Những chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI (Trang 57)

và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nói riêng. Và rõ ràng nếu không có đầu tư và tiết kiệm của Nhật Bản, các nước châu á, đặc biệt các nước NIEs và ASEAN không thể đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh như hiện nay.

Sự tăng vọt của đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nói riêng vào các nước ASEAN trong những năm vừa qua và còn diễn ra trong những năm sau này, ngoài lý do nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư ra nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao còn phải kể đến những chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN. Những chính sách này nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, lôi cuốn họ vào đầu tư làm tăng vốn cố định thực hiện chiến lược công nghiệp hoá đất nước.Chính vì vậy, các nước ASEAN ngày càng bổ sung, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình vói mục đích ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, phục vụ cho công cuộ công nghiệp hoá đất nước.

II. Những chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nướcASEAN. ASEAN.

1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapo

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nguồn vốn quan trọng nhất trong thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá. Khác với nhiều nước khi tiến hành công nghiệp hoá, Singapo không đi vay nợ để đầu tư. Để giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư, chính phủ Singapo đã tạo ra một môi trường hấp dẫn các nhà tư bản nước ngoài trực tiếp bỏ vốn vào đầu tư.

Trong kêu gọi và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính phu Singapo sử dụng chủ yếu các đòn bảy kinh tế đẻ điều chỉnh theo mục tiêu và cơ cấu kinh tế của quá trình tiến hành công nghiệp hoá. Nhằm hướng các

nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như mục tiêu phát triển kinh tế của Singapo, chính phủ đã dự kiến trước và đưa ra bảng phân loại các xí nghiệp, các ngành sản xuất cần gọi vốn đầu tư và đi cùng với nó là các chế độ ưu đãi cụ thể và có phân biệt:

- Đối với những xí nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, các chủ đầu tư được hưởng các ưu đãi đặc biệt: Nếu vốn đầu tư có quy mô từ 1 triệu đô la Singapo trở lên được miễn thuế 5 năm (kể cả lãi cổ phần và thuế thu nhập).

- Đối với những xí nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm hướng về xuất khẩu, hàng năm có giá trị hàng hoá xuất khẩu ít nhất 100.000 đô la Singapo thì số lợi nhuận xuất khẩu tăng (số vượt quá 100.000 đô la Singapo) được miễn 90% thuế. Nếu xí nghiệp thuộc loại sản xuất không phải hướng về xuất khẩu bị đánh thuế với mức tỷ suất 40% thì xí nghiệp thuộc loại sản xuất hướng về xuất khẩu chỉ bị đánh ở mức tỷ suất 4%. Nếu một xí nghiệp vừa thuộc loại hướng về xuất khẩu lại vừa là xí nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn thì thời gian được hưởng chế độ miễn thuế kéo dài tới 8 năm. Và, nếu xí nghiệp lại vừa có cả hai điều kiện trên lại có vốn đầu tư vào tài sản cố định từ 150 triệu đô la Singapo trở lên thì thời gian được miễn thuế có thể kéo dài đến 15 năm.

- Còn đối với vốn đầu tư vào các xí nghiệp trên cơ sở mở rộng, nâng cấp các xí nghiệp hiện có, và mặc dù với quy mô 10 triệu đô la Singapo trở lên, tuy cũng được hưởng một số ưu đãi, nhưng chỉ được hưởng một tỷ lệ miễn giảm thuế rất thấp so với các loại xí nghiệp nêu trên. Trong khi đó, đối với một số loại xí nghiệp mặc dù có quy mô nhỏ (vốn đầu tư từ 1 triệu đô la Singapo trở xuống) nhưng nếu sản phẩm sản xuất ra thuộc loại chất lượng cao thì vẫn được hưởng những ưu đãi về thuế.

Các loại xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (nói chung) đều được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị có liên quan đến việc thực hiện dự án

đầu tư, được phép tự do chuyển lợi nhuận về nước, nếu trong quá trình kinh doanh còn bị lỗ thì được xem xét để kéo dài thời gian miễn giảm thuế.

