Cơ hội và thách thức của Agribank Lâm Đồng trong quá trình phát

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Agribank Lâm Đồng (Trang 88 - 90)

AGRIBANK LÂM ĐỒNG

3.1. Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

3.1.1 Cơ hội và thách thức của Agribank Lâm Đồng trong quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ sản phẩm dịch vụ

Cơ hội

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, nằm trên địa bàn khu vực Nam Tây Nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Tây Nguyên, tiếp giáp với khu vực miền Đông Nam Bộ, khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, là vùng năng động nhất về kinh tế của cả nước với nhiều chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chính sách thu hút đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi để Lâm Đồng phát triển nhanh chóng. Đồng thời Lâm Đồng cũng có nhiều điều kiện cho việc tăng cường liên kết với các tỉnh duyên hải Miền Trung về du lịch và các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh.

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp nhưng nền kinh tế Lâm Đồng vẫn tiếp tục phát triển theo đúng định hướng đã đề ra, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, vốn FDI và vốn đầu tư trong nước tiếp tục tăng trưởng nhanh, lãnh đạo địa phương luôn theo dõi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư theo hướng công khai, minh bạch.

Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, GDP bình quân đầu người liên tục tăng cao qua các năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, cùng với đó là chính sách thu hút nhân tài, nhân lực dân số Lâm Đồng tiếp tục tăng nhanh và trở thành một thị trường tiềm năng cho phát triển SPDVNH.

Agribank Lâm Đồng qua hơn 20 năm phát triển cùng với thương hiệu uy tín trên thị trường đã tạo được cho mình một chỗ đứng trên địa bàn về dịch vụ thẻ đó là cơ hội,

81

là điều kiện tốt để Agribank Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh phát triển, bán chéo sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng của mình.

Cùng với chiến lược phát triển chung của hệ thống Agribank, phát triển SPDVNH sẽ là một chiến lược được tập trung mở rộng. Với cơ cấu tổ chức linh hoạt, công nghệ tiên tiến, và nguồn nhân lực chất lượng cao, sẽ là những thế mạnh tạo tiền đề cho phát triển SPDVNH của Agribank Lâm Đồng.

Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank rộng khắp trong cả tỉnh tới từng xã, huyện là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển SPDVNH, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, dịch vụ quản lý dòng tiền cho khách hàng

Thách thức

Nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp tác động đến kinh tế Việt Nam, để điều hành chính sách kinh tế vĩ mô NHNN luôn phải đề ra những chính sách liên quan tới lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế của đất nước nhưng những chính sách tiền tệ ấy là áp lực, rào cản cho hoạt động của các ngân hàng.

Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng liên tục tăng cao. Lâm Đồng là một mảnh đất màu mỡ để khai thác thị trường, do đó, tất cả các ngân hàng đều muốn đầu tư và mở rộng thị trường tại đây nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh tạo nên áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần hoạt động dần bị chia sẻ bởi rất nhiều ngân hàng mới tham gia thị trường, nên làm sao để xây dựng cho mình một chiến lược phát triển tốt tạo được sức cạnh tranh cao, tạo được sự khác biệt là một thách thức to lớn đối với Agribank Lâm Đồng trong thời gian tới.

Trình độ để tiếp thu và sử dụng các SPDVNH của đa số khách hàng còn hạn chế. Phát triển SPDVNH cơ bản dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Những sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng ra đời đều áp dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đại đa số người dân hiện nay trình độ về công nghệ thông tin còn hạn chế nên tạo cho khách hàng tâm lý e dè khi sử dụng SPDVNH hiện đại. Vì thế, các ngân hàng đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống mạng lưới, công nghệ, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt(các thiết bị EDC/POS). Tuy nhiên, mọi thứ dường như vẫn xa lạ đối với khách

82

hàng, hiệu quả sử dụng rất thấp và rất nhiều khách hàng gần như không biết đến những dịch vụ, tiện ích mà những sản phẩm, SPDVNH hiện đại đem lại.

Tập quán và thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cư còn yếu, đại bộ phận vẫn ưa dùng thanh toán bằng tiền mặt, khả năng thích ứng với công nghệ mới còn thấp (ATM, Internet…)

Trình độ và năng lực cán bộ vẫn còn thấp chưa đáp ứng được các thách thức trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Agribank Lâm Đồng (Trang 88 - 90)