PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (Trang 26)

1.2.1. Phƣơng pháp đánh giá hoạt động huy động vốn

1.2.1.1. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn, loại tiền, đối tượng gửi tiền

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn: Gồm tiền gửi ngắn hạn (có thời hạn dƣới 12 tháng) và nguồn tiền gửi trung dài hạn (từ 12 tháng trở lên), theo Điều 2 thông tƣ 15/2009/TT-NHNN định nghĩa: “Nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng là nguồn vốn có thời hạn còn lại đến 12 tháng. Nguồn vốn trung và dài hạn là nguồn vốn có thời hạn còn lại từ 12 tháng trở lên”. Theo đó, cơ cấu thời hạn của nguồn vốn huy động sẽ thể hiện tính ổn định của nguồn vốn huy động ngân hàng. Từ đó đƣa ra căn cứ tính dƣ nợ, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán theo quy định của nhà nƣớc. Theo thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN quy định các ngân hàng đƣợc dùng tối đa 80% vốn huy động để cho vay, trong đó đƣợc dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nhƣ vậy, nếu nguồn vốn của ngân hàng lớn và tăng trƣởng tốt đồng nghĩa với dƣ nợ lớn, có điều kiện tăng trƣởng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Cơ cấu theo loại tiền: Việt Nam đồng hay đô la Mỹ, hay các ngoại tệ khác ảnh hƣởng đến cơ cấu dƣ nợ của ngân hàng.

Cơ cấu theo đối tượng gửi tiền: Đối tƣợng gửi tiền là cƣ dân hay tổ chức mang tính quyết định đến chi phí vốn và tính ổn định trong nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ cƣ dân thƣờng rẻ hơn và ổn định hơn của tổ chức nhƣng nhỏ lẻ, phức tạp trong khâu quản lý. Cơ cấu nguồn vốn có nhiều tiền gửi cƣ dân tránh đƣợc sự sụt giảm nguồn đột ngột khi các tổ chức chấm dứt hợp đồng tiền gửi với ngân hàng, đảm bảo tính thanh khoản ổn định.

1.2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn

Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với mục đích và kỳ

20

vọng gửi tiền. Đây là một yếu tố khiến khách hàng gắn bó lâu dài với ngân hàng vì ngân hàng luôn đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu mà khách hàng cần.

Tính ưu việt của sản phẩm dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ ra đời không chỉ đa dạng về số lƣợng mà còn thể hiện tính ƣu việt, hiệu quả đối với khách hàng. Nhất là khi thị trƣờng tài chính ngày càng nhiều ngân hàng với hàng trăm dịch vụ tài chính đi kèm, việc ƣu việt hóa các sản phẩm tạo nên sự khác biệt để lại dấu ấn thƣơng hiệu với khách hàng.

1.2.1.3. Chi phí huy động vốn và lãi suất bình quân đầu vào

Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn, quyết định trực tiếp tới phƣơng thức sử dụng vốn và lợi nhuận của ngân hàng. Có hai cách tính lãi suất đầu vào bình quân (LSĐVBQ):

LSĐVBQ=

Tổng số dƣ nguồn vốn thứ i × LS huy động của nguồn thứ i Tổng số dƣ các nguồn vốn

Hoặc

LSĐVBQ = Z(Tỷ trọng loại tiền gửi thứ i x Lãi suất loại tiền gửi thứ i) Với i=1-n

Nhƣ vậy, với biểu lãi suất nhƣ nhau nhƣng khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời hạn chế rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng luôn phấn đấu đạt đƣợc chi phí huy động bình quân hợp lý nhất, đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay, gia tăng chênh lệch lãi suất đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

1.2.2. Phƣơng pháp đánh giá hoạt động cho vay

1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay

Tốc độ tăng trƣởng hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng hàng năm ổn định,

21

đảm bảo thu nhập cho chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu các năm tiếp theo không tăng là tăng trƣởng lành mạnh. Tốc độ tăng trƣởng nóng trong vài năm, kéo theo nhiều khoản nợ xấu, nợ rủi ro sau đó là tăng trƣởng không bền vững. Việc đánh giá tốc độ tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh không chỉ nhìn trong khoảng thời gian ngắn mà phải nhìn vào cả một chu kỳ hoạt động kinh doanh (thƣờng từ 3 đến 5 năm) mới có thể đánh giá đƣợc tăng trƣởng là bền vững hay không.

1.2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng

Chất lƣợng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung trong đó nội dung quan trọng và có tính lƣợng hóa nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ. Theo quan điểm thông thƣờng của các NHTM Việt Nam và trong một số trƣờng hợp theo nghĩa hẹp khi nói đến chất lƣợng tín dụng, ngƣời ta chỉ nói đến tỷ lệ giữa nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa chất lƣợng tín dụng kém và ngƣợc lại. Theo thông lệ quốc tế nếu tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 5% và tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì đƣợc coi là tín dụng có chất lƣợng tốt, trên mức 5% thì chất lƣợng tín dụng đƣợc xem là có vấn đề. Công thức tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu

X 100% ≤ 5% Tổng dƣ nợ

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005” thì dƣ nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đƣợc chia làm 05 nhóm, cụ thể:

22

Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu đầy đủ gốc lãi đúng thời hạn còn lại. Đối với các khoản nợ quá hạn, khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn. Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đƣợc cơ cấu lại.

Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu).

