Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Bình (Trang 48)

Qua kinh nghiệm phát triển DNNVV của các nước nêu trên, có thể thấy Chính phủ đóng vai trò khá lớn trong việc định hướng phát triển và hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ sẽ không phát huy hết tác dụng nếu như không có sự nỗ lực tích cực từ phía doanh nghiệp. Có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm của các nước như sau:

- DNNVV nhận được sự hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước: Chính phủ các

nước dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho loại hình doanh nghiệp này. Ngoài việc rất nhiều ngân hàng Nhà nước và tư nhân đứng ra tài trợ cho DNNVV còn có sự ra đời của các quỹ hỗ trợ. Các chính sách này thực hiện kịp thời để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

- Thành lập các tổ chức bảo lãnh tín dụng: do DNNVV không đủ tài

sản thế chấp để đáp ứng điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng. Nếu DN làm ăn thua lỗ thì các tổ chức này sẽ có trách nhiệm với ngân hàng trong việc trả các khoản vay.

40

vốn cho các DNNVV, Việt Nam đã và đang áp dụng các chính sách hỗ trợ tương tự. Các ngân hàng đầu tư chuyên hỗ trợ vốn cho các DNNVV, các tổ chức tài chính hỗ trợ vốn cho các DNNVV ra đời, các định chế cho vay, mức lãi suất cho vay vừa đảm bảo sự chặt chẽ của hệ thống tín dụng, vừa khuyến khích các DNNVV phát triển. Đồng thời, lãi suất cho vay đối với các DNNVV cần phải thấp hơn nữa để thể hiện tính ưu đãi, hỗ trợ. Ngoài ra, việc thành lập các tổ chức hỗ trợ DNNVV nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này.

41 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BÌNH

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BÌNH

2.1.1. Tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh. Tỉnh Thái Bình cách Thủ đô Hà Nội khoảng 110 km (về phía Đông Nam), có toạ độ từ 20o17' đến 20o44' độ vĩ Bắc và từ 106o06' đến 106o39' độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Diện tích đất tự nhiên của Thái Bình khoảng 1.546,54 km2 chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng là “bờ xôi, ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1m đến 1,5 m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km. Được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín; có bờ biển dài 54 km và 4 con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sông Hoá, sông Luộc, hạ lưu Sông Hồng và sông Trà Lý; với 5 cửa sông lớn đổ ra biển: Văn Úc, Diêm Điền, Trà Lý, Lân và Ba Lạt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp tại Thái Bình với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.

Thái Bình có mỏ khí đốt tự nhiên tại huyện Tiền Hải với sản lượng khai thác bình quân hàng triệu m3/năm; mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m với trữ lượng khoảng 12 triệu m3; trong lòng đất có mỏ than nâu thuộc bể than

42

nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng rất lớn trên 3 tỷ tấn.

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay các doanh nghiệp mới ra đời ngày càng tăng. Theo số liệu tổng hợp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, số lượng doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp tính đến hết ngày 30/06/2012 hiện đang hoạt động là 3.239 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp nhỏ và vừa là 3.169 doanh nghiệp chiếm 97,84% tổng số doanh nghiệp và chiếm 61,79% tổng vốn đăng ký.

Hình 2.1: Số lượng DNNVV giai đoạn 2007 đến 30/6/2012

Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (2007 - 2012), Báo cáo tổng hợp doanh nghiệp]

Năm 2007, số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh là 1.611 doanh nghiệp. Năm 2008 là 1.814, năm 2009 là 2.210. Năm 2010 số lượng DNNVV đã gia tăng mạnh mẽ đạt 2.768 doanh nghiệp, gấp 1,7 lần năm 2007. Đến hết ngày 30/06/2012 số lượng doanh nghiệp đã đạt gần gấp 2 lần năm 2007.

43

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp, đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế cũng gia tăng đáng kể. Năm 2011, DNNVV đóng góp khoảng 47% GDP của tỉnh. Đầu tư doanh nghiệp năm 2011 cũng xấp xỉ 55% tổng số vốn đầu tư. Tuy nhiên, quy mô và trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung vẫn là nhỏ và siêu nhỏ, đi kèm với trình độ kỹ thuật công nghệ thấp. Tài sản cố định bình quân của một doanh nghiệp đạt thấp, nhưng mức trang bị cho một lao động càng thấp hơn. Bình quân một lao động của doanh nghiệp chỉ đạt 20,7 triệu đồng/lao động.

- Quy mô vốn:

Hình 2.2: Tỷ trọng doanh nghiệp phân theo quy mô vốn đến 30/06/2012

Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (T6/2012), Báo cáo tổng hợp doanh nghiệp]

Hình 2.2 cho thấy trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh, số doanh nghiệp có vốn dưới 20 tỷ đồng chiếm 95%, vốn từ 20 đến 1 0 0 tỷ đồng chiếm 4 % và trên 100 tỷ đồng chiếm 1%. Như vậy, DNNVV tại tỉnh Thái Bình có quy mô vốn nhỏ nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp.

