8. Đường dây giao chéo và đi gần các công trình khác.
II./ LÀM VIỆC VỚI CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM: 1./ Thao tác dao cách ly:
1./ Thao tác dao cách ly:
Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác đóng và cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên không, các đường cáp được đơn vị quản lý vận hành thiết bị cho phép tùy theo từng loại dao cách ly.
Đóng, cắt dao cách ly phải do 2 người thực hiện theo một phiếu thao tác đã được duyệt. Trước khi đi, nhóm thao tác phải đọc kỹ phiếu để phản ánh ngay những điều chưa rõ với người ra lệnh.
Đến nơi thao tác phải kiểm tra hai việc:
- Chỉ danh thiết bị có đúng với tên ghi trong phiếu không.
- Các điều kiện an toàn như: sào thao tác, găng tay cách điện, ủng cách điện hoặc ghế cách điện còn tốt không.
Nếu phát hiện thấy không đúng thì không thi hành nhưng phải báo cáo ngay cho người ra lệnh biết.
Nhân viên trực trạm biến áp cũng không được phép thao tác một mình theo lệnh bằng điện thoại của trưởng ca vận hành lưới điện mặc dầu đã được huấn luyện tốt về chuyên môn.
Khi trời mưa to nước chảy thành dòng trên các dụng cụ an toàn thì không được thao tác ngoài trời. Ở những đường dây không có điện cho phép thao tác cầu dao khi trời mưa, giông khi cần thiết.
Trước khi thực hiện thao tác dao cách ly hai phía máy cắt thì phải kiểm tra máy cắt đã cắt tốt 3 pha, khoá điều khiển máy cắt nếu dao cách ly đó được thao tác tại chỗ.
Thao tác tại chỗ dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưng không được đập mạnh ở cuối hành trình. Trong quá trình đóng (hoặc cắt)
dao cách ly nghiêm cấm cắt (hoặc đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang.
Sau khi kết thúc thao tác dao cách ly cần kiểm tra vị trí các lưỡi dao phòng tránh trường hợp chưa đóng cắt hết hành trình, lưỡi dao trượt ra ngoài hàm tĩnh.
Những điều kiện làm việc trên dao cách ly có bộ phận truyền động điều khiển từ xa phải có biện pháp ngăn ngừa đóng nhầm: có phiếu công tác, kiểm tra không còn điện, đặt đủ số lượng dây tiếp đất và treo đủ các biển báo “Cấm đóng điện, có người đang làm việc”.
2./ Thao tác máy cắt:
Máy cắt cho phép đóng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của máy cắt.
Máy cắt cho phép đóng, cắt phụ tại và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép. Khi thực hiện thao tác phải có phiếu thao tác đã được duyệt (trừ trường hợp xử lý sự cố).
Việc tiến hành thao tác máy cắt chỉ cho phép khi mạch điều khiển ở trạng thái tốt và không chạm đất. Việc tiến hành thao tác trong trường hợp có chạm đất trong mạch điều khiển chỉ cho phép trong chế độ sự cố.
Sau khi thao tác bất kỳ máy cắt nào cũng phải kiểm tra chỉ thị tại chỗ trạng thái của máy cắt, khoá điều khiển của máy cắt nếu sau đó có thao tác tại chỗ dao cách ly hai phía của máy cắt đó.
Phải kiểm tra trạng thái mở của máy cắt hợp bộ trước khi thao tác di chuyển từ trạng thái vận hành sang thí nghiệm hoặc ngược lại.
Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của đèn tín hiệu và của đồng hồ đo lường mà không cần kiểm tra chỉ thị trạng thái tại chỗ trong các trường hợp sau:
- Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt này;
- Sau khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện bằng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm).
- Thực hiện thao tác từ xa
Khi máy ngắt bảo vệ cho bộ tụ điện làm việc hoặc cầu chì bảo vệ bị cháy thì chỉ phép đóng lại sau khi tìm được nguyên nhân và sửa chữa.
3./ Thao tác thiết bị điện:
Thao tác tách hoặc hoà lưới máy phát, máy bù; thao tác đóng cắt kháng điện, tụ điện; thao tác chuyển nấc máy biến áp và các thao tác có liên quan khác phải thực hiện theo quy trình vận hành của từng nhà máy điện hoặc trạm điện.
4./ Thao tác thanh cái
Thao tác đưa thanh cái dự phòng vào vận hành phải lưu ý:
- Kiểm tra thanh cái dự phòng không có tiếp địa di động, cắt hết các tiếp địa cố định.
- Phải dùng máy cắt liên lạc thanh cái có rơ le bảo vệ để phóng thử thanh cái dự phòng. Nếu không có máy cắt liên lạc thanh cái, phải lựa chọn máy cắt của điểm đấu thích hợp để phóng điện vào thanh cái dự phòng. Trong trường hợp không lựa chọn được máy cắt để phóng thử thanh cái dự phòng thì phải kiểm tra cách điện thanh cái đó (có thể bằng mêgômmét) trước khi dùng dao
cách ly đóng điện thanh cái.
Trước khi thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác phải lưu ý:
- Kiểm tra bảo vệ so lệch thanh cái, cô lập bảo vệ so lệch thanh cái (nếu cần thiết) theo quy định của đơn vị quản lý vận hành.
- Kiểm tra máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc hai thanh cái đang đóng. Cắt điện mạch điều khiển của máy cắt liên lạc nếu thao tác dao cách ly được thực hiện tại chỗ trong thời gian thao tác dao cách ly để chuyển điểm đấu.
