Phương pháp chọn địa điểm điều tra, lập và điều tra OTC ở

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (schima wallichii choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh bắc giang (Trang 33)

- Bố trí địa điểm điều tra: Địa điểm điều tra được bố trí tai 2 khu vực khác nhau, trong đó địa điểm tại xã Tân Sơn (thuộc khoảnh 1, 16) huyện Lục Ngạn, đại diện cho đối tượng rừng phục hồi trên đất rừng bị suy thoái cao; địa điểm tại xã Lục Sơn (thuộc khoảnh 42, 58) huyện Lục Nam đại diện cho đối tượng rừng phục hồi trên đất rừng bị suy thoái thấp. 2 địa điểm rừng được chọn điều tra có các đặc trưng sau:

+ Đại diện cho 2/4 huyện của tỉnh Bắc Giang có loài cây Vối thuốc phân bố trong rừng tự nhiên, cách nhau về không gian tương đối xa (khoảng 45 km) và có đầy đủ các đối tượng rừng tự nhiên phục hồi IIa, IIb có loài cây Vối thuốc phân bố và tái sinh, sinh trưởng phát triển trung bình.

+ Có đủ điều kiện để bố trí các OTC đại diện cho rừng phục hồi trên đất rừng bị suy thoái cao và rừng phục hồi trên đất bị suy thoái thấp và bố trí các OTC tại các vị trí chân, sườn, đỉnh.

+ Rừng phát triển trên tầng đất, độ dốc, độ cao trung bình, có tài liệu cơ sở theo dõi diễn biến rừng (thiết kế khoanh nuôi tái sinh rừng), giao thông tương đối thuận lợi.

- Lập OTC điển hình, tạm thời để điều tra lâm phần, số OTC bố trí cho từng địa điểm và từng đối tượng rừng cụ thể theo biểu 2.2:

- Cơ sở phân loại rừng tự nhiên phục hồi được dựa theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QP 6-84), ban hnàh kèm theo Quyết định số 682/QĐKT ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó:

+ Kiểu rừng IIa: Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, đều tuổi, một tầng, đường kính phổ biến không vượt quá 20cm;

+ Kiểu rừng IIb: Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp đều tuổi, độ ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng kiểu này có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể, đường kính phổ biến không vượt quá 20cm.

Bảng 2.2. Bố trí OTC điều tra lâm phần tại các địa điểm nghiên cứu

Địa điểm Số OTC lập cho các đối tƣợng rừng

Rừng IIa Rừng IIb

Tổng số 6 6

Xã Tân Sơn, Lục Ngạn (khoảnh 1, 16) 3 3

Xã Lục Sơn, Lục Nam (khoảnh 42, 58) 3 3

Ghi chú: Ở Tân Sơn, Lục Ngạn: Khoảnh 16 rừng IIa, khoảnh 1 rừng IIb Ở Lục Sơn, Lục Nam: Khoảnh 85 rừng IIa, khoảnh 42 rừng IIb

- Diện tích mỗi OTC là 1.000 m2, kích thước ô 20m×50m. OTC được điều tra mô tả theo phương pháp sau:

+ Điều tra xác định độ cao, độ dốc, đá mẹ, loại đất, mô tả đặc điểm sinh trưởng phát triển rừng, quần thụ loài cây gỗ, phân tầng thứ.

+ Điều tra đo đếm tầng cây cao: Trong mỗi OTC thu thập các số liệu về tên loài và một số chỉ tiêu sinh trưởng gồm: đường kính (D1.3, cm), chiều cao vút ngọn (Hvn, m) của toàn bộ các cây gỗ có đường kính từ 6cm trở lên. Số liệu đo đếm được ghi vào mẫu biểu điều tra rừng theo phụ lục hướng dẫn tại Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN 6-84), ban hành kèm theo Quyết định số 682/QĐKT ngày 01/8/84 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT)

+ Xác định độ tàn che bằng cách cho điểm. Trên mỗi ÔTC, xác định 100 điểm phân bố đều, nhìn vào kính của máy đo cường độ xác định độ tàn che nếu thấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm đó ghi số 1, nếu không có gì che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi ngờ thì ghi 1/2.

+ Điều tra mạng hình phân bố cây gỗ trong lâm phần bằng phương pháp khoảng cách 2 cây, số cây đo khoảng cách là 35 cây gỗ để phân tích mạng hình phân bố cây gỗ trong lâm phần.

+ Xác định độ che phủ của cây bụi, độ che phủ thảm tươi

+ Điều tra mô tả các chỉ tiêu cơ bản về lập địa gồm: Phân loại địa hình; phân cấp độ dốc; độ dày tầng đất (A+B) và độ dày tầng mùn; xói mòn mặt; thành phần cơ giới đất; độ chua (thực vật chỉ thị), độ xốp và độ ẩm của đất. Phương pháp điều tra và tiêu chí phân cấp các chỉ tiêu điều tra cụ thể, thực hiện theo hướng dẫn điều tra lập địa trong Sổ tay điều tra quy hoạch rừng của Viện điều tra Quy hoạch rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài vối thuốc (schima wallichii choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh bắc giang (Trang 33)