Thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 50)

Thị trường Hoa Kỳ là thị trường của người tiêu dùng. Đây là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam. Là thị trường với hệ thống luật pháp đồ sộ, hầu hết các tiêu chuẩn đều được quy định trong luật. Tuy là thị trường khó tính nhưng lại là thị truờng với những đối tác đáng tin cậy, làm việc chuyên nghiệp và có khả năng thanh toán. Vì vậy, thị truờng này có tính cạnh tranh rất cao, là thị trường mà hầu hết các nước đều muốn xuất khẩu sang, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện tại, Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội tăng xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Kể từ khi giá hồ tiêu thế giới bắt đầu tăng trở lại sau khi bị sụt giá năm 2002, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ của Việt Nam có chiều hướng tăng lên. Năm 2005 Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 20.000 tấn hồ tiêu, chiếm 30% trong tổng khối lượng hạt tiêu nhập khẩu vào nước này, tăng so với chỉ 3.000 tấn năm 2001 đạt giá trị xuất khẩu là 20 triệu USD. Năm 2006, khối lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm còn 17.800 tấn. Năm 2008 – 2009, dù có những biến động do khủng hoảng tài chính nhưng kim ngach xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường này không vì thế mà suy giảm, cụ thể năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu là 46,75 triệu USD; năm 2009, có sự tăng trưởng mạnh ước tăng 39,82%. Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng. Mấy tháng đầu năm 2011, giá tiêu vẫn ở mức cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng. Theo số liệu thống kê, tháng 1 năm 2011, trong số 24 quốc gia chủ yếu xuất khẩu hạt tiêu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu về kim ngạch với 4,22 triệu USD, chiếm 18,34% tổng kim ngạch.

Tuy nhiên phải nhận định rằng nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng là do thiếu nguồn cung nên đẩy giá tiêu toàn thế giới tăng, chứ không phải do chất lượng sản phẩm được nâng cao, khả năng cạnh tranh được cải thiện nên sản phẩm tiêu tăng giá. Việt Nam là nhà cung cấp chính của Hoa Kỳ về sản phẩm hồ tiêu nguyên hạt, tiếp sau đó là Indonesia,

Brazil, Ấn Độ. Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp tiêu đen nguyên hạt chính với 15.108 tấn, tiếp đến là Indonesia 8.541 tấn, Braxin 8.317 tấn và Ấn Độ 4.395 tấn.

Lượng hạt tiêu trắng nguyên hạt nhập khẩu cũng tăng 15,6%. Hoa Kỳ đã nhập 5.796 tấn tiêu trắng, tăng 777 tấn so với 4.982 tấn cùng kỳ năm ngoái với nhà cung cấp lớn nhất là Indonesia 2.639 tấn. Tuy nhiên, vị trí là nước cung cấp tiêu trắng lớn nhất cho Hoa Kỳ của Indonesia có thể sẽ thay thế bằng Việt Nam 2.022 tấn, nước cung cấp lớn thứ 3 là Braxin với 373 tấn. Việt Nam mới chỉ bắt đầu xuất khẩu tiêu trắng vào Hoa Kỳ từ năm 2002 với khối lượng không đáng kể 3 tấn, cho tới nay, con số này đã tăng lên rất cao. Năm 2003, Việt nam xuất 359 tấn và trong 3 năm tiếp theo Việt Nam đã vượt qua con số 1.000 tấn/năm.

Bảng 2.5: Nhập khẩu hồ tiêu của Hoa Kỳ giai đoạn 2006 – 2010.

(Đơn vị: tấn)

Lampong India Brazil Vietnam Sarawak Ecuador Tổng/Năm

2006 12,939 7,273 15,622 17,688 338 1,638 55,498 2007 14,203 14,476 14,149 6,336 237 1,267 50,957 2008 15,661 6,621 3,489 4,691 160 1,198 31,820 2009 21,959 6,198 14,149 9,687 65 888 49,148 2010 25,174 4,065 11,518 10,240 32 985 52,104 Nguồn: pepertrade

Từ bảng trên ta có thể tính toán được thị phần của các nước xuất khẩu hồ tiêu tại thị trường Mỹ theo bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Thị phần của các nước xuất khẩu hồ tiêu tại thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2006 đến nay

(Đơn vị: %)

