4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Chọn thông số vào
3.1.1.1. Các yêu cầu khi chọn thông số vào.
Quá trình tiện cứng llllỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các thông số vào cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là các biến độc lập, điều chỉnh được, điều này cho phép nhận được các ước lượng riêng biệt của các hệ số hồi qui.
- Là các thông số định lượng.
- Có hiệu ứng ảnh hưởng rõ nét trên trường nhiễu E.
3.1.1.2. Các cơ sở để chọn thông số vào.
Việc lựa chọn thông số đầu vào dựa trên các cơ sở sau đây:
- Thông tin tiên nghiệm lấy từ quan sát thực tế hoặc tài liệu tham khảo (các mô hình nghiên cứu bằng lý thuyết hoặc thực nghiệm đã công bố).
- Ý kiến chuyên gia: khi thông tin từ các tài liệu rất ít và không toàn diện.
- Kết quả nghiên cứu lý thuyết: từ lý thuyết khoa học cơ sở để sơ bộ xác định miền tối ưu lý thuyết và mức cơ sở các thông số cần đưa vào nghiên cứu thực nghiệm.
- Tiến hành thực nghiệm thăm dò, thực nghiệm loại để kiểm tra những yếu tố ảnh hưởng nghi ngờ.
Từ các cơ sở trên cần phải tập hợp các thông số ảnh hưởng thành từng nhóm mà các thông số trong cùng nhóm ảnh hưởng một cách đặc trưng nhất đến tính chất nào đó của đối tượng nghiên cứu. Như vậy ta sẽ tách thành nhiều kế hoạch song song.
3.1.1.3. Chọn thông số vào.
Các thông số ảnh hưởng đến chỉ tiêu đánh giá quá trình cắt khi tiện lỗ gồm: - Chế độ cắt: vận tốc cắt V, chiều sâu cắt t, tốc độ chạy dao ngang S.
- Vật liệu gia công: thành phần hoá học; tính chất cơ, lý của vật liệu (độ cứng, độ bền, giới hạn chảy, tính dẫn nhiệt …).
- Sự phối hợp của dụng cụ cắt - vật liệu gia công.
Rõ ràng với tập hợp lớn các thông số ảnh hưởng với đặc tính khác nhau như trên ta không thể đưa vào cùng một kế hoạch thực nghiệm mà phải phân thành từng nhóm.
Các thông số S, V, t của chế độ cắt đều có đặc tính là có khả năng điều chỉnh liên tục và sự điều chỉnh mỗi thông số không kéo theo sự thay đổi các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thông số khác. Trong nghiên cứu thực nghiệm nếu thông số vào có khoảng thay đổi hẹp, dẫn đến bước biến thiên quá nhỏ, ảnh hưởng của sự thay đổi đó bị lẫn trong nhiễu, nhiều hệ số hồi quy sẽ vô nghĩa.
Như vậy, việc nhóm các thông số V, S, t một kế hoạch thực nghiệm đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của lý thuyết quy hoạch thực nghiệm.