7.1. Di truyền ngoài nhân
X
X X
7.1.1. Sự di truyền của cơ quan tử
Vật liệu di truyền của các cơ quan tử đã được nghiên cứu qua sự di truyền các sắc tố ở lá của thực vật, tính kháng thể ở tảo và sự cạnh tranh trong sự chuyển hóa ở nấm men. Việc khám phá ra ADN ở lục lạp và ti thể đã chứng minh sự tồn tại của vật liệu di truyền bên ngoài nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể xác định loại cơ quan tử nào tương ứng với sự di truyền “ không do nhân” này. Mặc dù vậy đều chắc chắn có thể biết từ tất cả các nghiên cứu có được là sự di truyền của các cơ quan tử không tuân theo quy luật di truyền Mendel.
Chúng có đặc điểm là không có sự đóng góp đồng đều của hai cha mẹ và sự phân ly không theo quy tắc của cácallen.
Vì vậy, sự di truyền của cơ quan tử là sự di truyền không Mendel. (theo giáo trình di truyền chọn giống của Nguyễn Lộc Hiền)
7.1.2. Sự di truyền có ảnh hưởng của hệ mẹ (Maternal effect)
Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau
Tỉ lệ phân li không thể dự đoán như kiểu di truyền do nhiễm sắc thể trong nhân quy định.
Tế bào chất của tế bào mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn đầu của sự phát triển hợp tử.
Kiểu hình biến động do đột biến ở AND của cơ quan tử trong tế bào chất nói chung được di truyền theo hệ mẹ.
- Sự di truyền hướng xoắn ốc Linea peregra thường có ảnh hưởng của cá thể mẹ + Hướng xoắn được xác định ở cặp allen ở nhân.
+ Kiểu hình xoắn luôn luôn được xác định bởi kiểu gen của mẹ + Kiểu gen DD và Dd tạo ra tế bào chất D ở trứng
+ Kiểu gen dd tạo ra tế bào chất d ở trứng
àKiểu hình ở thế hệ con cháu được xác định ở kiểu gen của mẹ (không ở kiểu hình)
àSự biểu hiện tính trạng chậm đi một thế hệ.
7.1.4. Di truyền tế bào chất
Ti thể và lạp thể chỉ ra sự di truyền không theo quy luật di truyền của Menđen và quy luật di truyền nhiễm sắc thể.
Ti thể và lạp thể có bộ gen của chính chúng ở dạng AND vòng tròn.
Chức năng cuả ti thể và lạp thể tùy thuộc vào sản phẩm gen của chúng và lien quan đến bộ gen của nhân.
Tỉ lệ phân li kiểu hình trong di truyền ngoài nhân không tuân theo quy luật Menđen.
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau và chỉ ra sự di truyền theo một cha mẹ, chủ yếu là di truyền theo hệ mẹ.
Cơ quan tử ở nấm men và các loài nấm khác di truyền theo kiểu 2 cha mẹ. Trong sự di truyền ngoài nhân theo một cha mẹ hay hai cha mẹ, sự di truyền thủ các cơ quan tử cho tế bào con trong quá trình phân chia nguyên nhiễm xảy ra ngẫu nhiên.
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI