Cột và móng cột 1 Cột:

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động - Công nhân vận hành trạm pptx (Trang 27 - 28)

6.1. Cột:

Cột có thể dùng cột thép, cột bê tông cốt thép, cột gỗ, cột tre già. Đối với các nhánh rẽ một pha, dây trước công tơ, dây sau công tơ cho phép sử dụng cột gỗ, cột tre già nhưng phải được xử lý chống mối, mục.

Tất cả các loại cột đều phải tính toán để đảm bảo làm việc bình thường trong điều kiện áp lực gió tiêu chuẩn lớn nhất theo khí hậu từng vùng, tần suất một lần trong 20 năm. Đối với cột dưới 12m, trị số áp lực gió tiêu chuẩn được phép lấy giảm đi 15%.

Hệ số an toàn của cột thép, bê tông cốt thép không nhỏ hơn 1,2.

Cột phải bố trí tránh khu vực bị xói lở; không gây cản trở việc qua lại của người và phương tiện giao thông; không đặt trước cổng, cửa ra vào của nhà ở, cơ quan và các công trình xây dựng khác.

Cột có thể dùng cột đơn, cột kép; có hoặc không có dây néo. Dây néo có thể là cáp thép hoặc thép tròn được sơn hoặc mạ kẽm chống rỉ, tiết diện không được nhỏ hơn 25mm2, dây néo phải được bố trí sao cho không gây cản trở phương tiện tham gia giao thông, đi lại của người đi bộ.

6.2. Móng cột, móng néo

Móng cột có thể dùng móng bê tông, bê tông cốt thép hoặc không móng. Ở vùng đất khô, không bị ngập nước cho phép chôn cột trực tiếp trong đất có hoặc không có thanh ngáng. Độ sâu chôn cột từ 12% đến 15% chiều cao cột. Đất lấp hố móng phải đổ từng lớp dày 0,20m sau đó đầm chặt và đắp cao hơn mặt đất tự nhiên 0,20m đến 0,30m.

Ở những vùng còn lại, móng cột phải là móng bê tông hoặc bê tông cốt thép. Độ sâu chôn cột từ 10% đến 14% chiều cao cột.

Móng néo được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép M200, đáy móng đặt dưới mặt đất tự nhiên ít nhất 1,5m.

7. Nối đất.

7.1. Các bộ phận và vị trí phải nối đất.

Nối đất lặp lại cho dây trung tính

- Tại khu vực thưa dân cư, trung bình từ 400m đến 500m đặt một bộ; - Tại các khu vực đông dân cư, trung bình từ 200m đến 250m đặt một bộ; - Tại các vị trí: néo đầu, néo cuối, rẽ nhánh; giao chéo với đường giao thông, đường dây cao áp và tại các vị trí đường dây đi chung cột với đường dây cao áp, mỗi vị trí đặt một bộ.

Nối đất xà và ty sứ cách điện tại các vị trí đường dây đi chung cột, giao chéo với đường dây cao áp.

7.2. Trị số điện trở nối đất.

Đối với đường dây hạ áp đi độc lập, trị số điện trở nối đất không lớn hơn 50Ω.

Đối với đường dây hạ áp đi trong khu vực dân cư không có cây cao, nhà cao tầng, ống khói công nghiệp, trị số điện trở nối đất không lớn hơn 30Ω.

Đối với đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp, các bộ phận phải nối đất của đường dây hạ áp được nối chung và theo tiêu chuẩn nối đất của cột đường dây cao áp.

7.3. Kết cấu nối đất.

Nối đất gồm có bộ tiếp đất và dây nối.

Bộ tiếp đất có thể được chế tạo theo kiểu hình tia hoặc cọc và tia hỗn hợp và thực hiện theo quy định như sau:

- Bộ tiếp đất kiểu hình tia: Dùng thép tròn có đường kính không nhỏ hơn 8mm hoặc thép dẹt có kích thước không nhỏ hơn 24 x 4mm đặt dưới mặt đất tự nhiên ít nhất 0,7m;

- Bộ tiếp đất kiểu cọc và tia hỗn hợp: Dùng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16mm hoặc thép góc có chiều dầy không nhỏ hơn 4mm; chiều dài không nhỏ hơn 1,5m làm cọc tiếp đất. Cọc tiếp đất được đặt chìm trong đất theo phương thẳng đứng, đầu trên của cọc tiếp đất cách mặt đất tự nhiên ít nhất 0,5m, khoảng cách giữa hai cọc tiếp đất từ 2,0m đến 2,5m.

Dùng thép dẹt có kích thước không nhỏ hơn 24 x 4mm làm tia để nối các cọc với nhau bằng phương pháp hàn.

Dây nối đất dùng để nối bộ phận phải nối đất của đường dây với bộ tiếp đất. Dây nối đất có thể được làm bằng: thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6mm, thép dẹt kích thước không nhỏ hơn 24 x 3mm, dây đồng mềm tiết diện không nhỏ hơn 16mm2. Nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.

Dây nối đất nối với bộ phận tiếp đất đặt chìm trong đất bằng phương pháp hàn, các vị trí còn lại có thể hàn hoặc bắt bu lông.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động - Công nhân vận hành trạm pptx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w