III. TRIỂN VỌNG NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN NĂM 2013
2. Chiến lược phát triển
Trong năm 2013, Tập đoàn VRG sẽ đưa vào khai thác 600 ha cao su đầu tiên tại Campuchia. Đến hết năm 2012, VRG đã trồng được 63.000 ha cây cao su trên đất Campuchia. Và theo kế hoạch sẽ hoàn thành 100.000 ha vào năm 2014.
Mục tiêu phát triển dự kiến đến năm 2015 diện tích cao su ổn định ở mức 800.000 ha, công suất chế biến khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích cao su của cả nước đã đạt 910.500 ha, vượt mức đề ra cho đến năm 2015. Vì vậy Tập đoàn VRG hiện đang kiến nghị Chính phủ cho điều chỉnh quy hoạch diện tích cao su trên cả nước đến 2015 là 1 triệu ha. Với dự báo giai đoạn 2020-2030, sản lượng cao su Việt Nam khoảng 1-1,1 triệu tấn/năm sẽ chiếm khoảng 10% sản lượng của thế giới, điều này sẽ tạo lợi thế cho Ngành cao su thiên nhiên Việt Nam.
Chính phủ cũng đã có quy hoạch mở rộng rừng cao su ra các tỉnh phía Bắc. Theo định hướng đến năm 2020 sẽ trồng được khoảng 50.000 ha rừng cao su tại các tỉnh vùng Tây Bắc. Hiện tại sau nhiều năm thực hiện, theo Bộ NN&PTNT, tính đến cuối năm 2012 các tỉnh miền núi phía Tây Bắc đã trồng được 19.707 ha, đạt 39% kế hoạch. Trong đó, Sơn La đạt 6.664 ha, Điện Biện 3.468 ha, Lai Châu 8.986 ha. Trước nhu cầu phát triển cùng với sự ủng hộ góp đất của nông dân vùng núi phía Bắc, Bộ NN&PTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su tại Tây Bắc từ 50.000 ha lên 100.000 ha đến năm 2020.
Ngày 23/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1782/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cấu trúc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Theo đó sẽ có kế hoạch thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành giai đoạn 2012-2020.
26
Định hướng về lâu dài, hoạt động chính của các doanh nghiệp trong Ngành sẽ tập trung vào: (1) Trồng và chế biến cao su, (2) Sản xuất và chế biến Gỗ, (3) Phát triển Khu công nghiệp trên đất trồng cao su. Theo kế hoạch thoái vốn của tập đoàn thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cao su thiên nhiên đang niêm yết. Cụ thể, PHR theo lộ trình 2012-2015 sẽ thoái vốn khỏi các công ty thủy điện và các công ty ngoài ngành khác như Thủy điện Gruco Sông Gôn, Thủy điện VRG Ngọc Linh, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG. HRC và DPR cũng đã thoái vốn khỏi quỹ đầu tư Việt Long, TRC lên kế hoạch thoái vốn khỏi CTCP TMDV và Du lịch Cao su, Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng VRG,... Ngoài ra, trong thời gian tới các công ty cao su lớn trong ngành đang hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH MTV cũng sẽ được cổ phần hóa giúp tăng sức hút đầu tư và tính cạnh tranh trong ngành.
Theo kế hoạch Tập đoàn sẽ nắm giữ 100% vốn tại 22 công ty TNHH MTV; nắm trên 50% của 18 CTCP; dưới 50% của 20 công ty còn lại. Nhìn chung kế hoạch thoái vốn lần này sẽ là một bước đi mang tính chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành. Điều này sẽ giúp nâng cao hơn mức độ tập trung về nguồn vốn và nhân lực cho toàn ngành giúp các doanh nghiệp trong ngành phát huy thế mạnh và phát triển ngành nghề cốt lõi hướng đến sự phát triển bền vững và ổn định hơn trong thời gian tới.