44

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (tính đến ngày 30/06/2012)

Diễn giải Đơn vị tính Tổng số Cơ cấu (%)

Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty TNHH 1 thành viên Doanh nghiệp

tư nhân Công ty Cổ phần Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN 3.169 97,84 1.313 41,43 613 19,34 448 14,14 795 25,09 Vốn đăng ký của DNNVV Triệu đồng 12.897.643 61,79 5.897.244 45,72 1.585.529,8 12,29 609.756 4,73 4.805.113 37,26 Doanh nghiệp lớn DN 70 2,16 18 25,71 9 12,86 1 1,43 42 60 Vốn đăng ký của DN lớn Triệu đồng 7.974.564 38,21 1.541.434 19,33 862.825,1 10,82 108.000 1,35 5.462.305 68,50 Tổng DN 3.239 100 1.331 41,09 622 19,20 449 13,86 837 25,85

45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu bảng 2.1 cho thấy các công ty thành lập chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên với số lượng là 1.313 doanh nghiệp, chiếm 41,43% trên tổng số các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do loại hình doanh nghiệp này được phép thành lập từ những năm 1992 theo luật công ty, hơn nữa quá trình hoạt động việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên là thuận lợi, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình nên có nhiều người lựa chọn loại hình này. Tiếp theo là loại hình doanh nghiệp tư nhân, cũng có những hạn chế nhất định, vì chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp nên loại hình này thành lập không nhiều chỉ chiếm 14,14% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên tăng nhanh do trước đây chỉ có loại hình Công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là một tổ chức mới được phép thành lập, từ năm 2007 loại hình này chủ sở hữu là cá nhân đã được phép thành lập, số lượng là 613 doanh nghiệp (so với năm 2009 là 176). Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều cổ đông góp vốn, nên có ít rủi ro trong quá trình hoạt động, có nhiều điểm tiên tiến, ưu việt hơn. Nhưng số vốn đăng ký lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác nên đa số là doanh nghiệp lớn, chỉ có 25,09% là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

46

Bảng 2.2: Sự phân bố của các DNNVV theo địa bàn hoạt động (tính đến 30/6/2012)

Địa bàn hoạt động

Loại hình doanh nghiệp

Cộng Tỷ trọng (%) Công ty TNHH Công ty TNHH 1 thành viên Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần Tiền Hải 100 55 54 51 260 8,20 Kiến Xương 65 38 46 36 185 5,84 Vũ Thư 74 56 38 25 193 6,09 Hưng Hà 121 52 49 34 256 8,08 Quỳnh Phụ 67 34 17 26 144 4,54 Đông Hưng 107 51 19 53 230 7,26 Thái Thụy 204 64 69 163 500 15,78 Thành phố 575 263 156 407 1.400 44,21 Tổng số 1313 613 448 795 3169 100,00 Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (T6/2012), Báo cáo tổng hợp doanh nghiệp]

Bảng 2.2 cho thấy sự phân bố của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Bình không đồng đều. Khu vực thành phố Thái Bình là khu vực trung tâm của tỉnh, thuận lợi về mọi mặt cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp như giao thông, trao đổi hàng hóa, nguyên liệu, dân cư đông,… nên thu hút nhiều nhà đầu tư. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 1.400 DN chiếm 44,21%. Tiếp theo là các DN chủ yếu tập trung ở những khu vực có lợi thế về tài nguyên như huyện Thái Thụy là vùng ven biển có cảng biển thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, đóng tàu và thuỷ sản, tổng số là 500 DN chiếm 15,78%. Cùng với huyện Thái Thụy thì huyện Tiền Hải có khí mỏ, là

47

vùng ven biển nên ở vùng này chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất sứ vệ sinh, gạch ốp lát, thuỷ sản, nước khoáng, mỹ nghệ,... Một số doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng truyền thống tập trung chủ yếu ở huyện Hưng Hà và Đông Hưng như mặt hàng dệt (nổi tiếng ở làng Mẹo, huyện Hưng Hà).

Bảng 2.3: Dự kiến hoạt động của DN năm 2012 so với năm 2011 Đơn vị tính: %

Nội dung Tăng

<10% Tăng từ 10-20% Tăng >20% Không tăng, không giảm Giảm <10% Giảm từ 10-20% Giảm >20% 1. Lao động 8 17 25 38 10 2 2. Vốn 28 32 40 3. DT thuần 24 41 35 4. LN trước thuế 23 45 32 5. Kim ngạch XK 6 23 12 59

Nguồn: [Số liệu tổng hợp điều tra]

Đây là bảng số liệu tổng hợp kết quả điều tra của 100 DNNVV đang hoạt động trên địa bàn về dự kiến hoạt động của doanh nghiệp mình năm 2012 so với năm 2011. Bảng 2.3 cho thấy chiếm tỷ trọng cao nhất (40%) đó là sự tăng vốn trên 20% của các DN. Năm 2012 nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, nên hầu hết các DN đều xác định về quy mô hoạt động của mình, do đó số lượng lao động tăng rất ít để tiết kiệm chi phí nhằm mục đích đảm bảo về lợi nhuận mà các DN đã đặt ra.