Lampong India Brazil Vietnam Sarawak Ecuador Tổng/Năm

2006 23,31 13,1 28,15 31,87 0,61 2,95 100 2007 27,87 28,61 27, 96 12,43 0,46 2,49 100 2008 49,22 20,80 10,96 14,74 0,50 3,76 100 2009 44,68 12,61 28,79 19,71 0,13 1,81 100 2010 48,31 7,80 11,518 22,11 0,61 1, 89 100 Nguồn: Pepertrade

Về mặt hàng hồ tiêu nói chung, qua bảng ta thấy Lampong chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ, các vị trí tiếp theo thay đổi giữa các nước Ấn Độ, Brazil và Việt Nam tùy theo mùa vụ. Kể từ năm 2007, thị phần của Việt Nam tăng dần, thị phần năm 2007 là 12,43%, năm 2008 là 14,74%, năm 2009 là 19,71%, năm 2010 là 22,11%, năm 2011 thị phần hồ tiêu trên thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam có thể hưa hẹn tăng lên mức từ 25 – 30%. Nguyên nhân việc thị phần của Việt Nam tăng dần là do nhu cầu của thị trường trong nước Ấn Độ lớn nên sản phẩm xuất khẩu giảm bớt, Brazil mất mùa nên dự trữ giảm, trong khi đó, sản lượng của Việt Nam vẫn ổn định, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao.

Với loại sản phẩm hồ tiêu nguyên hạt Việt Nam chiếm thị phần chính nhưng giá trị không cao. Những sản phẩm hồ tiêu rang xay là những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn thì lượng xuất khẩu của Việt Nam lại cực kỳ ít. Trong khi đó, Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí nước xuất khẩu tiêu rang xay sang Hoa Kỳ lớn nhất với lượng xuất trong 9 tháng, đầu năm là 2.306 tấn, cao hơn so với 2.271 tấn cùng kỳ năm 2005. Lượng hạt tiêu xuất khẩu của Ấn Độ trong nửa đầu năm tài khoá 2006/07 (từ tháng 4-10/06) đã tăng đáng kể 13.825 tấn trị giá 1287,8 triệu rupi so với mức tương ứng 8.971 tấn và 763,2 triệu rupi cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ đã nhập 5.359 tấn tiêu xay từ tháng 1-9/06, tăng 3,7% so với lượng nhập khẩu cùng kỳ năm ngoái 5.168 tấn. Một thực tế đáng buồn là dù lượng xuất khẩu lớn nhưng xét về khả năng cạnh tranh bao gồm: chất lượng, thương hiệu,…Việt Nam luôn thua kém các đối thủ trên thị trường màu mỡ này. Giá tiêu Việt Nam luôn thấp hơn giá tiêu của nước khác do thua kém về chất lượng và nhất là không có thương hiệu nên phải xuất khẩu qua nước trung gian. Trong khi đó, giá hạt tiêu đen xuất khẩu (FOB) của Ấn Độ cao hơn so với giá hạt tiêu loại chất lượng khá (FAQ) của Việt Nam. Tuy nhiên, các khách mua Hoa Kỳ và Ấn Độ không phiền lòng khi phải trả giá cao hơn cho hạt tiêu Ấn Độ vì đó là hạt tiêu ASTA loại ngon. Sau Ấn Độ, các nhà cung cấp lớn khác gồm Đức, Indonesia, Brazil và Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ, Đức đều là những khách hàng nhập tiêu chính của Việt Nam dưới dạng sơ chế rồi chế biến để sử dụng

và xuất khẩu. Việt Nam cần có những cải tiến trong công nghệ và phát triển thương hiệu nếu không sẽ chỉ là nguồn cung cấp đầu vào trong chuỗi giá trị tiềm năng này

