ĐIỀU TIẾT KINH TẾ VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 6 docx (Trang 25 - 26)

Mọi hoạt động của NHTW đều ảnh hưởng mật thiết đến mức cung ứng tiền (Money Supply) trong nền kinh tế. Cung ứng tiền thay đổi làm biến động tiêu dùng, đầu tư, sản lượng

quốc gia và giá cả. Một cách gián tiếp, mọi hoạt động của NHTW ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế quốc gia.

Logic quan hệ trên đã làm cho NHTW từ sau chiến tranh thế giới II và đặc biệt là từ cuối thập niên 60 trở đi, biến thành một thiết chế rất quan trọng trong việc tạo ra những tác động có ý đồ nhằm định hướng và điều tiết nền kinh tế. Để hiểu rõ và hiểu dễ dàng hơn hoạt động này của NHTW và tầm quan trọng của nó, việc trở lại một chút lịch sử về phạm trù điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ là cần thiết.

Từ ngày có hệ thống Ngân hàng cho đến thời cận đại, có thể nói là cho đến năm 1936 trước khi có học thuyết của John Maynard Keynes, hệ thống ngân hàng nói chung, NHTW nói riêng chỉ được nhìn nhận như là những thể chế tạo ra tiền và kinh doanh tiền tệ. M.H.De Kock, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nam Phi đã viết rằng “Cho đến tận đầu thế kỷ XX vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và rõ ràng nào về NHTW”1. Đây là thời kỳ hoạt động ngân hàng được mô phỏng và thực hiện gần như giống nhau ở khắp nơi trên thế giới, vì sự cần thiết của nó đối với chính phủ và nền kinh tế. Tuy nhiên, chưa có một nhận thức có hệ thống nào về NHTW, hệ thống ngân hàng, hệ thống tiền tệ và chức năng của từng thiết chế. Tiền tệ trong giai đoạn này hầu như vẫn lấy giá trị của vàng làm cơ sở, gọi là tiền tệ theo chế độ bản vị vàng hay kim bản vị (Golden Standard).

Sau khi học thuyết của Keynes ra đời, các nhà kinh tế và chính phủ các nước kinh tế thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ chịu ảnh hưởng bởi học thuyết này, bắt đầu coi trọng bàn tay hữu hình (Visible Hand) trong quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước. Ngân hàng và công cụ của nó là tiền tệ và chính sách tiền tệ (Monetary Policy), bắt đầu được xem như là một bộ phận tham gia sự điều tiết để chống lại các khuyết tật của thị trường. Đây là giai đoạn bắt đầu (một cách chính thức trên sách vở) của cái gọi là cơ chế vận hành thị trường bằng hai bàn tay (Visible and Invisible Hand). Nền kinh tế được vận hành như thế, được gọi là nền kinh tế hỗn hợp (Mixed Economy).

Một trong những thực hiện quan trọng tư tưởng của Keynes là sự thiết lập hệ thống thanh toán và chuyển nhượng quốc tế (International Transactions and International Payments) dựa trên cơ sở tỷ giá hối đoái cố định (Fixed Exchange Rates). Để chuẩn bị cho thương mại quốc tế sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức vào tháng 7 năm 1944 tại the Mount Washington Hotel ở Bretton Woods, New Hampshire. Hơn 700 người từ 44 nước trên thế giới đã thống nhất lập ra Thỏa thuận Bretton Woods (Bretton Woods Agreements) và Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Funds - IMF) để bảo vệ hệ thống thương mại quốc tế trên cơ sở tỷ giá hối đoái cố định quy ước theo giá trị của vàng. Đồng đô la Mỹ, trên cơ sở của một nền kinh tế mạnh nhất lúc bấy giờ và không bị chiến tranh tàn phá, kết hợp với việc dự trữ vàng của nước Mỹ chiếm đến một nửa tổng dự trữ vàng của cả thế giới (đến năm 1949, nó chiếm đến 2/3 tổng dự trữ vàng của thế giới với 25 tỷ USD vàng), trở thành đồng tiền chuẩn, cùng với vàng, làm mốc cho tỷ giá hối đoái cố định với sức mua của 35 USD được cố định tương đương với giá trị của một ounce vàng.

Thỏa thuận Bretton Woods cùng với tư tưởng Keynes đã dẫn đến những sự can thiệp quá cứng của chính phủ, trong việc điều tiết cung ứng tiền và hoạt động kinh tế để giữ tỷ giá cố định, cũng như chi phối cơ chế thị trường, và điều này bị đổ lỗi cho là nguyên nhân của thời kỳ đình trệ trong sự phát triển của các nền kinh tế hỗn hợp Tây Âu, Bắc Mỹ vào thập niên 50 và đầu thập niên 60. Cho nên, không đợi đến khi thỏa thuận Bretton Woods sụp đổ vào tháng 3 - 1973, tư tưởng của Keynes với sự điều tiết bằng nhiều biện pháp cứng của chính phủ đã bị công kích từ cuối thập niên 50. Trong tác phẩm “Studies in The Quantity Theory of Money” do Đại học Chicago xuất bản năm 1956 (xem phần thu mục tham khảo), Milton Friedman, sau khi điều tra và khảo sát một cách cẩn thận sự thay đổi trong cung ứng tiền của nước Mỹ trong vòng 85 năm (1870 - 1954), và ảnh hưởng của nó đối với sự vận động của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã đưa ra một kết quả thực tế đáng kinh ngạc về sự liên đới mật thiết giữa khối lượng cung ứng tiền, vận tốc tiền tệ (Motetary Velocity) với sự thay đổi của tổng cầu, lãi

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 6 docx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)