M Ộ T S Ố GI Ả I PHÁP NÂNG CAO CH Ấ T L ƯỢ NG D Ị CH V Ụ
3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng mạng lưới:
Mở rộng vùng phủ sóng:
Để đáp ứng đòi hỏi cạnh tranh, nâng cao chất lượng mạng lưới thì việc tất yếu là phải mở rộng vùng phủ sóng, nghĩa là phải tăng cường số lượng các trạm thu phát vô tuyến (BTS – Base transceiver station). Do chi phí đầu tư cho các trạm thu phát sóng rất lớn nên việc mở rộng vùng phủ sóng được chia làm 2 giai
đoạn:
Giai đoạn 1:
- Phủ sóng rộng đến tất cả các trung tâm huyện, lỵ, thị trấn và các vùng tập trung đông dân cư, các khu công nghiệp, khu du lịch, khu chế xuất…
- Phủ sóng dày toàn bộ các trục đường quốc lộ, các trục lộ giao thông chính có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc gia.
- Tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng EVDO đến các thành phố, thị xã lớn trên toàn quốc (hiện nay chỉ phủ sóng tại 5 thành phố lớn).
Dự kiến giai đoạn 1 sẽ bắt đầu tiến hành vào đầu năm 2010 và hoàn tất vào năm 2012. Để hoàn thành kế hoạch giai đoạn này cần nâng số trạm BTS lên 2.000 trạm
theo chuẩn CDMA EVDO Rev.A và Rev.B.
Giai đoạn 2:
- Hoàn tất phủ sóng dày các trung tâm huyện lỵ, thị trấn, các khu tập trung
đông dân cư, khu công nghiệp, du lịch, khu chế xuất…
- Phủ sóng rộng đến các khu dân cư vùng sâu, vùng xa, các đảo có dân cư sinh sống và du lịch, khu kinh tế mở, bến cảng đang và sẽ xây dựng trong tương lai.
- Hoàn tất phủ sóng EVDO tại 64 tỉnh thành.
Giai đoạn này cần nâng tiếp lên từ 2.500-3.000 trạm, bắt đầu từ năm 2013 và hoàn tất vào năm 2015.
Với bán kính phủ sóng trung bình của mỗi trạm BTS ở khu vực đồng bằng là từ 15 – 20 Km, ở thành phố và vùng núi cao là từ 2 – 5 Km, phục vụ từ khoảng vài trăm đến vài ngàn thuê bao tùy thuộc vào cấu hình của trạm. Do đó để có thể phủ
sóng một vùng rộng lớn thì cần lắp đặt rất nhiều trạm BTS. Trong khi đó chi phí
đầu tư lắp đặt một trạm BTS là hàng tỷđồng, vì vậy khi quyết định đầu tư mở rộng vùng phủ sóng không thể đầu tư tràn lan mà phải xác định thứ tự ưu tiên của từng khu vực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Công tác khảo sát, nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường là cơ sở ban đầu đểđầu tư lắp đặt một trạm BTS và dựa trên các yếu tố sau:
- Tiềm năng phát triển của thị trường, số thuê bao có thể phát triển tại khu vực. - Số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động từ nơi khác đến. - Hiệu quả kinh tế.
Đầu tư nâng cấp dung lượng mạng theo tiến trình phát triển thuê bao
Hiện nay mạng điện thoại di động S-Fone có 10 tổng đài chuyển mạch (MSC – Mobile Services Switching Center): 4 ở Hà Nội, 4 ở TP. HCM, 2 ở Đà Nẵng. Tổng dung lượng các tổng đài là trên 8 triệu số thuê bao, trong khi đó số lượng thuê bao thực tế trên mạng hiện nay là 4 triệu thuê bao, chưa kể hơn 500.000 thuê bao bị
khóa 2 chiều nhưng chưa rời mạng. Với tốc độ phát triển thuê bao hiện nay bình quân khoảng 200.000 thuê bao 1 tháng thì chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không
đầu tư mở rộng tổng đài thì sẽ không thể phục vụ nhu cầu của khách hàng. Việc đầu tư mở rộng tổng đài MSC cần được thực hiện theo hướng sau:
Đầu tư lắp đặt mới các tổng đài MSC tại: Hải Phòng, Vinh, Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa, Cần Thơ. Đây là những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, có số lượng thuê bao lớn, phát triển nhanh.