2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình hiện nay

48

thuận lợi và khó khăn nhất định. Xác định được những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục cũng là một trong những yếu tố phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

2.1.2.1. Những thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình

- Thứ nhất, DNNVV được công nhận là một bộ phận quan trọng trong

nền kinh tế của tỉnh Thái Bình nói riêng và của cả nước nói chung. Thể chế

hóa đường lối, chủ trương của Đảng, trong thời gian qua, Nhà nước không ngừng hoàn thiện các chính sách khuyến khích DNNVV phát triển, từng bước bãi bỏ các quy định, hạn chế không còn phù hợp, cải thiện môi trường pháp lý trong kinh doanh, thủ tục hành chính… thể hiện qua các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh đã được đơn giản hóa cũng như rút ngắn thời gian hơn. Nếu như trước đây, luật quy định thời hạn đăng ký kinh doanh là 45 ngày thì hiện nay chỉ còn 10 ngày. Đây là những điều kiện thực tế tạo niềm tin và khuyến khích các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, DNNVV ở tỉnh Thái Bình hoạt động ngành nghề kinh doanh

dựa trên những điều kiện thuận lợi của địa bàn, của tự nhiên ban tặng. Sự

hình thành, tồn tại và phát triển của DNNVV rất nhạy cảm với bối cảnh kinh tế. Nó phản ứng nhanh trước sự chuyển biến mạnh về sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và thị trường. Nó có khả năng chuyển hướng kinh doanh, chuyển hướng mặt hàng nhanh chóng. DNNVV có khả năng khai thác những khoảng trống của thị trường: có thể nhận thầu lại của các doanh nghiệp lớn và có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, bán lẻ, vận tải…

49

Bảng 2.4: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Bình phân chia theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh (đến hết ngày 30/06/2012)

Lĩnh vực ngành nghề

Tổng Loại hình doanh nghiệp

Cộng Cơ cấu (%) Công ty TNHH 2 TV trở lên Công ty TNHH 1TV Doanh nghiệp TN Công ty cổ phần

Công nghiệp - Xây dựng 1.464 46,20 623 287 147 407 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thương mại - Dịch vụ 1.617 51,03 665 300 284 368

Nông lâm - Ngư nghiệp 88 2,77 25 26 17 20

Tổng số 3.169 100,00 1.313 613 448 795

Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (T6/2012), Báo cáo tổng hợp doanh nghiệp]

Theo số liệu bảng 2.4 ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 51,03% trong tổng số DN. Các DNNVV trong ngành này tập trung chủ yếu là thương nghiệp. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: thủy sản, gạo, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ (trong đó: mặt hàng gạo, hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng ưu thế của Thái Bình, nơi được mệnh danh là quê hương “5 tấn”). Các DN trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 1.464 DN chiếm 46,2% chủ yếu tập trung vào các ngành có thế mạnh truyền thống. Về công nghiệp, Thái Bình là tỉnh có nhiều mỏ khí thiên nhiên với sản phẩm chủ yếu là khí đốt, nước khoáng. Một mặt tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ được hưởng nguồn tài nguyên biển với các sản phẩm như: muối, thủy sản, nước mắm,… ngoài ra còn có các ngành như: dệt, sợi, đay, may mặc, vật liệu xây dựng, sứ và xi măng. Vừa khác thác nguồn tài nguyên dồi dào từ biển, ngoài ra còn có thể mở rộng diện tích nhờ lấn ra biển. Mặc dù là tỉnh nông nghiệp nhưng số lượng DN trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm 3,3%, giá trị sản

50

lượng của tỉnh chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh nuôi, trồng và đánh bắt vật nuôi, hoa màu.

- Thứ ba, DNNVV trên địa bàn tỉnh phát triển là do sự kết hợp với các

doanh nghiệp lớn giải phóng sức sản xuất, tạo ra sự cân đối trong sản xuất, khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh Thái Bình để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trong những năm gần đây, Thái Bình đã quy hoạch chi tiết được 7 Khu công nghiệp (Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh 68,41 ha, Khu công nghiệp Phúc Khánh 120 ha, Khu công nghiệp Tiền Hải 250,95 ha, Khu công nghiệp An Hòa 603 ha, Khu công nghiệp Gia Lễ 84 ha, Khu công nghiệp Cầu Nghìn 97 ha, Khu công nghiệp Sông Trà 109 ha); 13 Cụm công nghiệp với diện tích khoảng 465,51 ha và 11 Điểm công nghiệp với diện tích khoảng 161,83 ha; ngoài ra còn quy hoạch Trung tâm điện lực Mỹ Lộc với diện tích là 254 ha. Hai Khu công nghiệp các dự án đã cơ bản lấp đầy là Khu công nghiệp Phúc Khánh, Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh. Các Khu công nghiệp này đã và đang trở thành các vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của tỉnh. Việc phát triển các Khu công

Một phần của tài liệu Huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Bình (Trang 48)