Trong những năm vừa qua, tình hình quốc tế cũng như trong nước ta có những biến đổi không ngừng. Trên trường quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra khá mạnh mẽ và trở thanh tất yếu đối với những nước muốn phát triển nền kinh tế của mình, nó kéo theo nhiều tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta. Trong nước, nổi bật lên là việc nước ta có những bước tăng trưởng khá cao, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán làm tiền đề cho một nền kinh tế hội nhập; tuy nhiên chúng ta vẫn gặp phải những khó khăn như tỷ lệ lạm phát liên tục tăng, sự phát triển nhanh của nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ…. Những diễn biến không ngừng của nền kinh tế đó đặt ra nhiều thanh thức đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp cổ phần nói riêng. Nó đòi hỏi công tác đãi ngộ tài chính cũng phải không ngừng thay đổi. Để tạo ra những bước thay đổi lớn về căn bản này, các doanh nghiệp không tự mình làm được mà cần có những chính sách hay sự chỉ đạo của nhà nước và các cơ quan cấp trên.
Cũng như các công ty khác, công tác đãi ngộ tài chính được thực hiện trong công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ nhà nước, cụ thể những quy định về chính sách đãi ngộ và việc thực hiện các chính sách đó đối với từng cá nhân người lao động. Nhà nước và các cơ quan cấp trên đã có những quy định về tiền lương tối thiểu, dơn giá tiền lương, tổng quỹ tiền lương đối với từng công ty.
Tuy nhiên, đôi khi có những quy định gây khó khăn cho công tác đãi ngộ tài chính của công ty. Hơn nữa những văn bản mới lại không được công ty cập nhật một cách kịp thời. Vì vậy, Nhà nước và các cơ quan cấp trên có những đổi mới sẽ tạo điều kiện cho công tác đãi ngộ tài chính của công ty được thực hiện có hiệu quả hơn. Cụ thể là:
Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng trong các doanh nghiệp, nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc cải cách quy chế tiền lương cho các công nhân viên chức. Khi đó nhu cầu cuộc sống của họ trướng những thay đổi biến động của thị trường giá sẽ được đảm bảo.
Việc tăng cường cải cách phải được chính phủ tính toàn một cách kỹ lưỡng để cuộc sống của người lao động được ổn định, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và thu hút được nhân viên có trình độ cao, hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”.
Đối với những văn phạm pháp luật thì nhà nước cần thường xuyên bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản mới bổ sung phải được thực thi đồng bộ và được cập nhật đến công ty để họ kịp thời để họ có những thay đổi phù hợp với tình hình chung của thị trường. Thông qua đó các công ty sẽ có những chế độ đãi ngộ phù hợp để giữ được đội ngũ lao động có tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc.
Nhà nước nên có những chính sách để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong phân phối thu nhập bằng việc tăng cường các quỹ doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tái đầu tư mạnh mẽ cả về trang thiết bị và lực lượng lao động. Việc chủ động trong phân phối thu nhập sẽ giúp công ty có chế độ đãi ngộ thực sự hợp lý đối với nhân viên.
Tổ chức những hội thảo để thu thập ý kiến của các công ty và người lao động trước khi ban hành những chính sách quyết định về đãi ngộ tài chính nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người lao động và các công ty.
Tổ chức các lớp phổ biến kiến thức cho các cán bộ phụ trách công tác tiền lương trong các doanh nghiệp để họ cập nhập nhanh chóng nhất những chủ trương, chính sách mới của nhà nước. Khi đó họ sẽ áp dụng chính sách đó vào công ty mình một cách hiệu quả và kịp thời nhất.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác đãi nhân sự nói chung và đãi ngộ tài chính nói riêng là một đề tài mang tính cấp thiết mà bất cứ công ty nào đều phải làm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên và đồng thời giữ chân người tài.
Với sự hiểu biết về lý luận và qua tham khảo một số tài liệu, bài viết đã trình bày một cách khái quát, có hệ thống các vấn đề liên quan đến chế độ đãi ngộ tài chính của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam.
