Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 35)

1.3.2.1. Yếu tố pháp luật và chính trị

Ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của các ngân hàng thường được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý sẽ mang lại cho ngân hàng những thách thức cũng như những cơ hội mới. Chẳng hạn như việc dỡ bỏ các hạn chế về huy động tiền gửi nội tệ sẽ mở đường cho các ngân hàng nước ngoài phát triển các sản phẩm huy động tiền gửi và các sản phẩm cho vay nội tệ. Việc nới lỏng trong quản lý của luật pháp cũng có thể đặt cho các ngân hàng nguy cơ cạnh tranh mới như những thay đổi trong luật ngân hàng của một nước cho phép thành lập các ngân hàng nước ngoài sẽ đặt các ngân hàng của nước đó vào tình thế bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Điều này vừa gây áp lực cạnh tranh lớn trong huy động vốn đối với các ngân hàng trong nước nhưng cũng đem lại cơ hội tiếp cận công nghệ mới, học hỏi những sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng nước ngoài.

1.3.2.2. Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng phát triển cao, nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành ngân hàng

27

phát triển. Nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh càng cao thì nhu cầu vay vốn từ ngân hàng càng cao và do đó dẫn tới nhu cầu huy động vốn của ngân hàng cũng tăng cao. Đồng thời khi nền kinh tế phát triển thì khả năng tích lũy của người dân cũng tăng mạnh. Đây chính là nguồn tài nguyên lớn cho công tác huy động vốn của NHTM, và ngược lại. Sự ổn định của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thu nhập, chu kỳ chi tiêu của người dân. Các yếu tố này đều có tác động không nhỏ đến khả năng huy động vốn của NHTM.

Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế vừa tạo cho ngân hàng những cơ hội kinh doanh, đồng thời tạo ra cả những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Sự thành công hay thất bại của chiến lược cạnh tranh của một ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế trong nước, khu vực và toàn cầu. Do vậy, mỗi một ngân hàng phải nắm bắt được kịp thời sự biến đông trên để chủ động đưa ra những phương thức huy động vốn mới cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh.

1.3.2.3. Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng

Thói quen, tâm lý của người dân có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn của ngân hàng.

Nếu một quốc gia hoặc vùng dân cư mà người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt hoặc tích trữ tiền mặt tại nhà thì đó sẽ là khó khăn lớn đối với ngân hàng tại quốc gia hoặc tại khu vực dân cư đó trong việc huy động vốn.Và ngược lại nếu người dân đã quen với hình thức thanh toán điện tử, nhận thấy được lợi ích của việc gửi tiền tại ngân hàng thì đó sẽ là điều kiện tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Để thay đổi thói quen của người dân, cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong huy động vốn với các ngân hàng khác tại những khu vực dân cư này, ngân hàng cần có các hoạt động

28

marketing, truyền thông về lợi ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng như về uy tín của ngân hàng.

Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nếu người dân dự đoán lạm phát sẽ tăng cao trong tương lai hoặc sẽ xảy ra những biến động về kinh tế, chính trị thì nhu cầu gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ giảm và ngược lại. Khi đó ngân hàng cần kịp thời có các biện pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm nâng cao năng lực huy động vốn của mình.

29 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

2.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank được thành lập năm 1994 và là một trong những ngân hàng thương mại ra đời sớm nhất tại Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, SeABank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được nhiều thành công nhất định. SeABank đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện để phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với mong muốn trở thành một tập đoàn ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại.Việc đổi mới toàn diện luôn là chiến lược ưu tiên hàng đầu của ngân hàng Đông Nam Á.

Năm 1994, Ngân hàng được thành lập dưới tên giao dịch là Ngân hàng thương mại Hải Phòng tại thành phố Hải Phòng. Đến năm 2001, ngân hàng chính thức đổi tên giao dịch thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á hay SeABank. Và đến năm 2005, ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á đã chuyển địa điểm trụ sở chính từ số nhà 15 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng đến số 16 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội và thành lập chi nhánh ngân hàng tại Hải Phòng theo công văn số 1331/NHNN-CNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận thay đổi địa điểm và thành lập chi nhánh mới ngày 19 tháng 11 năm 2004 cho ngân hàng.