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định. Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

23

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Ngoài những quy định phân loại nợ nhƣ trên, Tổ chức tín dụng còn phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trƣờng hợp sau đây: Toàn bộ dƣ nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải đƣợc phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định phân loại nêu trên vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó. Đối với các khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định nêu trên và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn. Trƣờng hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của các khoản nợ vay hợp vốn do tổ chức tín dụng làm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dƣ nợ (kể cả phần dƣ nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.

Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ đƣợc phân loại vào các nhóm theo quy định phân loại nợ nêu trên vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra trƣờng hợp có diễn biến bất

24

lợi tác động tiêu cực đến môi trƣờng, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin). Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hƣớng suy giảm. Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin chính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Việc phân loại nợ theo Quyết định 493 và Quyết định 18 sửa đổi, bổ sung Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nƣớc không chỉ dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn mà còn dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay. Điều đó cho thấy Ngân hàng Nhà nƣớc muốn các NHTM phải đánh giá thực sự các khoản nợ đã cho khách hàng vay hay nói chính xác là đánh giá chính xác hơn về chất lƣợng tín dụng của mình để dần sớm phù hợp với những chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

1.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay tín dụng=

Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn đối với ngân hàng, quy mô hoạt động của ngân hàng, đóng góp của vốn tín dụng cho nền kinh tế. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ chu chuyển vốn tín dụng nhanh, tình hình hoạt động tín dụng lành mạnh, ngân hàng thu phí đƣợc nhiều hơn.

1.2.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ số này đƣợc xác định bằng công thức sau: Hiệu suất sử dụng vốn=

Tổng dƣ nợ tín dụng Nguồn vốn huy động

25

Chỉ tiêu này đƣợc tính dựa trên tỉ lệ phần trăm giữa tổng dƣ nợ tín dụng và nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng. Thông qua hệ số này mà ta biết đƣợc khả năng sử dụng nguồn vốn huy động đƣợc để cho vay của ngân hàng là cao hay thấp hay nó phản ánh hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn bỏ ra của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn (trên 50%) thì thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, chƣa tƣơng xứng với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này nhỏ (dƣới 50%) thì thể hiện ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, huy động đƣợc nhiều vốn mà không đáp ứng nhu cầu vay vốn. Nhƣ vậy nếu chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ thì đều không tốt. Do đó, ngân hàng cần phải cân nhắc để điều chỉnh hệ số này sao cho hợp lý.

1.2.2.5. Thu từ hoạt động tín dụng và lãi suất bình quân đầu ra

Thu từ hoạt động tín dụng là nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng. Tỷ lệ thu từ hoạt động tín dụng/ Dƣ nợ bình quân cho biết cứ 100 đồng vốn bình quân của ngân hàng trong kỳ hoạt động sẽ cho bao nhiêu đồng lãi. Lãi suất đầu ra bình quân (LSĐRBQ):

LSĐRBQ=

Tổng số nguồn vay thứ i x LS cho vay của nguồn thứ i Tổng số các nguồn vốn vay

Tính đƣợc lãi suất bình quân đầu ra ta sẽ thấy mối tƣơng quan với lãi suất bình quân đầu vào.

1.2.3. Mối tƣơng quan giữa huy động vốn và cho vay quyết định kết quả kinh doanh kinh doanh

Theo Phan Thị Thu Hà (2009): mối liên hệ nguồn vốn và tài sản chính là mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn, đó là hai mặt của quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng.

26

còn nguồn vốn liên quan tới chi phí chủ yếu của ngân hàng - chi phí trả lãi. Nếu dùng chỉ tiêu chênh lệch thu chi từ lãi (Thu nhập từ lãi – chí phí phải trả) để đo mối liên hệ sinh lời giữa nguồn vốn và tài sản thì sinh lời tăng khi lãi suất bình quân của tài sản phải lớn hơn lãi suất bình quân của nguồn vốn, hoặc lãi suất biên của tài sản phải lớn hơn lãi suất biên của nguồn vốn. Mối liên hệ sinh lời giữa tài sản và nguồn vốn thƣờng đƣợc đo bằng tỷ lệ tài sản sinh lãi và chênh lệch lãi suất.

Mối liên hệ an toàn: Ngân hàng phải duy trì các mối liên hệ an toàn theo Luật định. Quy mô và cấu trúc tiền gửi liên quan chặt chẽ đến ngân quỹ và chứng khoán thanh khoản cũng nhƣ kỳ hạn nợ của các khoản tín dụng. Một số ngân hàng từ cấu trúc, tính ổn định và thanh khoản của nguồn sẽ quyết định cấu trúc, tính thanh khoản của tài sản. Một số ngân hàng ngƣợc lại, từ quy mô và cấu trúc tài sản dự tính sẽ tìm kiếm và quản lý quy mô nguồn vốn thích hợp.

Một số chỉ tiêu phản ánh tƣơng quan huy động vốn và cho vay:

1.2.3.1. Chênh lệch lãi suất bình quân

Công thức tính chênh lệch lãi suất bình quân (LSBQ): Chênh lệch LSBQ = LSBQ đầu ra – LSBQ đầu vào

1.2.3.2. Tương quan giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn

Rủi ro thanh khoản: Theo Trƣơng Quang Thông (2010), rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc trƣng và phổ biến trong hoạt động ngân hàng thƣơng mại, đây là loại rủi ro do ngân hàng thiếu khả năng thanh toán không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền hoặc không có khả năng huy động, vay mƣợn để đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trƣớc đó. Nguyên nhân của rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)