suất và sản lượng quốc gia. Friedman chứng minh rằng, bằng sự điều tiết tiền tệ bao gồm các yếu tố trên, người ta có thể điều tiết, một cách gián tiếp và vô cùng hiệu quả đến những hoạt động của nền kinh tế quốc gia, từ vĩ mô đến vi mô.
Tư tưởng của Milton Friedman bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuối thập niên 60, sau một loạt công trình nghiên cứu khác của ông xác định thêm một cách chắc chắn về vai trò điều tiết của tiền tệ đối với nền kinh tế. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng Friedman, các nền kinh tế hỗn hợp Tây phương đã giảm bớt vai trò điều tiết kinh tế trực tiếp của nhà nước, gia tăng việc điều tiết vĩ mô bằng các biện pháp tiền tệ của NHTW là chủ yếu. NHTW trong giai đoạn này, giai đoạn mà chế độ bản vị vàng và sau đó là bản vị USD đã hoàn toàn sụp đổ, nhường chỗ cho chế độ tiền tệ thả nổi giá trị (Floating exchange rates) từ tháng 3 - 1973, đóng vai trò là một chủ thể gần như độc lập với nhà nước, chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có rất nhiều quyền lực trong việc sử dụng tất cả các công cụ liên quan đến đồng tiền, để điều tiết và tham gia vận hành nền kinh tế.
NHTW được xác định là một định chế công cộng trong quản lý và điều hành lưu thông tiền tệ, với nhiệm vụ chủ yếu về mặt ngắn hạn là ổn định giá cả và tổng cầu, về mặt trung hạn là góp phần đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng thực sự với giá cả lạm phát thấp một cách ổn định và bền vững. Để thực hiện những mục tiêu này, NHTW hoàn toàn có nhiều quyền hạn trong việc xác lập các biện pháp tác động đến thị trường thông qua tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ (Monetary Policy Instruments). Ngày nay, người ta gọi đó là, vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW.
Đối với NHTW, điều tiết kinh tế có nghĩa là điều tiết cung ứng tiền (Money - Supply Regulation). Bởi vì khối lượng cung ứng tiền vào mỗi thời kỳ tác động một cách cực kỳ quan trọng, toàn diện đến sản xuất, trao đổi và thu nhập thông qua việc làm thay đổi độ khan hiếm của tiền, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Về mặt dài hạn, có 2 trường phái điều tiết: Điều tiết theo hướng chống lạm phát và điều tiết theo hướng ưu tiên cho tăng trưởng trước hết. Tuy nhiên, về mặt ngắn hạn, hai phương thức này được sử dụng phối hợp, tùy theo từng tiêu chuẩn của kinh tế vĩ mô và mục tiêu kinh tế cần đạt của các NHTW.
Mục tiêu hoạt động điều tiết của mọi NHTW đều khá giống nhau. Đó là: tăng trưởng kinh tế thực sự, lạm phát thấp, thất nghiệp thấp và liên tục mở rộng sản lượng tiềm năng quốc gia. Để điều tiết cung ứng tiền, tác động từ lãi suất, dự trữ và tỉ giá (mà ngày nay người ta gọi chung các hoạt động này là sự thiết kế chính sách tiền tệ), NHTW sử dụng các công cụ của nó được gọi là các công cụ của chính sách tiền tệ (Monetary police instruments). Các công cụ đấy là: nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cho vay chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, cung ứng cơ số tiền, kiểm soát tín dụng. Các công cụ này đồng thời là những thao tác hoạt động hàng ngày của các NHTW. Vì thế, có thể nói rằng, mọi hoạt động của NHTW đều tác động đến nền kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ của những chính sách tiền tệ đã vạch.
Phần IV của công trình: Chính sách tiền tệ và nền kinh tế vĩ mô sẽ là phần dành riêng để nghiên cứu sâu hơn về hoạt động đặc biệt này của NHTW.
6.7. LỢI TỨC VÀ CHI TIÊU
Bản thân NHTW cũng là một doanh nghiệp, cho nên nó có lợi tức thu được và có những khoản chi phí nhất định. NHTW là một doanh nghiệp nhà nước, nhưng nó chỉ cần vốn đầu tư cố định ban đầu từ chính phủ. Ngoài ra, trong hoạt động, nó tự nuôi sống mà không cần bất cứ sự bao cấp nào.
Ngoài những công việc kỹ trị mang tính hành chính, các công việc còn lại của NHTW đều mang tính kinh tế cao và đều tạo ra lợi nhuận cho nó. Khi các NHTG và Kho bạc của Chính phủ ký gửi cho nó, NHTW không dùng tiền gửi ấy cất vào kho và trả lãi hàng tháng cho các thân chủ, nó nhanh chóng dùng tiền ấy đem đầu tư vào các tài sản sinh lời khác. Như ta đã biết từ những phần trên và ở bảng 6.1, loại đầu tư phổ biến nhất của NHTW là vào các trái phiếu của Kho bạc. Trong bảng 6.1 đầu tư vào các trái phiếu Kho bạc chiếm đến 85,9% tổng tài sản của Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Đầu tư vào trái phiếu nước ngoài cũng
thuộc nhóm này. Tháng 1 năm 1996, tổng lượng trái phiếu của Mỹ được các NHTW nước ngoài đầu tư lên đến 532,776 tỷ USD.
