Thủ tục kiểm toán khác

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán – tư vấn đất việt thực hiện (Trang 87)

b. Kiểm tra các chính sách kế toán:

2.3.2.4.Thủ tục kiểm toán khác

Sau khi kiểm tra các sai phạm và được điều chỉnh, KTV chấp nhận hoàn hoàn khoản mục tiền nên đội Kiểm toán viên không thực hiện các thủ tục kiểm toán khác.

2.3.2.5. Xem xét kỹ lƣỡng

KTV đọc lướt qua sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng để phát hiện các nghiệp vụ lớn, bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc để đảm bảo tính chính xác và trình bày và công bố. Qua kiểm tra không thấy có gì bất thường.

Xem xét kỹ lưỡng các thư xác nhận Ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt, biên bản họp hay các bảng kê của Ngân hàng để xác định các tài khoản đã được mở nhưng chưa được khách hàng chưa công bố.

2.3.2.6. Trình bày và công bố

Xem xét xem việc trình bày và công bố tiền và các khoản tương đương tiền trên Báo cáo tài chính có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng ở trên không. KTV nhận xét trình bày và công bố hợp lý.

2.3.3. Kết luận

Kết luận về mục tiêu kiểm toán

Dựa trên các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán thu thập được và các điều chỉnh đề nghị đã được đơn vị đồng ý, KTV kết luận khoản mục tiền được trình bày trung thực và hợp lý.

2.4. Các mặt đạt dƣợc và hạn chế 2.4.1. Các mặt đã đạt đƣợc

- Vietland đã có nhiều năm hoạt đông trong lĩnh vực tư vấn và kiểm toán, đã tạo được niềm tin nơi các khách hàng. Với đội ngũ nhân viên giàu

kinh nghiệm và đầy tinh thần trách nhiệm, công ty đã mở rộng thị trường ra các tỉnh xa và được khách hàng tín nhiệm.

- Bên cạnh đó, việc đào tạo hướng dẫn và cập nhật các văn bản được

coi trọng nên các KTV ngày một nâng cao tay nghề hơn, phục vụ khách hàng ngày một chuyên nghiệp với chất lượng ngày càng cao, qua đó khẳng định vị thế của công ty trong nền kinh tế quốc dân.

- Môi trường làm việc của công ty Vietland rất tốt. Các KTV luôn làm việc với tinh thần tích cực, năng động, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc. Các kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm chỉ bảo tận tình cho các nhân viên thiếu kinh nghiệm.

- Về thực hiện kiểm toán: Nhanh, nắm bắt được nội dung từng khoản mục, tìm ra sai sót trong việc định khoản một cách nhanh chóng.

- Việc soát xét trước khi phát hành báo cáo kiểm toán được thực hiện rất chặt chẽ, thể hiện tính thận trọng rất cao của Ban giám đốc công ty trong việc phát hành báo cáo kiểm toán.

- Tiếp nhận khách hàng mới, duy trì khách hàng cũ rất tốt.

- Báo cáo kiểm toán của công ty được trình bày rõ ràng, chặt chẽ, dễ

hiểu bằng ba ngôn ngữ: Việt, Anh, Trung Quốc.

Về quy trình kiểm toán khoản mục tiền

- Công ty có chương trình kiểm toán mẫu khá đồng bộ và chặt chẽ, áp dụng chung cho toàn công ty nên việc ghi chép số liệu khá rõ ràng.

- Các KTV thường kiểm tra khoản mục tiền bằng cách kết hợp với các khoản mục khác như doanh thu, chi phí, tài sản cố định, nợ phải thu, nợ phải trả… Đây là những khoản mục quan trọng trong BCTC. Do đó, những

sai sót liên quan đến các khoản mục này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hợp lý, tính chính xác của BCTC. Chính vì vậy, các KTV có thể phát hiện ra những nghiệp vụ bất thường, những gian lận cũng như những sai sót nhằm đảm bảo cho BCTC của đơn vị đã được trình bày một cách hợp lý, đem đến cho những người sử dụng Báo cáo những thông tin đáng tin cậy.

2.4.2. Các mặt còn hạn chế 2.4.2.1. Về Công ty

Về tình hình nhân sự:

- Đội ngũ nhân viên kiểm toán của không nhiều trong khi đó công việc lại nhiều nên gặp khó khăn trong việc điều động nhân sự, bị thiếu người trong mùa cao điểm, nhất là khi kiểm toán cho những khách hàng lớn với số lượng chứng từ đồ sộ, khi gặp những khách hàng như thế thời gian kiểm toán kéo dài làm tốn nhiều chi phí đi lại.

