GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH ĐỐ

Một phần của tài liệu Huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Bình (Trang 92)

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI BÌNH

3.2.1. Giải pháp về huy động nguồn vốn chủ sở hữu

Các DNNVV cần nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp. Hiện tại, DNNVV tồn tại dưới nhiều hình thức như: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể… Đối với mô hình doanh nghiệp tư nhân hay hộ cá thể, với ưu điểm là bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt trong việc ra quyết định, bảo đảm bí mật kinh doanh… thì khuyết điểm lớn của các mô hình này là hạn chế về khả năng huy động vốn, quy mô hoạt động nhỏ, tính minh bạch, công khai tài chính không cao, rủi ro tài chính lớn. Do đó, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị hạn chế về quy mô. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc để lựa chọn mô hình hoạt động theo hướng công ty hóa nhằm tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp từ các thành viên góp vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.

Mặt khác, các DNNVV cần phải đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn bằng các chỉ tiêu tài chính. Hiệu quả huy động vốn thể hiện ở việc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa (Tài sản lưu động:

84

quản lý dự trữ, tồn kho, tiền mặt; Tài sản cố định: khấu hao tài sản cố định, quỹ khấu hao và lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp). Thông qua đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như:

- Đổi mới phương thức thanh toán, đẩy mạnh sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ để rút ngắn số vòng quay của vốn lưu động.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, huy động từ người thân, bạn bè. - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo. Phải tìm hiểu phong tục, tập quán, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất giúp các DNNVV nâng cao khả năng về vốn là việc doanh nghiệp phải biết lập một kế hoạch chi tiết cho cả việc huy động vốn cũng như kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động được vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách hợp lý.

Trước tiên, doanh nghiệp nên lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu là yếu tố quan trọng của mỗi doanh nghiệp, có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh. Có doanh thu nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, và doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Để lập được kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải xác định được số lượng hàng hóa sẽ tiêu thụ trong năm kế hoạch, dựa trên cơ sở hàng tồn kho và kế hoạch sản xuất hàng hóa trong năm tới. Bằng kinh nghiệm thực tiễn đúc kết qua nhiều năm và nắm bắt được tình hình thị trường thì doanh nghiệp sẽ xác định được chính xác số lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm kế hoạch. Có như vậy thì mới tránh tình trạng hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng còn tồn ở trong kho và không tiêu thụ được, như vậy sẽ

85

dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn lưu động, và doanh nghiệp lâm vào tình trạng khan hiếm vốn hay không thể huy động được vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sau khi đã có đầy đủ kế hoạch doanh thu, lợi nhuận thì có thể xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch (có thể dựa trên rất nhiều phương pháp: trực tiếp, gián tiếp, tỷ lệ % trên doanh thu) theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu như sau:

Bước 1: Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của năm trước

liền kề, tính số bình quân của các chỉ tiêu.

Bước 2: Xác định trong số các chỉ tiêu tính bình quân ở bước 1 thì chỉ tiêu

nào có liên quan trực tiếp đến doanh thu và tính tỷ lệ % trên doanh thu của từng chỉ tiêu. Thông thường gồm các chỉ tiêu sau: Tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho, phải trả người bán, phải trả cán bộ công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước..)

Bước 3: Dùng tỷ lệ % đó để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh cho năm

kế hoạch theo nguyên tắc: Tỷ lệ % ở phần tài sản cho biết muốn tạo ra 1 đồng doanh thu ở năm kế hoạch thì ta cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư vào TSLĐ; Tỷ lệ % của bên nguồn vốn cho biết khi tạo ra 1 đồng doanh thu năm kế hoạch thì ta chiếm dụng được bao nhiêu đồng vốn. Chênh lệch của 2 tỷ lệ này cho biết để đạt được doanh thu như kế hoạch thì ta cần thêm bao nhiêu đồng vốn lưu động.

Tổng hợp của các yếu tố này chính là nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.

Bước 4: Xác định nguồn tài trợ: Việc này thì cần phải căn cứ vào việc

phân phối lợi nhuận của năm kế hoạch. Nhưng trước hết phần thiếu sẽ được bổ sung từ lợi nhuận để lại sau đó là nguồn huy động khác từ bên ngoài.