Trong những năm qua, Seabank đã thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng với những định hướng rất rõ ràng về tài chính, nhân lực và công nghệ… Bằng việc tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng vào năm 2001 đến việc tăng vốn

30

điều lệ lên 5.335 tỷ đồng vào năm 2011 và trở thành một trong tám ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Đầu năm 2010 (tháng 1/2010) Seabank chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới với logo và slogan mới: “ Kết nối giá trị cuộc sống”. Cùng với việc chuyển trụ sở chính về 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn kiếm, Hà Nội, Seabank đã triển khai thành công dự án Seamove với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động và hiện đại nhất Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng

Seabank là một ngân hàng thương mại cổ phần do đó mô hình tổ chức quản lý của Seabank cũng giống như ngân hàng thương mại cổ phần khác. Seabank được tổ chức theo chiều dọc, bao gồm 04 cấp: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và mạng lưới các chi nhánh/điểm giao dịch. Ban tổng giám đốc và phụ trách các khối đều có sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia tài chính từ tập đoàn Societe General của Pháp. Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng bán lẻ, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, Seabank đã tiến hành cải cách cơ cấu tổ chức vận hành theo các khối nghiệp vụ cùng với mô hình hạch toán theo kế toán tập trung. Mô hình tổ chức quản lý của Seabank được tổ chức quản lý dưới đây:

31

32

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2009 – 2011 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Đối với Seabank cũng như các ngân hàng Thương mại cổ phần khác, hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động cốt yếu, là hoạt động quyết định sự sống còn của ngân hàng, do đó huy động vốn luôn là hoạt động được Seabank quan tâm và thúc đẩy phát triển ngay từ khi mới thành lập nhằm đảm bảo nguồn vốn cho tín dụng, an toàn cho thanh khoản, tăng nhanh tài sản,…

Các sản phẩm huy động vốn của Seabank vô cùng phong phú, gồm các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dành cho cá nhân đến tiền gửi có kỳ hạn dành cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và tín dung. Riêng các sản phẩm dành cho các nhân là phong phú nhất, căn cứ vào các kỳ hạn gửi tiền, số tiền gửi mà được phân thành các sản phẩm tiền gửi khác nhau tương ứng với mức lãi suất khác nhau: ví dụ sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm thông minh, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm 36 tháng lãi suất thả nổi.… Ngoài các sản phẩm tiết kiệm truyền thống Seabank còn áp dụng những chương trình huy động hấp dẫn khác như “Mừng xuân mới – đón lộc mới”, “Tiết kiệm gửi trước – rước lộc về nhà”, “ Nghìn năm Thăng Long rồng vàng gõ cửa”,... Bên cạnh việc phát triển các chương trình huy động vốn từ đối tượng là khách hàng cá nhân, Seabank cũng triển khai một số chương trình huy động vốn nhằm thu hút vốn từ phía doanh nghiệp như sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán với mức lãi suất và các điều kiện ưu đãi hấp dẫn. Có thể thấy tình hình huy động vốn của Seabank trong vòng ba năm qua liên tục có sự tăng trưởng, được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

33

Biểu đồ 2.1: Tổng huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2011) 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn luôn là hai hoạt động song hành với nhau. Cùng với hoạt động huy động vốn, Seabank cũng chú trọng thúc đẩy hoạt động sử dụng vốn hay còn gọi là hoạt động tín dụng.

Trong năm 2011, SeABank đã thực hiện rà soát và điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm bán lẻ đã ban hành đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai các sản phẩm mới phục vụ cho hoạt động tín dụng bán lẻ như: cho vay thấu chi, sản phẩm cho vay tiêu dùng có thế chấp, sản phẩm thẻ tín dụng.

Có thể thấy tình hình sử dụng vốn của Seabank trong vòng ba năm trở lại đây qua biểu đồ sau:

34

Biểu đồ 2.2: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2009 – 2011

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2011)

Qua biểu đồ trên có thể thấy tình hình sử dụng vốn trong vòng 3 năm qua của Seabank liên tục giảm nhẹ: năm 2009 tổng dư nợ của Seabank đạt 24.009 tỷ đồng, năm 2010 tổng dư nợ đạt 20.512 tỷ đồng và năm 2011 tổng dư nợ đạt 19.641 tỷ đồng. Trong năm 2011 SeABank đã tăng cường và hiện đại hóa các công cụ kiểm soát tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. Kết quả là ngân hàng đã tăng được hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, dẫn đến nợ xấu chỉ ở mức 2,14% tổng dư nợ. Có thể thấy tình hình tỷ lệ nợ quá hạn của Seabank trong vòng ba năm từ 2009-2011 qua biểu đồ dưới đây. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2010 và 2011 có chiều hướng tăng so với các năm trước xong vẫn ở mức chấp nhận được.

35

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2009 – 2011

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2011) 2.1.3.3. Hoạt động khác

* Kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động thường xuyên của hầu hết các ngân hàng thương mại. Tại Seabank, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng hệ thống máy móc giao dịch hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng với tỷ giá tốt nhất, thủ tục nhanh gọn, thuận tiên. Năm 2011, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã mang lại lợi nhuận 77,99 tỷ đồng cho Seabank, tăng 155% so với năm 2009.

* Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế mà Seabank áp dụng là:

36

 Chuyển tiền bằng: Điện chuyển tiền hoặc bằng Thư chuyển  Nhờ thu (Collection).

 Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit).

Hiện nay, Seabank đã thiết lập quan hệ đại l ý với 299 ngân hàng/chi nhánh ngân hàng tại 49 nước trên thế giới.Với sự phát triển nhanh chóng cùng những thành tựu đạt được trong thời gian qua, các Ngân hàng nước ngoài đã biết đến hình ảnh của SeABank như một Ngân hàng năng động với nhiều cải tiến mới. Một vài Ngân hàng thuộc khu vực Châu Âu đã chủ động đề nghị thiết lập và trao đổi quan hệ hợp tác với Seabank

* Thanh toán trong nước

Đây là dịch vụ mang lại nguồn phí đáng kể cho ngân hàng. Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, Seabank thực hiện thanh toán cho khách hàng theo hai phương thức là bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, Seabank hiện cung cấp các hình thức thanh toán như:

- Thanh toán online nội bộ ngân hàng: Được thực hiện cho những khách hàng có quan hệ chi trả với nhau và có cùng tài khoản tại ngân hàng.

- Thanh toán điện tử liên ngân hàng áp dụng đối với những lệnh thanh toán mà người thụ hưởng tại các ngân hàng đóng trên địa bàn các tỉnh.

- Thanh toán bù trừ áp dụng đối với lệnh thanh toán mà người thụ hưởng đóng trên địa bàn Hà Nội có tham gia thanh toán bù trù tại Ngân hàng Nhà nước.

- Thanh toán qua Vietcombank: áp dụng với lệnh thanh toán mà tài khoản của người thụ hưởng tại địa bàn có ngân hàng Vietcombank.

Trong giai đoạn 2009 - 2011, dịch vụ thanh toán trong nước của Seabank có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:

37

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh dịch vụ thanh toán trong nước giai đoạn 2009-2011

TT CHỈ TIÊU 2009 2010

CHÊNH LỆCH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011

CHÊNH LỆCH

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

1 Doanh số (tỷ đồng) 320.860 365.849 44.989 14,02 854.002 488.153 133,43

2 Số lượng giao dịch 69.171 118.202 49.031 70,88 194.126 75.924 64,23

3 Phí dịch vụ (tỷ đồng) 1,54 3,67 2,13 138,31 9,2 5,53 150,68

38 * Hoạt động dịch vụ khác

Dịch vụ trả lương qua tài khoản (Seapay): Seabank thực hiện mở tài khoản và trả lương qua tài khoản tự động cho doanh nghiệp. Đây là gói sản phẩm giành cho khách hàng doanh nghiệp với tiện ích chi trả lương hiện đại và hiệu quả: tiết kiệm chi phí nhân công, thời gian trả lương, đảm bảo bảo mật thông tin về lương,…

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến InternetBanking (Seanet): Với sản phẩm Ngân hàng điện tử SeANet, chỉ cần một máy tính có kết nối Internet khách hàng có thể dễ dàng kiểm soát tài khoản của mình 24h/ngày,7 ngày/tuần và giao dịch chuyển tiền trong nội bộ ngân hàng cũng như ngoài ngân hàng tại bất kỳ nơi nào mà không cần đến Ngân hàng, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, tiền của với độ an toàn và bảo mật cao. Đặc biệt, chuyển tiền qua SeANet sẽ giúp khách hàng của SeABank tiết kiệm được 50% chi phí so với hình thức chuyển tiền thông thường.

- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại Seamobile - Dịch vụ SMS, Email

- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại Seacall - Dịch vụ ủy nhiệm chi tự động

- Dịch vụ thu chi hộ SGVF: là dịch vụ trong đó SEABANK thu hộ các khoản nợ lãi và gốc vay từ các khách hàng của SGVF bằng tiền mặt qua tài khoản của SGVF mở tại SEABANK.

Có thể tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Seabank trong ba năm 2009-2011 qua bảng số liệu kết quả tăng trưởng hoạt động kinh từ năm 2009- 2011 dưới đây:

39

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị Giá trị Tăng trưởng so với 2009 (%) Giá trị Tăng trưởng so với 2010 (%) 1 Vốn điều lệ 5.068 5.335 5,27 5.335 - 2 Tổng tài sản 30.597 55.242 80,55 101.096 83 3 Tổng huy động 24.643 39.685 61 81.798 106

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 35)