Quá trình trợ cấp thông qua các cơ chế thích ứ ng chuyên

Một phần của tài liệu Tài liệu Thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21 (P4) pdf (Trang 29 - 30)

dng còn nhiu hn chế

Tương phản sâu sắc với công tác hoạch định thích

ứng ở các nước phát triển, các kế hoạch viện trợđa phương cho công tác thích ứng ở các nước đang phát triển khởi động rất chậm chạp. Thực vậy, từ

trước đến nay quá trình này vẫn có các đặc trưng muôn thuở như: đầu tư nhỏ lẻ, manh mún và công tác quản lý kém. Tệ hơn, hợp tác quốc tế trong công tác thích ứng đã không được phát triển với tư cách một phần của mối hợp tác lớn hơn, đó là viện trợ quốc tế trong vấn đề xoá đói giảm nghèo. Hệ quả là các cơ chế hỗ trợ tài chính đa phương

đang chỉ có thể mang lại những dòng tài chính nhỏ lẻ với chi phí giao dịch lớn, đem đến những kết quả rất hạn chế.

Các cơ chếđa phương cho quá trình thích

ứng đã được phát triển trong khuôn khổ hàng loạt các sáng kiến (Bảng 4.1). Hai quỹ của UNFCCC – quỹ Dành cho Các quốc gia Chậm phát triển Nhất (LDCF) và quỹĐặc biệt cho Biến đổi Khí hậu (SCCF) – đã được lập ra dưới sự bảo trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF). Cả hai nguồn

quỹ này được các nhà tài trợđóng góp tự nguyện. Năm 2006, một cơ chế khác, Ưu tiên Chiến lược cho Công tác Thích ứng (SPA), đã được vạch ra

để cấp vốn cho các dự án thử nghiệm hoạt động dựa trên chính các nguồn lực của GEF trong một giai đoạn 3 năm. Mục tiêu của các nguồn quỹ GEF này, theo tuyên bố, là giảm thiểu khả năng bị tổn thương của các quốc gia bằng cách hỗ trợ các dự

án nâng cao khả năng thích ứng. Cùng với việc Nghịđịnh thư Kyoto bắt đầu có hiệu lực từ năm 2005, một nguồn vốn tiềm năng khác đã được khai thông dưới dạng Quỹ dành cho Công tác Thích

ứng – một nguồn quỹ sẽđược tiếp vốn thông qua các giao dịch theo Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) (xem chương 3).

Các con số về cấp viện trợ cho đến nay chưa tỏ

ra ấn tượng cho lắm. Có thể tóm lược như sau: • Quỹ Dành cho Các quốc gia Chậm phát triển Nhất.

Được lập ra vào năm 2001, cho đến nay LDCF

đã nhận được cam kết hỗ trợ từ 17 nhà tài trợ

với số tiền xấp xỉ 157 triệu Đô-la Mỹ. Chỉ chưa

đầy một nửa sốđó được chuyển đến các tài khoản của GEF. Thực chi thông qua các dự án chỉđạt 9,8 triệu Đô-la Mỹ.57 Kết quả rõ rệt nhất của LDCF cho đến nay là giúp lập ra 20 bản Kế

hoạch Hành động Thích ứng Quốc gia (NAPA) hoàn chỉnh. Rất nhiều trong số các bản kế hoạch này bao gồm các nghiên cứu phân tích có ích, cung cấp những thông tin quan trọng và cặn kẽ về các vấn đềưu tiên. Tuy nhiên, chúng có hai nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, chúng đề ra rất ít giải pháp trước các thách thức trong quá trình thích ứng, mà chỉ tập trung chủ yếu vào ‘đối phó với khí hậu’ thông qua các dự án quy mô nhỏ: tính trung bình, đề xuất huy động tài chính của mỗi nước chỉ vào khoảng 24 triệu Đô- la Mỹ.58 Thứ hai là, ở hầu hết các nước, các Kế

hoạch Hành động Thích ứng Quốc gia lại được xây dựng bên ngoài khuôn khổ thể chế của công tác hoạch định quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Kết quả là nó trở thành một giải pháp ứng phó dựa trên các dự án nhỏ lẻ, không thể lồng ghép công tác hoạch định thích ứng vào quá trình triển khai các chính sách có quy mô bao quát hơn nhằm khắc phục khả năng bị tổn thương và tụt hậu (Hộp 4.7).