Lãi suất được hưởng từ việc đầu tư nói trên, giúp NHTW có lợi tức chi trả cho chi phí của các hoạt động cụ thể của nó. Ngoài lãi suất đầu tư vào trái phiếu, tiền lãi từ các khoản cho vay cũng là phần thu khá lớn. NHTW cho ai vay? Như chúng ta đã biết, cho các ngân hàng trung gian vay ở cửa ngõ chiết khấu khi quá kẹt tiền mặt, cho các tập đoàn công nghiệp ngoài quốc doanh vay dưới hình thức vốn cấp ưu đãi, cho chính phủ vay khi thâm hụt ngân sách và cho nước ngoài vay.
Toàn bộ tiền lãi từ hai khoản này chiếm phần lớn tuyệt đối trong lợi tức kiếm được của các NHTW. Bảng 6.9 cho thấy tiền lãi của NHTW Đức năm 1995 chiếm 97,6% lợi tức trong cả năm hoạt động của nó. Đối với NHTW Nhật Bản, lợi tức thu được từ đầu tư trái phiếu các loại trong nước chiếm 549,1 tỷ Yen trong năm 1995 hay 57,23% tổng cung các nguồn (Bảng 6.10 dòng 2). Ngoài tiền lãi nói trên, các loại lợi tức khác từ hoạt động chuyển nhượng, bù trừ, thanh toán trong nước và nước ngoài cũng như các khoản thu nhập từ dịch vụ khác chiếm phần rất nhỏ. Với NHTW Đức, nó chỉ chiếm 2,4% tổng thu nhập. Với NHTW Nhật Bản thì khoản này khá hơn nhưng cũng chỉ trên dưới 30% mà thôi.
Bảng 6.9: Lợi tức và chi tiêu của Deutsche Bundesbank (NHTW Đức) năm 1995
LỢI TỨC CHI TIÊU (triệu DM)
Khoản mục Số lượng Tỉ lệ % Khoản mục Số lượng Tỉ lệ % 1) Tiền lãi từ kinh
doanh 2) Các khoản thù lao làm dịch vụ 3) Lợi tức khác TỔNG LỢI TỨC 17860 98 342 18.300 97,60 0.54 1,86 100,0%
5) Trả lãi cho các khoản gửi (của Kho bạc, NHTG…) 6) Trả lương và phụ cấp cho cán bộ của NHTW
7) Tiền lương hưu và bảo hiểm xã hội cho cán bộ, nhân viên.
8) Chi tiêu khác cho công tác điều hành và quản lý
9) Chi phí in tiền mặt (mới) 10) Khấu hao đất và các cơ sở vật chất của hệ thống NHTW
11) Khấu hao trang thiết bị, xe cộ, máy móc… của hệ thống NHTW
12) Vốn dự trữ và ngoại tệ bị hụt giá trị do bị lạm phát 13) Các chi tiêu khác (ngoại giao, nghiên cứu..)
14) Lợi nhuận ròng để lại 15) TỔNG CHI TIÊU 2.198 1.040 444 359 157 222 155 2.804 63 10.858 18.300 12,01 5,68 2,43 1,96 0.86 1,21 0,85 15,32 0,34 59,34 100,0%
Nguồn: Deutche Bundesbank- Annual Report 1995- P.154
Chi phí lớn nhất và mang tính định kỳ đó là 2 khoản chi: Trả lương cộng với phụ cấp cho cán bộ công nhân viên (NHTW Đức 8,11%, NHTW Nhật Bản 3,55%) và sự giảm giá của tài sản đầu tư cho lạm phát (NHTW Đức 15,32%, NHTW Nhật Bản 4,45%). Khoản chi trả lãi tiền gửi của Kho bạc, các NHTG và các tổ chức khác trong và ngoài nước cũng là khoản chi lớn (12,01%) của Deutsche Bundesbank, nhưng khoản chi này lại không có ở NHTW Nhật Bản.
Ngoài ra, chi phí để in thêm tiền mới (3,1% ở NHTW Nhật Bản) với chi phí quản lý là những khoản chi định kỳ cho những hoạt động của các NHTW. Khấu hao trang thiết bị và chi
phí linh tinh cũng là nguồn chi hàng năm như một doanh nghiệp bình thường. Tuy nhiên lợi tức ròng sau khi trừ hết chi phí vẫn là khoản lớn nhất: 61,94% với NHTW Nhật Bản, 59,34% với NHTW Đức. Khoản lợi tức ròng của hai ngân hàng nói trên tính theo tỉ giá vào cùng thời điểm, trên 5 tỷ USD mỗi năm. Deutsche Bundesbank có lợi tức ròng để lại là 7,41 tỷ USD. Bank of Japan có lợi tức ròng là 5,62 tỷ USD.
Dù đứng trên giác độ nào, NHTW vẫn là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì là một doanh nghiệp của Nhà nước, lợi tức ròng của NHTW, theo luật, được chuyển giao về tài khoản của Kho bạc. Có nghĩa là nộp về cho Chính phủ. Cuối mỗi năm, sau khi quyết toán xong, NHTW gửi một thông báo đến cho Kho bạc và chính quyền trung ương, báo cáo chi tiết về tình hình tài chính của đơn vị, kết toán cuối cùng và cho biết lợi tức ròng đã được nhập vào tài sản có của Kho bạc tại NHTW. Từ phút đó trở đi, Kho bạc và chính phủ có quyền sử dụng số tiền trên như một phần của ngân sách hoặc tài sản của quốc gia.
Bảng 6.10. LỢI TỨC VÀ CHI TIÊU CỦA BANK OF JAPAN (NHTW NHẬT BẢN) NĂM 1995
LỢI TỨC CHI TIÊU (tỉ Yen) Khoản mục Số lượng Tỉ lệ % Khoản mục Số lượng Tỉ lệ % 1) Lãi suất thu được từ
cho vay
2) Lãi suất thu được từ đầu tư vào trái phiếu Trong đó:
-Chiết khấu hối phiếu - Chiết khấu trái phiếu Kho bạc
- Lãi thu được từ trái phiếu
3) Lợi tức thu được từ đầu tư vào trái phiếu nước ngoài
4) Lợi tức từ hoạt động chuyển nhượng và bù trừ
5) Lợi tức từ các tài sản được hoàn lại 6) Lợi tức khác 7) TỔNG LỢI TỨC 40,8 549,1 77,8 145,4 325,9 64,5 140,1 2,7 162,2 959,4 4,25 57,23 6,72 14,60 0,28 16,92 100,0 8) Nộp thuế lợi tức 9) Chi phí in tiền mới 10) Chi phí cho việc phát hành trái phiếu và các công việc khác cho Kho bạc 11) Trả lương cho cán bộ- nhân viên 12) Giao dịch và đối ngoại 13) Chi phí quản lý khác 14) Sự mất giá tài sản do lạm phát 15) Chi phí chuyển nhượng-thanh toán- bù trừ
16) Chi phí bảo quản tài sản cố định 17) Các loại chi phí khác 18) Lợi tức ròng để lại 19) TỔNG CHI TIÊU 2,0 29,7 11,5 34,1 2,4 18,6 42,7 2,2 1,7 220,2 594,3 959,4 0,21 3,1 1,20 3,55 0,25 1,94 4,45 0,23 0,18 22,95 61,94 100,0
Nguồn: Bank of Japan- Annual Report 1996- P.83
TÓM TẮT
- Ngân hàng trung ương là một thiết chế công cộng đảm nhiệm 3 chức năng cơ bản: (1) Lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Hệ thống tài chính trong nước, (2) Thiết kế và hướng dẫn hệ thống tài chính vận hành, thực hiện các chính sách tiền tệ trong chiều hướng phục vụ tốt nhất cho sự phát triển nhanh và ổn định của đất nước, và (3) Là một doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh tiền tệ.
Các nhóm công việc chính như phát hành tiền, chủ ngân hàng của các ngân hàng, chủ ngân hàng của chính phủ, Quản lý dự trữ quốc gia đều mang đậm tính quản trị hơn kinh doanh. Tuy nhiên NHTW vẫn là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
- Vì là cầu nối giữa hệ thống tài chính trong nước với nước ngoài, chính sách tiền tệ của NHTW không những chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân bên trong mà còn với cả tác nhân bên ngoài.
- Hoạt động của NHTW không mang tính sự vụ. Nó là cơ quan kỹ trị tầm vĩ mô, cho nên chức năng và công việc, thiết kế chiến lược chính sách tiền tệ là quan trọng nhất. Đó là một trong các đặc điểm khác cơ bản giữa NHTW và một ngân hàng khác khi chúng ta xét trên khía cạnh kinh doanh.
Mọi thao tác của NHTW đều liên quan đến các vấn đề cung ứng tiền, số lượng tiền, giá trị của tiền và chi phí của tiền hay lãi suất. Cho nên, hoàn toàn có thể nói lại rằng, mọi thao tác của NHTW đều tác động mạnh mẽ đến ý muốn, nhu cầu, số lượng chi tiêu, đầu tư của nhân dân và giá cả. Có nghĩa là, mọi hoạt động của NHTW đều gây ảnh hưởng đến các biến động kinh tế vĩ mô.
- Chính vì thế, vận động của NHTW về các khía cạnh của tiền tệ, luôn luôn nằm trong hệ thống những ý định chiến lược mà ta gọi là chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ, được thiết kế và khởi động từ NHTW, lan ra đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế, thông qua hoạt động dây chuyền của Hệ thống NHTG và các tổ chức tài chính trong nước ■