2.3.2.2. Thị trường EU

Gần giống với thị trường Hoa Kỳ, EU cũng là thị trường có khả năng thanh toán cao nhưng rất khó tính, trên thị trường này, đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam là Brazil. Chất lượng tiêu là quan trọng nhất đối với thị truờng này. Đây là thị trường luôn có những quy định gắt gao về chất lượng thực phẩm khi nhập vào. Trên quy mô châu lục thì châu Âu hiện tiêu thụ nhiều nhất khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam với các nước nhập khẩu chính là: Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan. Năm 2005 xuất khẩu hồ tiêu sang khối EU đạt khối lượng 26.820 tấn, kim ngạch 38,01 triệu USD; chiếm 29,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu nước ta trong năm này. Năm 2006, xuất khẩu hồ tiêu sang EU tăng rõ rệt đạt mức 43.920 tấn, kim ngạch 76,23 triệu USD, chiếm tỉ trọng 39,09%; tăng gấp đôi về kim ngạch xuất sang thị trường này năm 2005. Sản lượng xuất khẩu tăng dần, trong EU, Đức là quốc gia nhập khẩu nhiều hồ tiêu của Việt Nam nhất. Năm 2007, Đức nhập 8.414 tấn; năm 2008, nhập 5.694 tấn, chiếm 6.60% thị phần hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam; năm 2009 đức nhập 10,094 tấn cao vượt Hoa Kỳ; năm 2010, nhập 10.314 tấn. EU là các thị trường khó tính và đòi hỏi cao, tuy nhiên nếu chúng ta đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra thì cơ hội và tiềm năng xuất khẩu là rất lớn. Hiệp hộ gia vị châu Âu đã từng có những yêu cầu kiểm tra quy trình chế biến tiêu trắng đối với Việt Nam vì nghi ngờ Việt Nam có sử dụng hóa chất làm trắng. Tuy nhiên, sau khi dự hội nghị thường niên của Hiệp hội Gia vị châu Âu tại Milano (Italia, 6-2009), VPA đã làm sáng tỏ quy trình chế biến tiêu trắng, không sử dụng hóa chất làm trắng như thông tin trước đó, giải tỏa được ấn tượng xấu về chế biến tiêu trắng của Việt Nam. Kết quả xuất khẩu tiêu trắng năm 2009 vào EU và Hoa Kỳ tăng trưởng cao, trên 22.500 tấn, tăng 126% so với năm 2008. EU chiếm 41,5 %, vượt qua châu Á (chỉ còn 34,2%), trở thành khu vực nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tương tự thị trường Hoa Kỳ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là hồ tiêu nguyên hạt bao gồm hồ tiêu trắng nguyên hạt và hồ tiêu đen nguyên hạt chế

biến. Trong những năm gần đây đây thị trường này có xu hướng tiêu dùng mới thiên về mặt hàng hạt tiêu xanh, họ ưa chuộng hạt tiêu xanh vì tiêu xanh còn hương vị của tiêu tươi. Tuy nhiên xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu xanh của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian qua chưa nhiều, do đó thời gian tới chúng ta cần khai thác cơ hội này đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu vào thị trường EU.

Bảng 2.7: Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang các nước EU so sánh năm 2005 và năm 2010 (Đơn vị: tấn) Năm 2005 2010 EU 45.247,00 32.706,00 Đức 7.464 10.314 Netherlands 7.851 5.287 Nga 6.285 2.921 Ba Lan 3.512 2.050 Bồ ĐàoNha 3.512 1.641 Thổ Nhĩ Kỳ 2.597 1.246 Ukcraina 3.059 1.765 Pháp 2.380 1.408 Anh 1.653 2.065 Italia 1.873 679 Hy Lạp 1.118 422 Bỉ 905 522 Thụy Sĩ 400 464 Isarel 790 519 Romania 599 175 Slovakia 154 55 Đan Mạch 348 143 Bulgary 294 321 Lithuania 123 70 Slovenia 160 141 Portugual 15 Khác 170 233

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu quốc tế IPC

Qua bảng trên có thể nhận thấy ngoại trừ Đức, Anh tăng nhập khẩu nhằm tái xuất, còn lại các nước trong EU đều giảm nhập khẩu tiêu Việt Nam. Nguyên nhân là do chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm chưa đáp ứng được thị hiếu của thị

trường khó tính này. Vì vậy, dù sản lượng xuất khẩu cao nhất, điều tiết được lượng hàng bán ra nhưng giá hồ tiêu Việt Nam vẫn phải bán khá thấp so với thị trường chung. Do đó, Indoneisa, Malaysia, Ấn Độ, kể cả Trung Quốc vẫn nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam (cả tiêu đen và tiêu trắng) để chế biến, sau đó xuất khẩu sang nước khác trong đó có EU với giá cao hơn Việt Nam. Việt Nam cần phải cải thiện khâu chế biến, tạo ra giá trị gia tăng phải tiếp tục nâng cao hơn nữa, vì tiềm năng sản xuất, công suất nhà máy và nhu cầu thị trường còn lớn.