QuỹĐặc biệt cho Biến đổi Khí hậu. Đi vào hoạt

động từ năm 2005, SCCF đã nhận được các cam kết ủng hộ lên tới 67,3 triệu Đô-la Mỹ,

Hình 4.6 Viện trợ dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

Hỗ trợ phát triển chính thức bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, một số nhà tài trợ tiêu biểu giai đoạn 2001-2005 (%)

Vương quốc Anh

Nguồn: Tính toán của Văn phòng HDR dựa vào

OECD 2007b và Agrawala 2005. 0 20 40 60 80 100 Đan Mạch Dự báo mức thấp 17%, 16 tỷ Đô la Mỹ Dự báo mức cao 34%, 32 tỷ Đô la Mỹ Mức trung bình của OECD-DAC I-ta-li-a Na Uy Hà Lan Đức Hoa Kỳ Pháp Ca-na-đa Nhật Bản Khởi điểm chính là việc các nhà tài trợ phải thực hiện

4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế

trong đó 56,7 triệu được dành riêng cho công tác thích ứng.59 SCCF được lập nên để giải quyết các nhu cầu về thích ứng lâu dài của các nước đang phát triển, giải quyết các vấn đề

về y tế, sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt và những hệ sinh thái dễ bị huỷ hoại. Thực chi của các dự án cho đến nay mới chỉ là 1,4 triệu

Đô-la Mỹ.60

Ưu tiên Chiến lược cho Công tác Thích ứng. Đi vào triển khai từ năm 2004. Nó dành ra một khoản 50 triệu Đô-la Mỹ trải dài trong 3 năm để triển khai các dự án thí điểm trên một loạt các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý hệ sinh thái. Cho đến nay, số tiền cam kết là 28 triệu Đô-la Mỹ, trong

đó 14,8 triệu đã được giải ngân.61

Quỹ cho Công tác Thích ứng. Được tạo ra để hỗ

trợ các ‘hoạt động cụ thể,’ sẽđược cấp vốn thông qua hình thức đánh thuếở mức 2% giá trị tín dụng tạo ra từ các dự án CDM. Nếu được triển khai, khoản thuế này sẽ mang lại nguồn thu có giá trị trong khoảng từ 160 tới 950 triệu Đô-la Mỹđến năm 2012, tuỳ thuộc vào khối lượng và giá cả giao dịch.62 Tuy nhiên, Quỹ dành cho Công tác Thích ứng này vẫn chưa hỗ trợđược cho một hoạt động nào vì vẫn còn những bất

đồng trong vấn đề quản lý.

Có thể đơn giản hoá vấn đề phức tạp này thành một bảng cân đối đơn giản như sau. Cho đến giữa năm 2007, tổng kinh phí đa phương đã thực hiện trong khuôn khổ các sáng kiến của UNFCCC

đã đạt mức 26 triệu Đô-la Mỹ. Số tiền này chỉ ngang bằng với chi phí cho công tác phòng chống lũ trong một tuần ở Anh. Nhìn vào tương lai, tổng cam kết hỗ trợ tài chính cho công tác thích ứng thông qua các quỹđa phương chuyên dụng đạt mức 279 triệu

Đô-la Mỹ. Những nguồn quỹ này sẽđược giải ngân trong nhiều năm. Sự tương phản giữa các nỗ lực thích ứng ở các nước giàu là rất đáng kể. Bang Baden-Wurtemberg của Đức đang có kế hoạch chi gấp đôi tổng số tiền dành cho công tác thích ứng

đa phương vào việc củng cố hệ thống phòng chống lũ lụt của mình. Trong khi đó, kế hoạch Mose của Venice, có mục tiêu bảo vệ thành phố này khỏi sự

dâng lên của mực nước biển, sẽ chi khoảng 3,8 tỷ Đô-la Mỹ trong vòng 5 năm (Hình 4.5).63

Tất nhiên, sự quan tâm đầu tư của các nước giàu vào công tác thích ứng với biến đổi khí hậu là hoàn toàn chính đáng. Thế nhưng việc thiếu kinh phí dai dẳng và triền miên cho công tác

thích ứng ở các nước nghèo thì khó có thể chấp nhận được hơn, đó là còn chưa tính đến vai trò của các nước giàu trong việc gây ra các rủi ro biến

đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21 (P4) pdf (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)