Bảng 2.7 : Chiến lược kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm giấy vở của công ty cổ phần sản xuất và thương mại p p (Trang 30)

1 2015 Doanh nghiệp thuê ngoài một đơn vị thiết kế và hoàn thiện hệ thống nhận diện cho thương hiệu P.P

2 2016 Tập trung phát triển dòng sản phẩm vở lò xo, vở may gáy mang thương hiệu P.P ra thị trường.

3 2017 Tiếp tục phát triển các sản phẩm khác như giấy vở học sinh, giấy in A4…

Xây dựng chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông thương hiệu cần tương thích với chiến lược thương hiệu đã được doanh nghiệp xây dựng ở trên. Doanh nghiệp dành 5% lợi nhuận mỗi năm để truyền thông khuếch trương thương hiệu của mình. Công cụ truyền thông chủ yếu được lựa chọn sử dụng là quảng cáo và quan hệ công chúng.

- Về quảng cáo, P.P kết hợp quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như qua báo mạng (kenh14.vn, tiin.vn), các báo đọc dành cho giới trẻ (2!, Sinh viên Việt Nam), dán poster quảng cáo trên xe buýt (các tuyến nội đô như 02, 32,27)…

- Về quan hệ công chúng, chủ yếu tổ chức phát vở từ thiện cho các em học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các đợt phát vở từ thiện được tổ chức 2 tháng 1 lần, công ty lên kế hoạch về các địa điểm phát trước tiên tại các trung tâm, trại trẻ tại Hà Nội như làng trẻ S.O.S, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và người già cô đơn Bồ Đề, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Đông),…và tiến tới xa hơn là phát cho các trẻ em nghèo tại các tỉnh vùng cao như Sơn La, Lai Châu, Hà Giang…

Khi tiến hành các hoạt động phát quà, doanh nghiệp thuê một đơn vị viết bài và đăng trên báo điện tử như dantri.com.vn, vietnamnet.vn đồng thời nhân viên đưa hình ảnh và viết bài đăng lên website, facebook của doanh nghiệp.

2.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Nhân tố tại doanh nghiệp

Về chất lượng sản phẩm, là một doanh nghiệp đã kinh doanh lâu năm trong ngành giấy với dây chuyền sản xuất và công nghệ hiện đại, P.P tự tin chất lượng sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với những thương hiệu hàng đầu như Hồng Hà, Hải Tiến…Không bao giờ có lần thứ hai để tạo lại ấn tượng ban đầu, vì vậy, chất lượng sản phẩm chính là một ưu thế của P.P.

Sở hữu đội ngũ nhân lực gồm 60 người tại khối văn phòng, toàn bộ trong số này đã tốt nghiệp đại học trở lên, công ty P.P hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng đảm đương công việc của đội ngũ nhân lực này. Ngay từ đầu năm, toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đã được “lên giây cót” tinh thần, hướng đến mục tiêu chung là quảng bá thương hiệu giấy vở P.P, xây dựng một thương hiệu mạnh, có

chỗ đứng trên thị trường. Mỗi nhân viên làm việc trong công ty đều phải có bản mục tiêu cá nhân trong năm, hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Khi cá nhân và doanh nghiệp có chung mục tiêu phấn đấu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng thương hiệu của mình.

Nhân tố ngoài doanh nghiệp

Nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng về mặt hàng giấy vở trên thị trường hiện nay chưa có nhiều biến động, nhu cầu sử dụng vẫn là rất lớn khi mà lượng hàng nhập khẩu là tương đối nhiều. Thị trường và nhu cầu khách hàng ít biến động cũng chính là một lợi thế cho doanh nghiệp bởi có thể dễ dàng tính toán được khách hàng cần gì, số lượng là bao nhiêu, khiến cho việc lập chiến lược kinh doanh và truyền thông được diễn ra suôn sẻ hơn.

Đối thủ cạnh tranh trong ngành lớn nhất mà P.P phải đối đầu chính là Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà. Thương hiệu Hồng Hà đã có mặt lâu năm trên thị trường, chiếm lĩnh hầu hết thị trường giấy vở dành cho học sinh. Do vậy để có chỗ đứng trong ngành, P.P cần phát triển các sản phẩm vở lò xo, vở may gáy cả về mẫu mã cũng như chất lượng để chiếm được thị trường này. Khi sản phẩm này đã có tên tuổi, doanh nghiệp mới có thể tạo dựng được lòng tin của khách hàng và bán các sản phẩm giấy vở khác liên quan.

