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta, HTX là nhằm kết hợp và phát huy sức mạnh của từng xã viên và tập thể, thông qua kết quả hoạt động của HTX mà cải thiện đời sống xã viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thu ngắn khoảng cách về phân hoá giàu nghèo, thực hiện bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội nhất là ở nông thôn. HTX thực hiện mục tiêu xã hội trƣớc hết là trong nội bộ HTX. Mục tiêu xã hội của HTX không xa rời lý tƣởng mà gắn chặt với cuộc sống, nâng cao mức sống, tính cộng đồng cùng có lợi của xã viên HTX, của tầng lớp dân cƣ kém thế lực về kinh tế trong xã hội. Hai mục đích kinh tế và xã hội là đặc trƣng để phân biệt HTX với các tổ chức kinh tế thuần thuý khác.

Tuy thực hiện mục tiêu xã hội những HTX không phải là các tổ chức từ thiện. Bác Hồ nói: “HTX tuy là để giúp nhau nhƣng không giống các hội từ thiện. Vì vậy hội ấy có tiêu đi mà không làm ra và giúp đỡ bất kỳ ai nhƣng có ý bố thí; HTX có tiêu đi, có làm ra, chỉ giúp ngƣời trong hội nhƣng giúp một cách bình đẳng, một cách cách mệnh ai cũng giúp mà ai cũng bị giúp” [34, tr.315].

Nếu chỉ có mục tiêu xã hội thì HTX không còn là các tổ chức kinh tế nữa và mặt khác nó cũng không thể thực hiện đƣợc mục tiêu xã hội. Nếu chỉ có mục tiêu kinh tế thì bản chất tƣơng trợ giữa các thành viên để hƣớng tới lợi ích cũng sẽ bị biến dạng dần và tổ chức kinh tế đó cũng không còn là HTX vì sẽ dẫn đến cạnh tranh, chèn ép ngay trong nội bộ, giữa các thành viên, từ đó phá vỡ tổ

chức HTX do chính mình tự nguyện liên kết tạo ra.

* Nguyên tắc tổ chức HTX

Nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX là những quy định căn bản nhất làm cơ sở, đƣờng lối chỉ đạo và nền tảng cho HTX tổ chức hoạt động và thực hiện mục đích của mình trong thực tiễn đồng thời qua đó phân biệt HTX với các loại hình doanh nghiệp khác.

Đại hội Liên minh HTX Quốc tế năm 1966 đã thống nhất thông qua 6 nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX là:

- Tự nguyên gia nhập HTX - Quản lý dân chủ

- Lợi tức cổ phần đƣợc chi có giới hạn - Lợi nhuận thuộc về các xã viên

- Giáo dục và nâng cao hiểu biết về HTX

- Hợp tác giữa các HTX với nhau và hợp tác quốc tế

Tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc tổ chức của HTX, Đại hội Liên minh HTX Quốc tế lần thứ 31 tại nƣớc Anh đã bổ sung và thông qua 7 nguyên tắc tổ chức hành động trong thế kỷ 21 là:

- Tính tự nguyện và mở rộng đối với những ngƣời muốn trở thành xã viên HTX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xã viên tự kiểm soát một cách dân chủ. - Xã viên tham gia vào hoạt động kinh tế - Quyền tự chủ và độc lập

- Giáo dục, đào tạo và thông tin - Hợp tác giữa các xã viên - Quan tâm đến cộng đồng

Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX do ICA đề ra, Luật HTX đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2003 đã chắt lọc những nội dung quan trọng nguyên tắc tổ chức của ICA và đƣa

ra những nguyên tắc cơ bản sau đây: Một là: Nguyên tắc tự nguyện

Theo nguyên tắc này việc gia nhập và xin ra HTX là hoàn toàn tự nguyện, không có sự gò bó, ép buộc nếu nhƣ ngƣời dân không có nhu cầu xin gia nhập hay không muốn tham gia HTX nữa. Tuy nhiên HTX là một tổ chức kinh tế, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc tổ chức chặt chẽ, vì vậy để tránh tình trạng phát triển một cách tự phát, việc xin vào, xin ra HTX phải đƣợc quy định rõ ràng. Nếu tự nguyện gia nhập HTX mà thiếu điều kiện thì HTX cũng không kết nạp.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đều có thái độ hết sức thận trọng đối với nông dân. Ăngghen đã từng chỉ ra: Hãy để ngƣời nông dân suy nghĩ trên luống cày của họ. Ông khẳng định rằng: khi giai cấp vô sản đã giành đƣợc chính quyền thì tuyệt đối không đƣợc tƣớc đoạt đối với tiểu nông dƣới bất kỳ hình thức gì nhƣ buộc phải làm đối với những chủ đất lớn. Nói cánh khác, công việc phải làm không phải là dùng quyền lực để xoá bỏ một cách thô bạo cơ sở tồn tại của kinh tế nông hộ mà tạo ra môi trƣờng mới, điều kiện để nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn.

Lênin coi tự nguyện, không ép buộc đối với nông dân là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của HTX. Ông đã đấu tranh quyết liệt với xu hƣớng cƣỡng bức nông dân vào HTX. Bởi vì theo Ngƣời đó là: “một việc làm ngu xuẩn to lớn nhất”. Tháng 3/1919 tại Đại hội VIII Đảng cộng sản Nga, trƣớc xu hƣớng cƣỡng bức nông dân vào HTX và tập thể hoá tràn lan, Lênin đã nhấn mạnh rằng: ở đây mà dùng bạo lực thì có nghĩa là làm nguy hai đến toàn bộ sự nghiệp, điều cần phải làm là công tác giáo dục lâu dài và không bao giờ đƣợc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tập thể ở Bắc Giang (Trang 28)