Các vị hãy luôn nhớ rằng: Tất cả mọi bệnh tật đều có nguyên nhân, bắt nguồn tại tâm. Tâm chính là nguyên nhân bên trong, ngoài ra còn có các nguyên nhân khách quan. Ví dụ, Phương pháp chữa bệnh của Tây y là phương pháp chữa trị các yếu tố bên ngoài, như hình tượng dùng nước dập lửa một đám cháy nhỏ, chỉ có thể khống chế được tình trạng hiện thời. Ngược lại, phương pháp chữa bệnh Đông y là phương pháp chữa trị các yếu tố bên trong, TU TÂM, chữa trị tận gốc bệnh tật, xóa bỏ tận gốc phiền não, thay đổi vận mệnh. Trên thực tế, mỗi một sự việc xảy ra với chúng ta dù tốt hay xấu đều là những lời cảnh báo đối với tình trạng sức khỏe và vận mệnh. Muốn chữa khỏi bệnh tật, xóa bỏ phiền não, thay đổi vận mệnh đều phải bắt đầu từ việc TU TÂM! Con người sống bằng tâm linh, tâm hồn nhưng không hề chú ý đến việc chăm sóc cho tâm hồn, mà luôn chạy theo tìm mọi cách khiến cho xác thịt được mạnh khỏe, được sống trường thọ, được đẹp đẽ v.v... Các vị chạy đua tìm cách bồi bổ cho cơ thể mà không biết đến nguyên lý “BỔ QUÁ HÓA KHÔNG”. Ngày hôm nay học bài giảng này, những phương pháp chữa bệnh đã nói ở trên sẽ giúp các vị tìm thấy quy luật đối ứng với từng căn bệnh mà mình mặc phải. Giác ngộ, thành tâm xám hối được một phần, thì bệnh tật của các vị cũng sẽ được giảm bớt được đi một phần. Đó đều là niềm tin soi lối chỉ đường cho cả cuộc đời của tôi. Hãy luôn nhớ: “Tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý là thực tế”. Có rất nhiều người không tin tưởng vào chân lý, nghe những lời nói vô căn vô thực, tín ngưỡng một cách mơ hồ gọi là mê tín; không rõ ràng mà vội vàng phán xét cũng là mê tín.
Trước khi giác ngộ được đạo lý và chân lý, các phương pháp chữa trị bệnh tật đều chỉ có tính chất chữa trị bên ngoài, bề mặt, không chú ý đến chăm sóc cho tâm hồn, tâm tính để trừ bỏ tận gốc mọi bệnh tật phiền não. Hãy luôn nhớ, các vị có tâm tính như thế nào thì sẽ dễ dàng mắc các bệnh đối ứng với tâm tính đó. Cuộc sống rèn luyện khả năng chịu đựng và khắc phục khó khăn của con người. Khả năng chịu đựng càng lớn thì phúc lộc báo ứng sẽ càng lớn. Trái tim con người phải rộng mở, tự tại, nhìn thấu, nhẹ nhõm thì không có căn bệnh nào khiến cho các vị phiền não được.
32
Có những người không dám đấu tranh với người khác, đó không phải là khiêm tốn, chỉ có những người có năng lực nhưng không ganh đua tranh đấu mới thực sự là kẻ mạnh. Chiến thắng người khác không vẻ vang bằng chiến thắng chính bản thân mình. Chỉ có những người dám chiến đấu với những tham vọng của chính bản thân mới có thể tu thành chính quả.
Những thứ vết vẩn đục trong tâm hồn của kiếp này sẽ là những vận hạn đối ứng của kiếp sau. Bất kỳ một tâm niệm nào đều ngay lập tức sinh một duyên vận. Tâm sinh niệm lành thì sẽ có ứng lành duyên lành; tâm sinh niệm ác thì sẽ có ứng ác duyên ác. Có Phúc báo mà không để tiêu Phúc thì Phúc sẽ thành công đức. Nếu như ỷ lại hưởng thụ Phúc thì sẽ tự tiêu hao Phúc, quá vui mừng vì hưởng thụ Phúc lộc mà đâu có biết: “Sau Phúc là Họa”. Hãy luôn nhớ rằng: “Cư an tư nguy” (Gặp an lành phải tính lúc an nguy). Phúc và Họa vốn cùng một căn gốc sinh ra, sau Phúc là Họa, sau Họa là Phúc, luôn luôn là như vậy. Vui mà không vui, buồn mà không buồn, yêu mà không yêu v.v... Các vị nên rèn luyện theo đúng tinh thần của Đạo Trung dung (đã giới thiệu ở trên). Chỉ khi hiểu thấu được Đạo Trung dung , các vị mới có thể cân bằng được mọi xúc cảm phức tạp. Các vị hãy nhìn nhận mọi việc xung quanh một cách bình thản, vạn sự tùy duyên, vạn sự do số, vạn bệnh tại tâm. Đừng để mất cân bằng trong mọi cảm xúc dù tốt hay xấu, ví dụ: không yêu quá, không thương quá mức, không lo lắng quá mức, không tức giận quá mức, không vui quá mức, không buồn quá mức v.v... Mất cân bằng là bệnh tật sẽ tự tìm đến với các vị, phiền não sẽ nhấn chìm các vị trong bể khổ. Vì sao không thử thay đổi để cho cuộc sống của chính mình được tốt hơn? Đơn giản chỉ là nghĩ đúng và sống khác thôi!
PHẦN II