86

các doanh nghiệp để nâng cao năng lực kinh doanh, quy mô vốn hoạt động. Với điểm xuất phát thấp, năng lực tài chính không cao, DNNVV sẽ không đủ sức cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia. Do đó, để tồn tại bền vững thì các doanh nghiệp nên tăng cường các mối liên kết kinh tế. Cụ thể như các DNNVV có thể tập hợp thành một tổ chức kinh doanh lớn mạnh như các tập đoàn kinh tế hay hiệp hội theo ngành hoặc theo vùng lãnh thổ. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ có mối quan hệ cộng sinh chứ không phải chỉ có mối quan hệ cạnh tranh tiêu diệt. Các DNNVV có thể là vệ tinh, thầu phụ cho doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp lớn có thể trợ giúp cho DNNVV trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, đào tạo nhân sự, công nghệ… Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ phát huy được lợi thế tương đối, tuyệt đối giữa các doanh nghiệp liên kết, gia tăng cơ hội phát triển nguồn vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng.

Doanh nghiệp cần xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh thật hiệu quả và hấp dẫn nhằm thu hút vốn huy động từ các thành viên góp vốn. Để có được phương hướng kinh doanh hoàn hảo, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng vị trí phù hợp của mình trong phân công lao động xã hội, chọn những khâu, những địa điểm, những sản phẩm có thể cạnh tranh thành công. Trong quá trình mời gọi góp vốn đầu tư, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc giữa lượng vốn huy động và quy mô hoạt động để tránh tình trạng lãng phí vốn và lợi nhuận được chia thấp do có quá nhiều thành viên tham gia.

3.2.2. Giải pháp tăng huy động nguồn vốn kinh doanh từ các tổ chức cung ứng vốn

Vốn là nhân tố cơ bản để tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc bảo toàn và phát triển vốn của các DNNVV luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay, khi lãi suất ngân hàng đã liên tục giảm,

87

nhưng thực tế không ít doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được với vốn vay. Ngân hàng vẫn loay hoay tìm cửa giải ngân để dòng vốn không bị dồn ứ. Nguyên nhân cơ bản được xác định là giữa ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung.

Điều cần nhất trong giai đoạn này là doanh nghiệp và ngân hàng cần có sự chia sẻ và niềm tin ở nhau. Doanh nghiệp muốn vay được vốn thì phải có những dự án lọt vào “mắt xanh” của ngân hàng qua việc chứng minh được dự án khả thi và có khả năng thanh toán nợ. Trong khi các ngân hàng thương mại đều cho rằng họ không thiếu vốn để cho vay, nhưng rất nhiều DNNVV không thể đáp ứng được các điều kiện cần thiết để vay vốn. Để các DNNVV giảm khó khăn về vốn và ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn cần thực hiện từ rất nhiều phía, cụ thể là: DNNVV; ngân hàng thương mại; Nhà nước; UBND tỉnh Thái Bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Nâng cao trình độ, năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp và chuyên

môn về tài chính doanh nghiệp, đào tạo cho cán bộ nhân viên có khả năng thành lập được những kế hoạch kinh doanh có tính khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn. Muốn tiếp cận được vốn thì vấn đề quan trọng là

DNNVV phải tự hoàn thiện mình. Năng lực, trình độ quản lý của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, doanh nghiệp nên tăng cường đào tạo dưới nhiều hình thức như khuyến khích và hỗ trợ nhân viên nâng cao kiến thức chuyên ngành, truyền nghề tại chỗ làm việc,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên có chế độ đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những người tài giỏi, giúp họ gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Phần lớn các DNNVV chưa có một chiến lược kinh doanh dài hạn, doanh nghiệp được hình thành để đáp ứng hay tận dụng một vài lợi thế kinh

88

doanh của một vài cá nhân. Chiến lược kinh doanh dài hạn là gì? Là doanh nghiệp phải xác định rõ ràng mục đích, mục tiêu kinh doanh; lộ trình phát triển của doanh nghiệp (từ khâu khởi sự, quá trình hoạt động, giai đoạn phát triển và giai đoạn thoái trào); xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.

Sau đó, doanh nghiệp cần đánh giá lại các chiến lược của mình nhằm xác định đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khi đã có định hướng sản phẩm, doanh nghiệp phải tìm cách duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm theo thời gian nhằm giữ vững uy tín và thương hiệu của sản phẩm.

- Hoàn thiện về sổ sách, chế độ kế toán và minh bạch tài chính: Thực

tế, các DNNVV hiểu biết về kế toán, chuẩn mực kế toán cũng như lĩnh vực kiểm toán còn rất hạn chế. Khi doanh nghiệp áp dụng đúng chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính thì việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại sẽ đơn giản hơn, bởi nó thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rõ ràng hơn. Để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiểu biết về lĩnh vực kế toán, cụ thể:

+ DNNVV phát triển công tác tổ chức kế toán, nên xem hệ thống kế toán như là công cụ hiệu quả trong việc phân tích tài chính, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận hơn là chỉ dùng cho mục đích báo cáo thuế.

+ Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ theo quy mô doanh nghiệp nhưng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin kế toán, báo cáo tài chính. Tránh tình trạng thực hiện sổ sách kế toán nhằm đối phó với các ban ngành của Nhà nước.

+ Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về đào tạo, tư vấn kỹ thuật quản lý cho DNNVV từ Nhà nước. Cử nhân viên tham dự đầy đủ các khóa học về

89

chuẩn mực mới cũng như các quy định mới về kế toán do các ban ngành có liên quan tổ chức.

Một bản báo cáo tài chính được coi là sạch sẽ khi đầy đủ, hợp lý và tin cậy. Muốn vậy, các doanh nghiệp nên thực hiện kiểm toán độc lập. Thông qua hoạt động kiểm toán sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống chứng từ theo đúng chuẩn mực quy định hiện hành.

Về phía ngân hàng thương mại:

- Về tài sản đảm bảo: Hiện nay, rào cản lớn nhất làm cho DNNVV khó huy động vốn từ ngân hàng chính là do điều kiện tài sản thế chấp mà ngân

hàng đưa ra khi quyết định cho vay. Do đó, xem xét và nới lỏng yêu cầu này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhận được tài trợ từ ngân hàng. Làm cách nào để ngân hàng cho DNNVV vay vốn khi không có tài sản thế chấp?

+ Ngân hàng nên cho phép các DNNVV dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay hoặc có thể cho vay không cần tài sản thế chấp.

Tài sản đảm bảo tạo nên tâm lý chủ quan và yên tâm cho ngân hàng khi ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà bỏ qua tính khả thi và khả năng sinh lời cũng như rủi ro của dự án thì doanh nghiệp hay ngân hàng đã không có cơ hội hợp tác, phát triển. Do đó, khâu thẩm định khách hàng cũng như tính khả thi của dự án vay là quan trọng chứ không phải tài sản đảm bảo. Ngoài ra, ngân hàng nên xem xét về quá trình phát triển và tài sản vô hình của doanh nghiệp như thương hiệu, uy tín, bản quyền sáng chế… là hình thức đảm bảo khoản cho vay vì đây cũng là tài sản có giá trị của doanh nghiệp.

+ Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn đảm bảo bằng các khoản sẽ thu của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên

90

các khoản phải thu (các khoản thu này chắc chắn thu được trong tương lai). Cách thức thực hiện là ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp cam kết thu tiền hàng qua hình thức chuyển khoản. Khi đó, nếu khách hàng trả tiền cho doanh nghiệp qua ngân hàng, ngân hàng sẽ tự trích nợ tài khoản của doanh nghiệp theo tỷ lệ thoả thuận trước trên số tiền báo có của doanh nghiệp.

Đối với việc định giá tài sản thế chấp, ngân hàng nên định giá tài sản thế chấp theo giá thị trường nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được vốn theo khả năng vốn có thực sự. Vì vậy, quá trình định giá nên có sự tham gia của các công ty tư vấn, công ty định giá tài sản,… để giá trị tài sản được định giá một cách chính xác, khách quan.

- Chính sách lãi suất: Một trong những điều quan tâm của doanh nghiệp

khi đến vay vốn ngân hàng là lãi suất bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. Do vậy, mức lãi suất vừa phải, hợp lý, hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, hài hoà lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV huy động vốn và kích thích nhóm doanh nghiệp này phát triển.

- Góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNNVV: Để tăng hoạt động

tín dụng, ngân hàng không nhất thiết phải cho doanh nghiệp vay vốn mà có thể xem xét, lựa chọn doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, có dự án kinh doanh tốt, có triển vọng thì ngân hàng có thể thỏa thuận ký kết hợp đồng hợp tác, liên doanh đôi bên cùng có lợi. Như vậy, thông qua việc góp vốn đầu tư, ngân hàng không những mở rộng được tín dụng mà còn có điều kiện thâm nhập thị trường, từ đó tìm ra được mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp và thu được lợi nhuận từ việc góp vốn đầu tư liên doanh.

91 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tình hình hiện nay, dù Nhà nước đã nhận ra tầm quan trọng của các DNNVV trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng loại hình doanh nghiệp này thật sự vẫn chưa nhận được hình thức hỗ trợ nào một cách quy mô và hiệu quả. Thiếu vốn kinh doanh vẫn luôn là nguyên nhân hàng đầu trong việc hạn chế quy mô hoạt động của loại hình doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Bình (Trang 92)