Qua tìm hiểu thực trạng công tác đãi ngộ tài chính của công ty, phân tích trên cơ sở đã học để thấy được nguyên nhân của những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đãi ngộ tài chính có hiệu quả hơn nữa. Những giải pháp trên đây còn mang tính lý thuyết và không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy cô trong bộ môn để bài chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Để hoàn thành bài chuyên đề này, em nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Minh Nhàn. Em xin chân thành cảm ơn cô!
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài chuyên đề này.
Hà Nôi, ngày 02 tháng 06 năm 2010 Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải ( đồng chủ biên) ( 2005), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. T.S Lê Quân, Slide Quản trị nhân lực, Đại học Thương Mại.
3. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam từ năm 2007 – 2009.
4. Một số tài liệu do công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam cung cấp: bảng lương, bảng công, liên quan đến chính sách nhân sự của công ty. Một số website:
1. dulichvietnam.com.vn
2. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/dai-ngo-nhan-su.8221.html 3. www.ebook.com
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đãi ngộ
tài chính cho nhân viên của công ty cổ phần Mở - Du lịch Việt Nam”...
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài...
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...
1.4. Phạm vi nghiên cứu...
1.5. Cơ sở lý luận về đãi ngộ tài chính...
1.5.1. Một số khái niệm...
1.5.1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự...
1.5.1.2. Khái niệm đãi ngộ nhân sự...
1.5.1.3. Khái niệm về đãi ngộ tài chính...
1.5.2. Các hình thức đãi ngộ tài chính...
1.5.2.1. Đãi ngộ tài chính thông qua tiền lương...
1.5.2.2. Đãi ngộ tài chính thông qua tiền thưởng...
1.5.2.3. Đãi ngộ thông qua phụ cấp...
1.5.2.4. Đãi ngộ thông qua trợ cấp ...
1.5.2.5. Đãi ngộ thông qua phúc lợi ...
1.5.2.6. Đãi ngộ thông qua cổ phần ...
1.5.3. Tổ chức công tác đãi ngộ tài chính...
1.5.3.1. Xây dựng chính sách đãi ngộ tài chính...
1.5.3.2. Triển khai chính sách đãi ngộ tài chính ...
1.5.3.3. Đánh giá chính sách đãi ngộ tài chính ...
1.5.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ tài chính ...
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng về chế độ đãi ngộ đối với nhân viên của công ty cổ phần Mở - Du lịch Việt Nam...
2.1. Phương pháp nghiên cứu ...
2.1.1.Phương pháp nghiên cứu dữ liệu ...
2.1.1.1.Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp...
2.1.1.2.Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp...
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đãi
ngộ tài chính đối với nhân viên tại công ty cổ phần Mở - Du lịch Việt Nam...
2.2.1.Đánh giá tổng quan tình hình đãi ngộ tài chính đối với nhân viên tại công ty cổ phần Mở - Du lịch Việt Nam...
2.2.1.1. Khái quát tình hình công ty...
2.2.1.2. Cơ cấu nhân sự của công ty...
2.2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất dinh doanh trong 3 năm 2007 – 2009...
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ đãi ngộ tài chính của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam...
2.3. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp phản ánh thực trạng đãi ngộ tài chính của công ty ...
2.3.1. Dữ liệu về hình thức đãi ngộ tài chính ...
2.3.2. Dữ liệu về tổ chức đãi ngộ tài chính ...
2.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp phản ánh thực trạng đãi ngộ tài chính của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam...21
2.4.1. Thực trạng hình thức đãi ngộ tài chính của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam...
2.4.2. Thực trạng tổ chức đãi ngộ tài chính của công ty công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam...
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ tài chính cho nhân viên của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam...
3.1. Các kết luận và phát hiện về chế độ đãi ngộ tài chính đối với nhân viên của công ty. 3.1.1. Những thành công và nguyên nhân...
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân...
3.2. Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện ...
3.2.1. Dự báo triển vọng phát triển của công ty...
3.2.2. Quan điểm hoàn thiện về chế độ đãi ngộ tài chính cho nhân viên...
3.3. Các giải pháp...
3.3.1. Giải pháp đối với công ty...