1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay
Tốc độ tăng trƣởng hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng hàng năm ổn định,
21
đảm bảo thu nhập cho chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu các năm tiếp theo không tăng là tăng trƣởng lành mạnh. Tốc độ tăng trƣởng nóng trong vài năm, kéo theo nhiều khoản nợ xấu, nợ rủi ro sau đó là tăng trƣởng không bền vững. Việc đánh giá tốc độ tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh không chỉ nhìn trong khoảng thời gian ngắn mà phải nhìn vào cả một chu kỳ hoạt động kinh doanh (thƣờng từ 3 đến 5 năm) mới có thể đánh giá đƣợc tăng trƣởng là bền vững hay không.
1.2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng
Chất lƣợng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung trong đó nội dung quan trọng và có tính lƣợng hóa nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ. Theo quan điểm thông thƣờng của các NHTM Việt Nam và trong một số trƣờng hợp theo nghĩa hẹp khi nói đến chất lƣợng tín dụng, ngƣời ta chỉ nói đến tỷ lệ giữa nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa chất lƣợng tín dụng kém và ngƣợc lại. Theo thông lệ quốc tế nếu tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 5% và tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì đƣợc coi là tín dụng có chất lƣợng tốt, trên mức 5% thì chất lƣợng tín dụng đƣợc xem là có vấn đề. Công thức tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu
X 100% ≤ 5% Tổng dƣ nợ
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005” thì dƣ nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đƣợc chia làm 05 nhóm, cụ thể:
22
Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu đầy đủ gốc lãi đúng thời hạn còn lại. Đối với các khoản nợ quá hạn, khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn. Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đƣợc cơ cấu lại.
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu).
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định. Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
23
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Ngoài những quy định phân loại nợ nhƣ trên, Tổ chức tín dụng còn phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trƣờng hợp sau đây: Toàn bộ dƣ nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải đƣợc phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định phân loại nêu trên vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó. Đối với các khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định nêu trên và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trƣờng hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của các khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dƣ nợ (kể cả phần dƣ nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.
Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ đƣợc phân loại vào các nhóm theo quy định phân loại nợ nêu trên vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra trƣờng hợp có diễn biến bất
24
lợi tác động tiêu cực đến môi trƣờng, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin). Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hƣớng suy giảm. Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Việc phân loại nợ theo Quyết định 493 và Quyết định 18 sửa đổi, bổ sung Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nƣớc không chỉ dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn mà còn dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay. Điều đó cho thấy Ngân hàng Nhà nƣớc muốn các NHTM phải đánh giá thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vay hay nói chính xác là đánh giá chính xác hơn về chất lƣợng tín dụng của mình để dần sớm phù hợp với những chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
1.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay tín dụng=
Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn đối với ngân hàng, quy mô hoạt động của ngân hàng, đóng góp của vốn tín dụng cho nền kinh tế. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ chu chuyển vốn tín dụng nhanh, tình hình hoạt động tín dụng lành mạnh, ngân hàng thu phí đƣợc nhiều hơn.
1.2.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ số này đƣợc xác định bằng công thức sau: Hiệu suất sử dụng vốn=
Tổng dƣ nợ tín dụng Nguồn vốn huy động
25
Chỉ tiêu này đƣợc tính dựa trên tỉ lệ phần trăm giữa tổng dƣ nợ tín dụng và nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng. Thông qua hệ số này mà ta biết đƣợc khả năng sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc để cho vay của ngân hàng là cao hay thấp hay nó phản ánh hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn bỏ ra của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn (trên 50%) thì thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, chƣa tƣơng xứng với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này nhỏ (dƣới 50%) thì thể hiện ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, huy động đƣợc nhiều vốn mà không đáp ứng nhu cầu vay vốn. Nhƣ vậy nếu chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ thì đều không tốt. Do đó, ngân hàng cần phải cân nhắc để điều chỉnh hệ số này sao cho hợp lý.
1.2.2.5. Thu từ hoạt động tín dụng và lãi suất bình quân đầu ra
Thu từ hoạt động tín dụng là nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng. Tỷ lệ thu từ hoạt động tín dụng/ Dƣ nợ bình quân cho biết cứ 100 đồng vốn bình quân của ngân hàng trong kỳ hoạt động sẽ cho bao nhiêu đồng lãi. Lãi suất đầu ra bình quân (LSĐRBQ):
LSĐRBQ=
Tổng số nguồn vay thứ i x LS cho vay của nguồn thứ i Tổng số các nguồn vốn vay
Tính đƣợc lãi suất bình quân đầu ra ta sẽ thấy mối tƣơng quan với lãi suất bình quân đầu vào.