- Đối với những khách hàng lâu năm, Trưởng phòng thường phân công kiểm toán cho những nhóm KTV cũ, đã kiểm toán từ những năm trước. Đây vừa là ưu điểm cũng như nhược điểm của công ty vì với những nhóm kiểm toán đã quen với bộ máy quản lý, cách ghi sổ, phong cách làm việc của đơn vị khách hàng thì sẽ tiến hành kiểm toán nhanh hơn nhưng ngược lại vì đã quen với những người trong bộ máy quản lý KTV sẽ dễ chủ quan, kiểm toán theo lối mòn nên khó phát hiện sai sót.

Về quy trình kiểm toán

- Trong việc tìm hiểu khách hàng, nhất là các khác hàng mới, kiểm toán viên khảo sát không thông báo chi tiết với nhóm kiểm toán về hình thức kế toán, kiểm soát nội bộ của khách hàng nên gặp khó khăn trong việc thu thập bằng chứng khi xuống kiểm toán cho khách hàng, các giấy tờ yêu cầu khách hàng chuẩn bị trước không được yêu cầu đầy đủ và đồng bộ.

- Kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ hướng dẫn trong chương trình kiểm toán đã đề ra.

- Công ty chưa lập quy trình cho từng loại hình doanh nghiệp mà chỉ dựa vào quy trình kiểm toán chung cộng với kinh nghiệm của mỗi KTV nên gây khó khăn khi thực hiện cuộc kiểm toán.

- Việc kiểm tra chi tiết số dư, kiểm toán viên quyết định kiểm 100% hay khoanh vùng kiểm tra dựa trên yếu tố tài khoản đó phát sinh nhiều hay ít và có trọng yếu trên BCTC hay không? Tuy nhiên, việc khoanh vùng kiểm tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên, thông thường là lấy số nghiệp vụ cần kiểm phân đều cho 12 tháng để đảm bảo tháng nào cũng kiểm, tuy nhiên nó không đảm bảo được tính đầy đủ và không sai sót.

- Trợ lý kiểm toán chỉ tiến hành thực hiện kiểm từng khoản mục theo khuôn mẫu và các bước có sẵn, không có sự linh động trong việc chọn cách thức kiểm tra số liệu, đôi khi không nắm được ý nghĩa của các con số mình thu thập được dẫn đến trợ lý kiểm toán khó phát hiện được sai sót.

- Kiểm toán viên thường chỉ tìm kiếm giải trình ở các nhân viên kế toán và kế toán trưởng mà chưa có sự phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của các bộ phận khác, khi nhận được lời giải trình thì ít khi kiểm tra tính xác thực của lời giải trình.

Về quy trình kiểm toán khoản mục tiền Về phƣơng pháp lấy mẫu

- Thực tế, các KTV của Vietland khi tiến hành kiểm toán tiền thường dựa vào kinh nghiệm và tiến hành chọn mẫu theo số lượng phát sinh lớn và các định khoản lạ. Mặc dù chương trình kiểm toán của công ty có những quy định về chọn cỡ mẫu. Nghĩa là KTV căn cứ vào số tiền lớn và bút toán lạ để kiểm tra. Hiển nhiên, các nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn

thường bao hàm nhiều rủi ro. Nhưng việc lựa chọn mẫu đó chưa hoàn toàn mang tính tiêu biểu, tính đại diện cao; như vậy việc chọn mẫu này thực sự chưa đạt hiệu quả bởi vì không phải các nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ là không chứa các sai sót, gian lận, nếu tập hợp nhiều nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ sẽ là một lượng tiền đáng kể trong tổng số tiền phát sinh.

Việc áp dụng thủ tục phân tích

Trong các thử nghiệm, thủ tục phân tích được sử dụng nhưng ít khi được lưu vào file và thường chú trọng vào kiểm tra chi tiết nhiều hơn .

Về kiểm tra chi tiết

Cuối năm tài chính, số lượng đơn vị sử dụng dịch vụ kiểm toán nhiều, đòi hỏi Công ty phải phân công KTV đến đơn vị thực hiện việc kiểm kê cuối năm như kiểm kê quỹ, kiểm kê hàng hóa…. Trong cùng một thời điểm Công ty không thể có đủ KTV thực hiện, vì vậy khi đến mùa kiểm toán các KTV sử dụng nhiều các biên bản kiểm kê của chính đơn vị thực hiện, độ tin cậy của các bằng chứng này không cao, dễ xảy ra gian lận ở các đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém.