27
PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC (CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH) I-Giới thiệu về doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (tham gia thị trường chứng khoán năm 2007, mã chứng khoán sàn HOSE: TRC) tiền thân là đồn điền cao su của Pháp, tháng 04/1975 được cách mạng tiếp quản lấy tên là Nông Trường Quốc doanh Cao su Tây Ninh. Năm 1981, Nông Trường được nâng cấp lên thành Công ty lấy tên là Công ty cao su Tây Ninh, là doanh nghiệp nhà nước và từ ngày 28/12/2006, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh.
Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 4503000058 ngày 28/12/2006 với Vốn Điều lệ là 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng) và hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực:
+ Trồng đầu tư, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
+ Công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su.
+ Thương nghiệp bán buôn, Kinh doanh vật tư tổng hợp, Kinh doanh nhà đất. + Khai hoang và sửa chữa xây dựng cầu đường.
+ Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng, Thi công công trình Thủy lợi. + Cưa xẽ gỗ cao su, đóng pallet và đồ dùng gia dụng.
+ Mua bán xăng, dầu, nhớt, sản xuất thùng phuy sắt. + Xay sát hàng nông sản, Dịch vụ ăn uống.
+ Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng giao thông.
+ Thi công xây lắp các công trình giao thông, các công trình thể thao, cấp thoát nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện đến 35 KV, san lấp mặt bằng.
Diện tích khai thác của công ty hiện nay khoảng 6.000ha, quy mô tương đối nhỏ so với các công ty khác thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam, nhưng nhờ áp dụng các biện pháp tái canh, khai thác thích hợp nên năng suất tăng nhanh và đạt mức cao trong ngành, sản lượng mủ cao su hàng năm chủ yếu là do công ty tự khai thác.
28
Mủ cốm (mủ cao su khối) chiếm 23 – 27% tổng sản lượng tiêu thụ của TRC và chủ yếu tiêu thụ nội địa. Bao gồm SVR CV 50-60; SVR 3L; SVR 5; SVR 10; SVR 20 …
Mủ cao su ly tâm (Latex): dạng mủ nước (hàm lượng cao su khoảng 60%), dùng để chế biến các sản phẩm cao su dạng nhúng, chủ yếu là sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sản phẩm này có kỹ thuật sản xuất cao và biên lợi nhuận lớn hơn mủ cao su khối. Sản phẩm Latex chiếm 60 – 70% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Mủ Latex của TRC phần lớn dùng để xuất khẩu sang các nước như Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Bỉ, Hà Lan, Anh. TRC có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong ngành về tỷ trọng mủ Latex cao.
Do nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mủ cao su được lấy từ các nông trường trực thuộc công ty về chế biến, gia công để xuất khẩu nên công ty luôn chủ động về nguồn nguyên liệu này. Chi phí sản xuất của công ty chủ yếu là chi phí nhân công trực tiếp, chiếm 40% doanh thu theo định mức do Tổng công ty Cao su Việt Nam ban hành, chiếm gần 70% giá thành sản xuất, các chi phí khác chiếm khoảng 10% giá thành sản xuất của công ty.
Do đặc thù của ngành là sử dụng lao động phổ thông, khai thác theo phương pháp thủ công nên hàm lượng công nghệ, thiết bị sản xuất trong ngành không cao, lợi thế và sự khác biệt trong ngành chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng, tay nghề và kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật và công nhân khai thác mũ cao su. Do có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực trồng và khai thác, chế biến mủ cao su nên trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động là tương đối ổn định.
Ngoài ra, Công ty luôn tập trung vào việc nghiên cứu các giống cây mới, cải tiến kỹ thuật canh tác và khai thác mủ cao su, do doanh thu xuất khẩu chiếm 40% sản lượng nên công ty đã áp dụng các biện pháp về quản lý chất lượng nghiêm ngặt nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao về các sản phẩm, hoạt động makerting đều theo hướng chỉ đạo chung của Tổng công ty và chỉ dừng lại ở mức độ là xúc tiến thương mại.