- Theo dõi sự thay đổi trào lưu công suất, dòng điện qua máy cắt liên lạc. Lựa chọn bước thao tác chuyển điểm đấu từ thanh cái này sang thanh cái khác hợp lý để tránh quá tải máy cắt liên lạc.
- Đơn vị quản lý vận hành phải lập phiếu thao tác mẫu áp dụng cho thao tác chuyển đổi thanh cái. Phiếu thao tác mẫu này ghi rõ trình tự các bước thao tác nhất thứ và nhị thứ phù hợp với sơ đồ mạch nhất thứ và nhị thứ của trạm điện.
5./ Thao tác khép mạch vòng, tách mạch vòng, hòa điện, tách lưới
Chỉ được phép khép kín một mạch vòng trong hệ thống điện khi tại điểm khép mạch vòng đã chắc chắn đồng vị pha và cùng thứ tự pha. Ở các cấp điều độ cần có danh sách các điểm có thể khép mạch vòng và được lãnh đạo cấp điều độ duyệt.
Trước khi thao tác khép mạch vòng hoặc tách mạch vòng, trước khi thao tác đóng hoặc cắt các đường dây liên kết hệ thống, phải điều chỉnh điện áp để chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà nhỏ hơn giá trị cho phép quy định và lưu ý đến hoạt động của bảo vệ rơ le và tự động, thay đổi trào lưu công suất và điện áp trong hệ thống điện.
Trong điều kiện vận hành bình thường, thao tác hòa điện phải được thực hiện tại máy cắt có trang bị thiết bị hòa đồng bộ. Điều kiện hoà điện trên hệ thống điện có cấp điện áp ≤ 220 kV:
- Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm hoà: δ ≤ 300; - Chênh lệch tần số giữa hai phía điểm hoà: ∆f ≤ 0,25 Hz; - Chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà: ∆U ≤ 10%.
6./ Làm việc với bình ắcquy và thiết bị nạp điện:
Khi không có người làm việc thì buồng ắc quy phải khoá lại, chìa khoá phải giao cho người phụ trách hoặc những người chuyên trách kiểm tra giữ.
Buồng chứa ắc quy phải có đủ các hệ thống quạt gió, thông hơi, các bình ắc quy lưu động có điện áp 24V đến 36V có thể đặt trong tủ có hệ thống quạt gió. Đối với loại ắc qui được chế tạo theo công nghệ mới thì biên soạn qui trình riêng theo qui định của nhà chế tạo.
Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sởi trong buồng chứa ắc quy, trên cửa buồng ắc quy phải đề rõ: “Buồng ắc quy-Cấm lửa”. Không được để đồ đạc làm cản các cửa thông gió, các lối đi giữa các giá trong buồng ắc quy.
Trước khi nạp và sau khi nạp ắc quy phải mở quạt thông gió ít nhất là 90 phút. Nếu phát hiện còn hơi độc thì không được ngừng quạt. Buồng ắc quy làm việc theo phương pháp thường xuyên nạp và phóng thì trong 1 ca phải định kỳ mở quạt thông gió ít nhất 2 lần, mỗi lần 30 phút.
Được phép để nước cất và 1 ít dung dịch trung hoà ở chỗ cửa ra vào của buồng ắc quy. Trên thành các bình chứa các loại dung dịch, nước cất đều phải ghi rõ ràng từng loại bằng sơn chống axít.
Axít đậm đặc phải để trong các buồng riêng, trong buồng ngoài axít ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà, axít phải để trong các bình thuỷ tinh, sành sứ hoặc các thùng bằng nhựa đúng tiêu chuẩn, đóng nút cẩn thận và phải đặt trong các giá có quai xách.
Làm việc với axít phải do người chuyên nghiệp đảm nhiệm, vận chuyển bình axít phải có hai người, chú ý kiểm tra đờng đi trước để tránh trơn, trượt ngã hoặc làm đổ bình.
Khi rót axít ra khỏi bình phải có phương tiện giữ bình để khỏi đổ vỡ. Bình chứa axít phải thật khô và sạch sẽ. Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ axít theo đũa thuỷ tinh vào bình nước cất và luôn luôn quấy để toả nhiệt tốt. Cấm đổ nước cất vào axít để pha chế thành dung dịch.
Những công việc làm trong buồng ắc quy phải do công nhân ắc quy phụ trách. Trường hợp cần nhân viên sửa chữa hoặc thí nghiệm vào buồng ắc quy làm việc thì nhất thiết phải có nhân viên vận hành ắc qui đứng giám sát an toàn.
7./ Làm việc với tụ điện:
Đóng và cắt các tụ điện cao áp do hai nhân viên có trình độ bậc III an toàn trở lên thực hiện. Nghiêm cấm dùng cầu dao cách ly thường để đóng và cắt các tụ điện cao áp. Cấm lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
Khi máy ngắt bảo vệ cho bộ tụ điện làm việc hoặc cầu chì bảo vệ bị cháy thì chỉ được phép đóng lại sau khi đã tìm được nguyên nhân và sửa chữa.
Trường hợp cắt tụ điện để sửa chữa, nhất thiết phải phóng điện các tụ điện bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện tối thiểu 25 mm2 và tối đa 250 mm2. Thanh này phải ghép chặt vào mỏ sào cách điện. Sào này có tiêu chuẩn thao tác ở điện áp làm việc của tụ điện. Nếu tụ điện có bảo vệ riêng từng bình hoặc từng nhóm thì phải phóng điện riêng từng bình hoặc từng nhóm. Lưu ý: Khi phóng điện tích dư của tụ điện cần có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.