2.4.2.2 Về chƣơng trình kiểm toán mẫu hiện nay.

Hiện nay chương trình kiểm toán mẫu có nhiều hạn chế bởi vì hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) hiện nay chưa theo kịp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA):

Như đối với lập kế hoạch kiểm toán hiện nay thì chỉ thực hiện trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán mà không được tiếp tục thực hiện bổ sung trong quá trình kiểm toán, kết thúc cuộc kiểm toán và dự kiến cho cuộc kiểm toán kỳ sau

xem xét điều chỉnh lại mức trọng yếu (nếu cần) trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán...

Chính vì vậy từ năm 2009 đến nay, VACPA đã nghiên cứu, soạn thảo, hội thảo, xin ý kiến và hoàn thiện được 9 CMKiT (đợt 1) và trình Bộ Tài chính vào tháng 3/2010 và 13 CMKiT (đợt 2) vào tháng 10/2011 và sắp tới sẽ trình Bộ Tài chính 15 CMKiT (đợt 3).

Hệ thống CMKiT mới có nhiều thay đổi và phức tạp nên Bộ Tài chính thành lập Hội đồng khoa học để hỗ trợ Bộ Tài chính thẩm định trước khi ban hành đồng bộ 37 CMKiT vào dịp Quý III/2012, để có hiệu lưc thi hành cho mùa kiểm toán BCTC kết thúc 31/12/2012.

PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN – TƢ VẤN ĐẤT VIỆT.

Để đạt được những thành công như hiện nay, trong quá trình hoạt động, đội ngũ KTV của công ty đã không ngừng nâng cao năng lực, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bên ngoài trong việc hoàn thiện kiến thức kiểm toán.

Không chỉ như thế, trong quá trình vừa học vừa làm, đội ngũ KTV của công ty đã xây dựng được cho mình một chương trình kiểm toán khá chi tiết, đầy đủ và có tính khoa học cao.

Song trên thực tế, việc áp dụng chương trình kiểm toán vào thực tiễn còn nhiều điều bất cập.

Do thời gian em tiếp cận công tác kiểm toán tại công ty Vietland rất ngắn, những hiểu biết và kiến thức của em về chuyên ngành kiểm toán còn hạn hẹp. Vì vậy, em xin đưa ra những kiến nghị sau:

3.1. Đề xuất 1: Xác định nhu cầu nhân sự 3.1.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất 3.1.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất

Nhận định của một vấn đề hoàn toàn mới sẽ được đặt ra với nhiều khía cạnh và suy xét từng khía cạnh đó. Còn với một việc đã được đặt ra nhiều lần thì sẽ không còn khách quan như vậy nữa, Bước vào một cuộc kiểm toán mỗi KTV phải có một sự nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Vì vậy đối với các khách hàng lâu năm, nên có sự thay đổi nhóm kiểm toán để tạo sự chủ động nâng cao tính khách quan cho cuộc kiểm toán. Vì nếu không có sự thay đổi thì KTV sẽ có sự chủ quan về sự hiểu biết của mình về tình hình khách hàng, tập trung vào những vấn đề phát hiện ra ở năm trước mà hạn chế việc tập trung vào các sai phạm khác tạo nên sự bị động trong cuộc kiểm toán.

3.1.2 Hiệu quả đạt đƣợc:

Thực hiện được điều này, KTV luôn có sự chủ động. tích cực phát hiện các sai sót, tạo nên tính khách quan và hiệu quả trong cuộc kiểm toán

3.2. Đề xuất 2: Nguồn nhân lực

3.2.1. Cơ sở và nội dung của đề xuất

Nhân lực là nguồn tài sản quý giá và rất quan trọng của mỗi Công ty. Do đó, Vietland nên có thêm các chính sách nhân sự ưu đãi thật hấp dẫn nhằm thu hút, tìm kiếm các Kiểm toán viên có kinh nghiệm, có năng lực nhằm tăng cường đội ngũ KTV hiện còn đang thiếu.