Gần đây, Singapo đã thực hiện tự do hoá các ngân hàng và bãi bỏ những hạn chế đối với cổ phiếu đóng góp của nước ngoài trong các ngân hàng địa phương.

Tóm lại, để thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, chính phủ Singapo coi đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một bộ phận không thể thiếu được trong cơ thể kinh tế thống nhất của họ.

2. Chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia

Có thể nói, Malaixia là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn bởi: sự ổn định của chính trị xã hội, sự phát triển của kết cấu hạ tầng cơ sở, sự nhanh nhạy linh hoạt của chính phủ trong việc ban hành các chính sách kinh tế (nhất là chính sách đối với đầu tư nước ngoài) phù hợp với đặc điểm thực tế của từng thời kỳ.

Chính phủ Malaixia không trưng thu, không quốc hữu hoá đối với vốn đầu tư của các nhà tư bản nước ngoài. Đồng htời, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước.

Về các chế độ ưu đãi: cũng tương tự như Singapo, chính phủ Malaixia đã căn cứ vào đặc điểm, vị trí, trình độ công nghệ, danh mục khuyến khích của ngành nghề, quy mô xuất khẩu sản phẩm, quy mô và khu vực đầu tư để đề ra các chính sách, trong đó quy định rõ các mức độ ưu đãi như:

- Đối với các doanh nghiệp nước ngoài nếu thuộc đối tượng là các “xí nghiệp tiên phong”, các xí nghiệp sử dụng nhiều lao động thì được hưởng chế độ miễn giảm thuế từ 2 đến 5 năm (tuỳ quy mô đầu tư).

- Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền tây, miền trung – bắc và một số khu vực xa xôi hẻo lánh thuộc miền đông thì htời gian miễn giảm thuến có thể được kéo dài đến 10 năm.

Ngoài ra, trong chiến lược thu hút FDI, Malaixia rất coi trọng vai trò của các công ty xuyên quốc gia, gắn lợi ích của công ty này với lợi ích của Malaixia. Hiện nay có khoảng 1000 công ty xuyên quốc gia của trên 50 nước đang hoạt động tại Malaixia. Bên cạnh đó, chính phủ có thực hiện chế độ ưu đãi cho một số ngành có quy mô nhỏ, tự cấp cho đồn điền, ưu đãi cho các công ty áp dụng cơ cấu sở hữu của tư bản cổ phần, hoặc áp dụng công nghệ kỹ thuật cao. Gần đây, nhằm thu hút FDI, khắc phục tình trạng khủng hoảng tài chính tiền tệ, Malaixia đã chủ chương miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị cho các khu chế xuất và các dự án hướng vào xuất khẩu. Đối với các dự án khác có thể được áp dụng nếu sản phẩm chưa sản xuất được trong nước. Hiện nay Malaixia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Gần đây, nước này còn quy định các nhà chuyên môn, chuyên gia quản lý và kỹ thuật đã đóng thuế thu nhập thì không phải trả thuế sử dụng nhân công nước ngoài.

Mọi thủ tục tạo nên sự phiền hà về đầu tư nước ngoài dần dần được loại bỏ và thay vào đó là cơ chế, thủ tục nhanh, gọn, thông thoáng và hiệu quả. Nhờ vậy, dòng FDI vào Malaixia ngày càng tăng lên trong những năm gần đây và một vài năm tới.

3. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Inđônêxia

Giống như nhiều nước khác, chính phủ Inđônêxia đã đưa ra một danh mục các ngành nghề và khu vực cần ưu tiên, mà ở đó sẽ có các chế độ khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như trước đây có một số lĩnh vực cấm đối với đầu tư nước ngoài như: điện lực, hải cảng, thông tin, các ngành bất động sản, nhà hàng, khách sạn, may mặc, thì nay chính phủ Inđônêxia đã cho các nhà đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực này.

