Những căn cứ xây dựng đề xuất về CRM tại Vietinbank Tây Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tổ chức tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 85)

1.1. Tình hình kinh tế - chính trị

Trong tiến trình hội nhập sâu kinh tế quốc tế, cụ thể là việc Việt Nam đã gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài với khả năng tài chính dồi dào, công nghệ cao, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ xâm nhập dễ dàng vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước. Nền kinh tế Việt Nam trở nên nhạy cảm hơn bởi các yếu tố của kinh tế thế giới, nhất là biến động của giá dầu thô và giá vàng. rong thời gian tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm xuống do tác động của tình hình tài chính thế giới, và sự suy thoái về kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua.

1.2. Tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng

Hiện nay, tại thành phố Hà Nội có 47 tổ chức tài chính tín dụng “phủ sóng” đến 100% quận, huyện trong thành phố. Khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, giành giật từng khách hàng. Điều này nhấn mạnh hơn nữa vai trò quản trị và giữ chân khách hàng tại Vietinbank Tây Hà Nội ngày một quan trọng.

Với Vietinbank Tây Hà Nội cũng thực hiện nhiều chương trình marketing và khuyến mãi nhằm thu hút lượng vốn đảm bảo cho tính thanh khoản và thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, chính sách quản trị quan hệ khách hàng mặc dù đã có sự quan tâm từ ngân hàng nhưng chỉ nằm ở mức hỏi thăm tặng quà, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

1.3. Những năng lực quản trị Ngân hàng

1.3.1.Về năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh

Năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của Vietinbank Tây Hà Nội tiếp tục được nâng cao năng lực tài chính, quy mô tổng tài sản, thị phần hoạt động kinh doanh, mạng lưới các điểm giao dịch và lợi nhuận đều vượt kế hoạch đề ra. Bên cạnh

đó, chất lượng hoạt động và khả năng cung ứng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Vietinbank Tây Hà Nội cũng không ngừng được nâng cao.

1.3.2. Về hệ thống quản trị ngân hàng.

Cơ cấu quản trị ngân hàng hiện đại tiếp tục được hoàn thiện thông qua việc thiết lập các bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược phát triển, quản lý và kiểm soát hoạt động nội bộ ngân hàng, thiết lập cơ chế phân cấp ủy quyền linh hoạt, hiệu quả tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong công tác quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tổ chức tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w