3.2.2 Hiệu quả đạt đƣợc:

Thu hút được nguồn nhân lực có năng lực sẽ giúp công ty hoạt động có hiệu quả, KTV đưa ra phán đoán chính xác và các ý kiến đóng góp có hiệu quả cho khách hàng trong mỗi cuộc kiểm toán, qua đó sẽ nâng cao uy tín, giá trị cũng như vị thế của công ty hơn nữa trong xã hội

3.3. Đề xuất 3: Giải pháp tiết kiệm thời gian và chi phí 3.3.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất 3.3.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất

Kiểm toán viên khảo sát nên cung cấp rõ ràng hơn nữa những thông tin về khách hàng cho nhóm kiểm toán. Các giấy tờ, hồ sơ sổ sách, báo cáo cần khách hàng chuẩn bị trước thì nên yêu cầu khách hàng trước một cách đồng bộ, nhóm kiểm toán sẽ không bị mất thời gian do khách hàng chưa cung cấp đủ các hồ sơ cần thiết khi tiến hành kiểm toán.

3.3.2 Hiệu quả của đề xuất:

trong việc sắp xếp và xử lý công việc. tạo nên tính chuyên nghiệp trong cuộc kiểm toán. Khi công việc được sắp xếp hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian kiểm toán nhanh chóng đưa ra kết luận để có thể tham gia vào các cuộc kiểm toán mới, tiết kiệm chi phí kiểm toán và nâng cao doanh thu cho Công ty.

3.4. Đề xuất 4: Phƣơng pháp để có các bằng chứng xác thực 3.4.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất

KTV không chỉ tìm kiếm lời giải trình từ phía Kế toán trưởng, nhân viên kế toán mà còn có sự phỏng vấn trực tiếp nhân viên các bộ phận khác như bộ phận mua hàng, bán hàng, kho, thủ quỹ… để đối chiếu với những lời giải trình của kế toán. Và khi nhận được lời giải trình thì KTV thu thập những bằng chứng để kiểm tra tính xác thực của lời giải trình đó. Từ đó có những thông tin khách quan hơn, và KTV có những nhận xét xác thực hơn trong cuộc kiểm toán

3.4.2. Hiệu quả của đề xuất:

Bằng chứng xác thực là yếu tố quan trong trong mỗi cuộc kiểm toán. Nếu các lời giải trình không khớp với nhau và không phù hợp với các bằng chứng thu thập được thì đó là một bằng chứng cho sự sai sót, gian lận và phải thu thập thêm bằng chứng để chứng minh sai sót, gian lận đó hoặc chứng minh cho một lời giải trình. Điều này sẽ cho KTV các thông tin khách quan và có những nhận xét xác thực hơn trong cuộc kiểm toán.

3.5. Đề xuất 5: Lập quy trình kiểm toán cho từng loại hình doanh nghiệp 3.5.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất 3.5.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng riêng như ngân hàng, bảo hiểm, công ty thuê tài chính, điện lực…vì vậy Công ty nên lập quy trình kiểm

toán cho từng loại hình doanh nghiệp để phù hợp với các đặc điểm riêng đó.

3.5.2. Hiệu quả của đề xuất:

Lập quy trình riêng cho từng loại hình doanh nghiệp các KTV sẽ thực hiện kiểm toán tốt hơn, phù hợp với điều kiện của công ty, giúp phát hiện các sai sót theo từng đặc điểm của loại hình doanh nghiệp, và điều này cũng thể hiện được tính chuyên nghiệp của công ty. Vị thế của công ty được nâng cao hơn nữa.

3.6. Đề xuất 6: Về phần hành kiểm toán khoản mục tiền 3.6.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất 3.6.1 Cơ sở và nội dung của đề xuất

Để kiểm tra được tính hiện hữu và đầy đủ của số dư cuối kỳ tài khoản tiền mặt, các KTV phải tiến hành chứng kiến kiểm kê quỹ của doanh nghiệp vào cuối kỳ hoặc có thể tiến hành kiểm kê vào ngày kiểm toán sau đó cộng trừ lùi để xác định lại số dư thực tế cuối kỳ của doanh nghiệp để có bằng chứng đáng tin cậy cho cuộc kiểm toán.

3.6.2. Hiệu quả của đề xuất:

Kiểm kê quỹ để có một bằng chứng đáng tin cậy cho tính hiện hữu và

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán bctc do công ty tnhh kiểm toán – tư vấn đất việt thực hiện (Trang 87)