Về tỷ lệ vốn góp: nếu như trước đây trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp một tỷ lệ cổ phần không quá 49% thì nay tỷ lệ này nâng lên không quá 95%. Trong lĩnh vực tài chính

tiền tệ, chính phủ Inđônêxia cho phép các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đầu tư cổ phần trong các ngân hàng thương mại với tỷ lệ tối đa là 49%. Bên cạnh mở các ngân hàng tại thủ đô, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài còn được phép mở các chi nhành ngân hàng tại 6 thành phố khác.

Về thời hạn hoạt động: các doanh ngiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tối đa không quá 30 năm (trước đây là 15 năm). Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục ưu tiên đều được cấp giấy phép cố định và họ được quyền tự do mở rộng sản xuất, thay đổi chủng loại sản phẩm trong phạm vi quy định của ngành. Và, được quyền tăng công suất sản xuất lên không quá 30% so với công suất ghi trong giấy phép đầu tư.

Về chính sách thuế: đối với thuế lợi tức, nếu công ty có mức lãi ròng 10 triệu rupi trở xuống đánh thuế 15%, trên 10 đến 50 triệu rupi đánh thuế 25% và trên 50 triệu rupi đánh thuế 35%. các khoản thu từ lãi suất cho vay, cho thuê, phí tài nguyên, phí kỹ thuật, phí quản lý bị đánh thuế 15% trên doanh thu. Ở Inđônêxia không có chế độ miễn giảm thuế doanh thu và thuế lợi tức.

Về thuế nhập khẩu, Inđônêxia có chính sách miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng được uỷ ban đầu tư phê duyệt trong danh mục quy định. Tuy nhiên, những thứ nhập theo vốn đầu tư vào Inđônêxia đã sản xuất được thì không được miễn thuế nhập khẩu. Ngược lại, nước ngoài mua những hàng này của Inđônêxia thì được thoái lại thuế nhập khẩu đã đánh vào vật liệu, nguyên liệu sản xuất ra chúng.

Đối với hàng xuất khẩu: lãi suất tín dụng phục vụ xuất khẩu là 9%/năm, trong khi lãi suất khác là 18 – 24%/năm. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được nhập các mặt hàng sử dụng nếu hàng trong nước đắt hơn. Được hoàn trả hoặc miễn thuế nhập khẩu các mặt hàng. Công ty sản xuất hàng xuất khẩu không chỉ được phép xuất khẩu hàng của mình mà cả hàng của công ty khác.

Về chính sách thị trường, gần đây để tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi Inđônêxia cho phép mọi ngành công nghiệp, trừ các ngành trong danh mục loại trừ và trong kho ngoại quan được tiếp cận tự do thị trường nội địa.

Về quản lý ngoại hối, doanh nghiệp nước ngoài được phép chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập sau thuế, vốn, chi tiền cho cá nhân, khấu hao tài sản, tiền bán cổ phần cho người ( hoặc tổ chức) Inđônêxia, tiền thu hồi vốn trong trường hợp bị quốc hữu hoá. Ngoài ra, Chính phủ Inđônêxia từng bước hạ thấp lãi suất của tiền gửi ngân hàng trung ương, làm cho tiền gửi ngân hàng và lãi suất cho vay giảm xuống. Điều đó khuyến khích các doanh nghiệp hăng hái đầu tư hơn.

Về vấn đề sở hữu 100% vốn nước ngoài, gần đây cũng như Malaixia,Philippin,Singapo,Thái Lan, Inđônêxia đã áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp, trừ các ngành có trong danh mục cấm hoặc hạn chế đầu tư. Ngoài ra, Inđônêxia còn quy định, sau 15 năm, các công ty phải có ít nhất một phần vố sở hữu trong nước.

Inđônêxia còn dỡ bỏ các hạn chế và thuế đối với việc sử dụng người nước ngoài. Gần đây, nhà nước đã quy định bất kỳ người nước ngoài nào phải đóng thuế xuất cảnh thì được khấu trừ vào thuế thu nhập.

Về thủ tục hành chính, Inđônêxia thực hiện đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt đầu tư vào công nghiệp. Chỉ cần trình dự án cho các Bộ chủ quản xem xét và quyết định, không cần gửi lên cơ quan thẩm định quốc gia. Các công ty có giấy phép cố định đặc quyền tự do mở rộng sản xuất, cải tạo, hiện đại hoá sản xuất… thì không cần xin giấy phép nếu sản phẩm nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư.

Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp bị nhà nước Inđônêxia quốc hữu hoá, hoặc không may gặp rủi ro thì tuỳ theo mức độ cụ thể, chính phủ Inđônêxia sẽ bồi hoàn thiệt hại đó.

Ngoài ra, Inđônêxia đã công bố thuế ngày nghỉ (tax holiday) và mở rộng hình thức đầu tư. Loại hình công ty cổ phần đã được Inđônêxia cho phép thành lập từ tháng 1 năm 1999.

4. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Philippin

Chính phủ Philippin cũng đã có những thay đổi lớn trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Về chính sách thuế:

Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhà nước Philippin đã đưa ra chính sách thuế ưu đãi. Đặc biệt từ năm 1991, với luật đầu tư mới đã quy định: miễn thuế thu nhập công ty 6 năm kể từ khi có lãi đối với các công ty tiên phong, 4 năm đối với các công ty không tiên phong. Miễn thuế nhập khẩu phụ tùng, thiết bị phần rời đi theo cùng với việc miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị mua bằng vốn đầu tư. Ngay cả chi phí lao động cũng có thể được khấu trừ vào lợi nhuận chịu thuế của xí nghiệp. Ngoài ra, người nước ngoài được miễn thuế thu nhập 3 năm ( kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh có lãi) và giảm 50% trong thời hạn 5 năm tiếp theo, sau đó đối với từng trường hợp cụ thể có thể được xem xét để giảm 15% trong thời hạn từ 5 năm đế 10 năm. Trong quá trình kinh doanh, nếu bị lỗ, chính phủ cho phép các doanh nghiệp lấy lợi nhuận của năm sau để bù cho số tiền bị lỗ của năm trước đó.

Đặc biệt, chương trình cải cách thuế quan năm 1994 nhằm thúc đẩy sản xuất thông qua tăng cường tính cạnh tranh quốc tế. Hàng loạt những quy định và điều luật được hình thành nhằm giảm thuế quan. Trước tiên thuế quan sẽ được giảm đối với các tư liệu sản xuất, tiếp đến các sản phẩm hoá học và dệt may, cuối cùng là các sản phẩm chế tạo. Đến năm 2004 sẽ thống nhất một loạt thuế quan duy nhất 5% đối với tất cả các sản phẩm chế tạo.

Các khu vực kinh tế chủ quyền Philippin và các xí nghiệp phân bổ trong khu chế xuất còn được hưởng những quyền lợi ưu đãi về thuế như sau: - Thuế ưu đãi trao đổi, mua bán hàng hoá trong khu vực

- Miễn thuế giấy phép kinh doanh địa phương

- Miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận giữa các chi nhánh

- Miễn thuế nhập khẩu, phí hải quan, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

- Bảo đảm chính sách cho các công dân nước ngoài được phép hồi hương vốn đầu tư và lợi nhuận kiếm được.

Các xí nghiệp hoạt động trong vùng Vịnh Subic, thay vì phải trả tất cả các loại thuế, nay họ chỉ phải trả một loại thuế 5% tổng thu nhập từ bán sản phẩm phi xuất khẩu tại địa phương, và khoản thuế này sẽ không vượt quá 30% tổng thu nhập của họ từ tất cả các nguồn.

Theo đề nghị của uỷ ban đầu tư, văn phòng nhập cư của Philippin giảm cước phí chế bản giấy tờ cho các nhà kinh doanh nước ngoài xuất nhập cảnh Philippin nhằm hấp dẫn đầu tư nước ngoài hơn nữa.

Chính phủ Philippin còn ban hàn các luật thu hút FDI như: ( Luật khuyến khích đầu tư RA 5186; Luật khuyến khích xuất khẩu RA 6135; Luật điều chỉnh các công việc kinh doanh nước ngoài RA 5455; Luật khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp RA 1159), trong đó Luật đầu tư nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w