29
Các Công ty con và công ty liên kết:
Dự án Vốn ĐT (tỷ đồng) Tỉ lệ góp vốn (%)
CTCP cao su Việt Lào 600,0 10,0
CTCP TMDV và du lịch cao su 645,0 1,6
CT TNHH XDKDCSHT cao su VN 268,5 10,0
CTCP PT đô thị và KCN cao su VN 19,7 100,0
CTCP đầu tư PT cao su Nghệ An 150,0 10,0
CTCP chế biến & XNK gỗ Tây Ninh 30,0 35,0
CTCP cao su Dầu Tiếng –Lào cai 400,0 15,0
Tóm tắt các cột mốc hình thành và phát triển của Doanh nghiệp:
1908: Công ty bắt đầu thành lập từ năm 1908 với 27 Ha đầu tiên tại Vên Vên và sau đó phát triển thêm lên đến 2.600Ha
1975: Đồn điền được chuyển thành Nông trường quốc doanh cao su Tây Ninh và thuộc sở hữu nhà nước
1981: Nông Trường được nâng cấp lên thành Công ty và lấy tên là Công ty Cao su Tây Ninh.
1987: Tổng cục Cao su Việt Nam ký quyết định đổi Công ty Cao su Tây Ninh thành XN liên hợp cao su Tây Ninh
1993: Bộ Nông Nghiệp cho phép chuyển XNLH cao su Tây Ninh trở lại thành Công ty Cao su Tây Ninh
2004: Thủ Tướng Chính phủ quyết định chuyển Công ty cao su Tây Ninh thành Công ty TNHH một thành viên cao su Tây Ninh và hoạt động theo luật doanh nghiệp
2006: Tháng 11, Bộ NN và PTNT ký quyết định chuyển Công ty TNHH một thành viên Cao su Tây Ninh thành Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh cho đến nay
Tháng 12, Tổ chức đại hội đồng cổ đông sáng lập lần đầu tiên của Công Ty CP Cao Su Tây Ninh và hoạt động với mức vốn điều lệ là 300 tỉ đồng, tương đương 30 triệu cổ phần phổ thông. Công Ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh được nhận giấy phép đăng ký kinh doanh số 4503000058 từ Sở KHĐT tỉnh Tây Ninh, c hính thức hoạt động theo mô hình cổ phần.
30
2012: Triển khai phát triển dự án trồng cao su tại Vương quốc Campuchia
II-Phân tích các chỉ số tài chính và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. 1.Một số thông tin cơ bản về mã chứng khoán TRC
Giá trị vốn hóa: 62 triệu USD
Số lượng cổ phiếu lưu hành: 30 triệu
Mức cao nhất 52 tuần: 49.000 đồng
Mức thấp nhất 52 tuần: 38.000 đồng
Cơ cấu cổ đông:
Cổ đông nhà nước là Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) chiếm 60%. Trong cơ cấu cổ đông của TRC, với quyền chi phối điều hành thuộc VRG, do đó bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý theo mô hình của doanh nghiệp nhà nước.
Cổ đông nước ngoài sở hữu nhiều với tỷ lệ 33% so với “room” 49% dành cho cổ đông nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu này ở mức cao nhất so với các công ty niêm yết trong ngành.
TRC hiện là công ty sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thị trường chứng khoán, cụ thể tăng trưởng doanh thu đạt 14%/năm. ROE bình quân đạt 35%/năm. Năng suất cao su bình quân của công ty đạt khoảng 2.2 tấn/ha (so với mức trung bình của ngành là 1.7 tấn/ha), cao nhất trong ngành cao su hiện nay. TRC là một trong số ít các công ty cao su tại Việt Nam sản xuất chủ yếu loại cao su mủ ly tâm có giá bán trung bình cao hơn so với các sản phẩm khác (70% doanh thu 2012).
TRC có biên lợi nhuận trước thuế duy trì ổn định qua các năm, và ở mức cao so với các doanh nghiệp trong ngành. Công ty có cấu trúc vốn an toàn, năng lực tài chính mạnh. Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản qua các năm ở mức thấp.