2.3 Những kết luận về xây dựng thương hiệu tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P

Thành công

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P vẫn đang trong quá trình thực hiện xây dựng thương hiệu và chưa hoàn tất thời gian ở các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu đề ra nên khó có thể đánh giá một cách tổng quan và chính xác về thành công tại thời điểm này. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu của cá nhân, doanh nghiệp cũng đã có những bước đi ban đầu để chuẩn bị cho quá trình xây dựng thương hiệu của mình.

Công ty đã thực hiện được hai nội dung cần thiết để chuẩn bị cho quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài và vững chắc cho sản phẩm giấy vở P.P. Thứ nhất, doanh nghiệp đã xác định được mô hình xây dựng thương hiệu phù hợp – đó là mô hình thương hiệu gia đình và có kế hoạch phát triển thương hiệu giấy vở P.P trong 3 năm tới. Thứ 2, doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược truyền thông thương hiệu khá bài bản qua hai công cụ truyền thông phổ biến là quảng cáo và quan hệ công chúng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. P.P đã xác định được thị trường mà đối thủ cạnh tranh còn chưa chú tâm để phát triển thương hiệu của mình.

Hạn chế

Các nội dung doanh nghiệp đề ra khi xây dựng thương hiệu chưa đầy đủ và khái quát, mới chỉ dừng lại ở nội dung lựa chọn chiến lược thương hiệu và xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu, chưa nêu rõ vấn đề định vị thương hiệu cũng như đo lường và hiệu chỉnh các kế hoạch truyền thông thương hiệu.

Trong bản chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp mới chỉ đặt ra mục tiêu ngắn hạn trong 3 năm tới mà chưa đưa ra được mục tiêu dài hạn hơn cho việc xây dựng thương hiệu giấy vở P.P. Việc không chỉ ra được mục tiêu dài hạn cho thương hiệu, doanh nghiệp sẽ dễ gặp lúng túng trong quá trình thực hiện. Sau khi hoàn thành mục tiêu trong 3 năm, thương hiệu giấy vở P.P sẽ đi về đâu cũng chưa được lãnh đạo công ty chú trọng. Mục tiêu lớn nhất của công ty lúc này chỉ là mở rộng kinh doanh, phát triển thương hiệu được lãnh đạo doanh nghiệp cho là một công cụ để nâng cao doanh số bán ra trong thời gian ngắn.

Cho đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa thống nhất để hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của mình. Màu sắc của thành tố thương hiệu quan trọng như logo vẫn chưa thống nhất khi in trên các môi trường khác nhau (màu xanh của cây thông cũng như màu nâu của chữ “PP.JSC” chưa thống nhất cùng tong khi in ở giấy, màu sắc logo trên website cũng như trên card của doanh nghiệp). Để xây dựng được thương hiệu bài bản, doanh nghiệp cần chú trọng và chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ mới mong gây ấn tượng được với khách hàng.

Nguyên nhân

Hiện tại P.P mới chỉ là một doanh nghiệp nhỏ trên thị trường, vốn chủ sở hữu ở mức 30 tỷ đồng nên không tránh khỏi việc còn e ngại khi đầu tư cho phát triển thương hiệu sản phẩm. Do đó quá trình xây dựng thương hiệu giấy vở P.P cần làm từ từ và vững chắc để mang lại các kết quả lâu bền.

Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh sẽ mang lại giá trị lâu dài, là tài sản vô giá của một doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI P.P

3.1. Xu hướng phát triển của ngành hàng giấy vở và chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P

3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành hàng giấy vở

Kinh tế ngày càng phát triển, đi kèm đó là sự phát triển của các loại báo mạng khiến nhu cầu sử dụng giấy của ngành này giảm đi trong các năm gần đây. Tuy nhiên ngành hàng giấy vở vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai, phục vụ cho nhu cầu giáo dục của con người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nước ta đã đặt ra những mục tiêu phổ cập giáo dục, cụ thể là: đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học. Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, sẽ điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, phấn đấu đến 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400. Tương đương với kế hoạch phổ cập giáo dục của Nhà nước ta, nhu cầu sử dụng giấy vở là rất lớn.

Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam đã đưa ra những mục tiêu để phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2025, cụ thể là: đạt tỉ lệ thu hồi giấy loại trong nước là 65%; đáp ứng khoảng 75 - 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm giấy và bột giấy; không cấp phép và dần loại bỏ các nhà máy giấy và bột giấy lạc hậu đang tồn tại với quy mô dưới 10.000 tấn/năm và cơ bản đưa ngành công nghiệp giấy Việt Nam trở thành ngành công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bảng 3.1: Chỉ tiêu về sản lượng giấy trong ngành

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm giấy vở của công ty cổ phần sản xuất và thương mại p p (Trang 30)