Nâng cấp, mở rộng dung lượng các tổng đài tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.
Thực hiện kế hoạch trên sẽ giải quyết được các vấn đề:
- Tăng dung lượng phục vụ nhu cầu phát triển thuê bao ngày càng tăng tại các thị trường này và các vùng lân cận.
- Giảm tải áp lực của các tổng đài hiện có tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng
đồng thời hạn chế những rủi ro do các sự cố về mặt kỹ thuật, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin liên lạc thường xuyên của khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới, giảm chi phí thuê đường truyền, giảm thiểu khả năng xảy ra nghẽn mạng.
Công tác đầu tư, lắp đặt các tổng đài mới và nâng cấp mở rộng dung lượng các tổng đài hiện hữu đòi hỏi phải được nghiên cứu rất kỹ về mặt công nghệ để
chọn được những loại tổng đài hiện đại, có tính năng sử dụng phù hợp, có khả năng mở rộng phát triển trong tương lai, tương thích về mặt kỹ thuật và dịch vụ với hệ
công ty. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của mạng S-Fone.
Tối ưu hóa mạng lưới:
Do mật độ cuộc gọi tập trung vào một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng... trong khi tại các tỉnh xa, số cuộc gọi thường rất nhỏ so với khả năng đáp ứng nên tại những thành phố này các tổng đài thường phải làm việc hết công suất. Vì vậy những sự cố, rủi ro rất có thể xảy ra gây
ảnh hưởng không tốt tới tâm lý khách hàng và uy tín công ty.
Do đó ngoài việc phát triển mạng, vấn đề tối ưu hoá mạng lưới cần được công ty đặt lên hàng đầu. Hiện tại, với tiêu chuẩn CDMA 2000 1x sẽ có thể khai thác trên hai băng tần 800Mhz và 1900Mhz. Người sử dụng với loại máy đầu cuối hai băng tần (dual band handset) có thể truy nhập hai dãy tần số 800Mhz và 1900Mhz trên mạng và không cần biết họ đang sử dụng dải tần nào miễn là chất lượng dịch vụ không thay đổi. Tuy nhiên do đặc tính suy hao khác nhau, nên dải tần số 800Mhz sẽ được sử dụng trên diện rộng hơn so với dải tần 1900Mhz, vì vậy ở
các khu vực mà tần số 800Mhz gặp phải giới hạn về mặt dung lượng, các ô vô tuyến
ở tần số 1900Mhz cần được triển khai nhằm bổ sung dung lượng cho mạng.
Đối với nhà khai thác, nếu kết hợp sử dụng hai dải tần trên cùng một mạng, sẽ phát huy hiệu quả tối đa về mặt dung lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Như ta
đã biết đầu tư phát triển trên các trạm BTS mới chiếm tỷ trọng không nhỏ trong vốn
đầu tư phát triển mạng lưới, nên việc ứng dụng dải tần mới 1900Mhz sẽ giúp nhà khai thác giảm được chi phí đầu tư lắp đặt các trạm thu phát mới ở tần số 800Mhz mà vẫn tăng được dung lượng mạng.
Bên cạnh đó, S-Fone cần hoàn thiện và tối ưu hệ thống truyền dẫn (vô tuyến hoặc hữu tuyến) với định hướng xây dựng mạch vòng truyền dẫn cho tất cả các trạm mới tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Mạch vòng này sẽ kết nối các BTS tạo thành mạch vòng có khả năng tựđịnh tuyến lại trong trường hợp một tuyến truyền dẫn có sự cố làm gián đoạn liên lạc. Như vậy
sẽ tăng độ tin cậy và chất lượng của mạng lưới tại khu vực quan trọng và có nhiều thuê bao.