ĐAU BỤNG BÍ ỈA, KHÔNG ĐẠI TIỆN ĐƯỢC

Một phần của tài liệu kinh nghiệm chữa bệnh theo y học dân gian (Trang 27)

Lấy 1 đến 2 củ cà rốt, rửa sạch, để nguyên vỏ, thái nhỏ, nấu sôi kỹ, gạn nước uống vài lần sẽđi được.

Nếu đi nhiều quá, muốn cầm lại, cũng nấu cà rốt như trên, nhưng phải gọt vỏ đi và chỉ uống 1 ly thôi, nếu uống 2 ly, sẽđi lỏng phân trở lại.

17. TÁO BÓN

Người bị táo bón, do lười đi đại tiện, lưỡi thường

đóng bợn trắng, mùi hôi, dễ bị nhức đầu, thờ thẫn. Rặn quá nhiều sẽđem đến chứng bệnh trĩ, máu cao.

Nguyên nhân:

* Ăn quá ít chất xơ (fiber), nhất là chất xơ cel-lu- lô trong trái cây hay rau, nước trái cây.

* Không đi đại tiện đúng giờ, học sinh, người làm văn phòng, bận việc, muốn đi đại tiện mà hãm lại.

* Người ngồi nhiều, ít hoạt động không kích thích bắp thịt cơ hông trên ruột dễ bị táo bón.

* Uống quá ít nước, mỗi ngày phải uống ít cũng là 1 lít rưỡi.

* Hay lo lắng buồn phiền. Hoặc do một số thuốc uống có chất calcium, alumium.

* Ăn nhiều thịt, chất béo hay nhiều đồ cay nóng...

Điu tr:

1- Ngoài việc ăn uống như trên, mỗi ngày cố ăn uống đúng giờ và đi đại tiện đúng giờ, đừng nín.

2- Uống nước âm dương (lấy 1 bát nước nóng đun sôi hoà với 1 bát nước lạnh thì thành nước âm dương). Sáng thức dậy, đừng súc miệng, hãy uống 2 đến 3 ly lớn nước lọc, uống nhiều càng tốt. Nếu uống nước âm dương lại càng hiệu quả hơn. Sau đó xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ 5 đến 10 phút càng tốt.

Có người bị táo bón trên 10 năm, sau khi được chỉ

uống nước âm dương, đã gọi báo tin bà đã được khỏi dứt bệnh.

3- Muối ăn 1 g, hòa với 1/2 lít nước đun sôi, mỗi sáng uống 1 lần.

4- Khoai tây tươi, xay ép nước, pha chút mật ong tốt, uống sáng lúc bụng đói, uống 20 ngày (cấm ăn đồ

cay nóng).

5- Khoai lang đỏ luộc chín 500 g, ăn trước khi đi ngủ hoặc lá khoai lang 250 g, luộc ăn hết, ngày 2 lần.

6- Sữa bò 1 ly pha với 60 g mật ong, đun sôi, nhỏ

vài giọt nước hành vào, uống sáng lúc đói.

7- Mật ong rừng 35 g, pha chút muối với nước sôi, uống lúc đói.

8- Chuối tiêu 1 đến 2 quả, ăn sáng lúc đói (chuối tiêu ở Nước ta có dạng trái nhỏ, hơi quằm, đầu hơi nhọn).

9- Rau hẹ sao khô, tán nhỏ, uống với nước nóng. 10- Củ cải 10 đến 30 g sao vàng tán bột, pha nước

đường uống để trị táo bón kinh niên.

11- Rau chân vịt 250 g, cắt khúc, luộc nhừ, trộn chút dầu mè ăn.

12- Hạt hướng dương 30 g giã nát pha ly nước với chút mật ong tốt. Uống 1 lần vào buổi tối (cho người

ốm yếu).

13- Rễ và lá hẹ, mỗi thứ một ít, giã vắt 1 cốc nước pha chút rượu, uống ngày 1 lần. Điều trị bệnh bón mãn tính.

15- Aloe Vera (nha đảm hay lô hội): xay nấu nước uống đi cầu rất tốt. Còn chữa được 96 bệnh khác.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm chữa bệnh theo y học dân gian (Trang 27)