2.3.2.3. Thị trường tiềm năng

Xét trong những năm gần đây, không chỉ có các thị trường truyến thống với tính cạnh tranh ngày càng gay gắt do hội nhập, Việt Nam còn có rất nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác tương xứng. Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái, những thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác các thị trường mới rất có ý nghĩa đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam. Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam năm 2008 và triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn (AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong những năm trước đây. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn nhất đạt 226,04 triệu USD, chiếm 72,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Hoa Kỳ đã trở thành thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, kim ngạch đạt 46.75 triệu USD trong năm 2008, tăng 130,3% so với năm 2007, nhanh chóng vươn từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ nhất hiện nay và chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Xuất khẩu hồ tiêu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45% trong năm vừa qua. Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2008 sang một số thị trường như Đức, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Pakistan, Ấn Độ và Ukraine lại giảm. Ngoài ba thị trường chính là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, theo AGROINFO thì còn rất nhiều thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu hồ tiêu nước ta. Năm vừa qua, Hà Lan nhập khẩu gần 5.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 18,37 triệu USD, tăng

17,2% so với năm 2007. Năm nay, Hà Lan sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Bulgaria là thị trường có mức tăng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 với mức 509,8%. Nước này đã nhập khẩu 1.176 tấn hồ tiêu của Việt Nam, đạt kim ngạch 4 triệu USD. Tăng trưởng kinh tế của Bulgaria trong năm nay được dự báo 4,2%, và có thể sẽ tiếp tục trở thành một trong những thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam. Các thị trường Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ... đều có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam vượt trên 100%. Bởi vậy, những thị trường tuy mới mẻ này đang được kỳ vọng sẽ là những thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có thể nhắm tới thay cho những thị trường truyền thống.

2.3.3. Giá cả và chi phí của mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu

2.3.3.1. Giá cả của mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam

Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, hồ tiêu Việt Nam đang dần chiếm lĩnh trên 50% thị phần thị trường hồ tiêu thế giới, mỗi sự biến động về sản lượng và lượng xuất khẩu hồ tiêu nước ta đều ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng giao dịch và mức giá chung. Nhưng để có được thành quả đó ngành hàng hồ tiêu nước ta đã phải trải qua một quá trình lâu dài và khá khó khăn. Giai đoạn 2001 – 2005 được đánh giá là khoảng thời gian mà thị trường hồ tiêu thế giới rất trầm lắng, rớt giá và ít biến động. Thời kì này giá hồ tiêu thế giới đạt mức trung bình khoảng 1.200 – 1.300 USD/tấn. Năm 2002, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng hồ tiêu xuất khẩu của nước ta tỉ lệ sản phẩm thô và sơ chế cao (chiếm khoảng 70%), lại chủ yếu bán qua trung gian nên giá hồ tiêu xuất khẩu của nước ta thường thấp hơn so với các quốc gia khác như Ấn Độ, Braxin từ 200 – 250 USD/tấn. Năm 2003 sản lượng hồ tiêu thế giới đạt mức kỉ lục, thị trường không tiêu thụ hết, dư cung làm cho giá hồ tiêu thế giới giảm và tiếp tục giảm trong năm tiếp theo. Năm 2004 cũng là năm mà giá hồ tiêu xuất khẩu nước ta nằm ở mức thấp nhất, bình quân chỉ 1.107 USD/tấn, giảm so với mức 1.364 USD/tấn năm 2003 và càng giảm so với mức giá năm 2000. Hồ tiêu

đen bán ra bình quân chỉ khoảng 920 USD/tấn, hồ tiêu trắng khoảng 1.350 USD/tấn. Niên vụ 2004 - 2005 mất mùa, sản lượng hồ tiêu thế giới năm này giảm so với năm 2004 là 9.210 tấn đạt mức 314.270 tấn làm cho giá hồ tiêu thế giới có tăng lên nhưng mức tăng không nhiều. Giá hồ tiêu xuất khẩu trung bình của Việt Nam lúc này vào khoảng 1.248 USD/tấn tăng lên 141 USD/tấn tương đương tăng 12,73%

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 50)