Nghiên cứu đặc điểm phân bố tự nhiên loài Vối thuốc tạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (schima wallichii choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh bắc giang (Trang 51)

4.2.1. Diện tích và trạng thái rừng có Vối thuốc phân bố tại Bắc Giang

Kết quả điều tra phân bố loài Vối thuốc Ở tỉnh Bắc Giang cho thấy Vối thuốc phân bố rải rác trên nhiều vùng đồi núi có rừng tự nhiên ở độ cao trên 700m đến các đồi núi thấp dưới 700m nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồi cao và trung bình độ cao từ 100-300 m.

Mức độ phân bố loài cây Vối thuốc nhiều hay ít được thể hiện khá rõ ở các hiện trạng rừng. Ở rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo Vối thuốc thường có đặc điểm phân bố rải rác, rất ít khi thấy có các lâm phần liền vùng, liền khoảnh có loài Vối thuốc chiếm ưu thế trong tổ thành loài. Vối thuốc thường phân bố nhiều ở rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy. Rừng phục hồi trên đất nương rẫy càng trải qua nhiều chu kỳ du canh (thời gian canh tác nương rẫy dài) thì tỷ lệ loài cây Vối thuốc phân bố trong rừng chiếm tỷ lệ càng cao, có khu vực rừng gần như thuần loài Vối thuốc. Điển hình như rừng phục hồi sau nương rẫy ở các xã Phong Minh, Tân Sơn, Phong Vân, Xa Lý huyện Lục Ngạn. Trên những diện tích rừng hỗn giao tre, nứa rất ít thấy loài cây Vối thuốc phân bố.

Diện tích và trạng thái rừng tự nhiên có Vối thuốc phân bố ở Bắc Giang được tổng hợp ở bảng 4.3 và thể hiện ở hình 4.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.3. Diện tích và trang thái rừng có Vối thuốc phân bố ở Bắc Giang

Danh mục

Toàn tỉnh (ha) Diện tích rừng tự nhiên có Vối thuốc phân bố ở các huyện (ha)

Tổng DT rừng T.nhiên

DT có Vối

thuốc phân bố Yên Thế Lục

Nam Lục Ngạn Sơn Động Tổng số 69.898,7 24.668,8 500,0 4.269,8 10.927,0 8.973,0 1. Rừng gỗ lá rộng 68.576,3 24.668,8 500,0 4.268,8 10.927,0 8.973,0 Rừng giàu 1.278,5 3,0 3,0 Rừng trung bình 4.986,9 1.0412,0 173,0 869,0 Rừng nghèo 14.577,0 3.491,5 942,0 196,0 2.354,0 Rừng phục hồi (IIa, IIb) 47.733,9 20.132,3 500,0 3.327,0 10.555,0 5.750,0 2. Rừng hỗn giao 1.105,7 3. Rừng tre nứa 216,7

Qua bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy Vối thuốc có phân bố tương đối rộng ở các trạng thái rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích là 24.668,5ha, chiếm 35,3% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh. Vối thuốc phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng phục hồi IIa, IIb với diện tích 20.132,3ha, chiếm 28,8% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt diện tích rừng này nằm chủ yếu trong lưu vực phòng hộ đầu nguồn các hồ đập thuỷ lợi lớn của các huyện miền núi Sơn Động, Lục Ngạn. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu tái sinh tái sinh tự nhiên loài cây Vối thuốc ở rừng tự nhiên phục hồi làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh xây dựng phát triển rừng có ý nghĩa thực tiễn rất cao và thiết thực với mục tiêu quản lý và sử dụng rừng bền vững của tỉnh Bắc Giang. Ở các trạng thái rừng trung bình và giàu Vối thuốc phân bố ít hơn, Vối thuốc không phân bố ở rừng hỗn giao và rừng tre nứa. Huyện có diện tích Vối thuốc phân bố tự nhiên lớn nhất là Lục Ngạn (10.927 ha, tiếp) đến là huyện Sơn Động (8.973 ha) và thấp nhất là huyện Yên Thế (500ha).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (schima wallichii choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh bắc giang (Trang 51)