Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 87)

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu Việt Nam không phải chỉ từ phía nhà nước và Hiệp hội, nhân tố quan trọng không kém tác động đến sức cạnh tranh của mặt hàng hồ tiêu Việt Nam chính là các doanh nghiệp.Các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước hết, để nâng cao chất lượng

sản phẩm, trong khâu thu gom, doanh nghiệp phải có nguồn nguyên liệu đầu vào tốt, muốn vậy, cần liên kết chặt chẽ với người nông dân để đảm bảo hạt tiêu được hái đảm bảo chất lượng tốt. Tiếp theo là khâu chế biến và bảo quản. Doanh nghiệp cần phải trang bị thiết bị chế biến hiện đại, đồng thời phải trang bị thêm hệ thống xử lý rác thải nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho sản phẩm. Sử dụng những công nhân lành nghề làm việc. Tập trung sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà chúng ta có. Sản xuât tiêu trắng khó khăn hơn nhưng giá tiêu trắng cao hơn tiêu đen rất nhiều, giá trị gia tăng cũng cao hơn.

Hai là, phát triển thương hiệu. Giá hồ tiêu Việt Nam luôn luôn thấp hơn mức

giá thị trường chính vì hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu. Cần phải thúc đẩy hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt ra thị trường thế giới. Đây là một chiến lược bao hàm tổng thể các khâu từ nguyên liệu đầu vào, chế biến và xuất khẩu trên thị trường thế giới. Tập chung vào chiến lược marketing cho sản phẩm, đưa việc xây dựng thương hiệu nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách, quản lý hình ảnh cũng như nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp, những cá nhân trong bộ phận này cần phải được đào tạo bài bản và sử dụng thích hợp. Việc xây dựng thương hiệu đã khó nhưng vấn đề quan trọng là phải gìn giữ được thương hiệu. Biến thương hiệu trở thành tài sản vô hình, thậm chí có thể kinh doanh từ thương hiệu đó nữa. Muốn vậy phải nghiên cứu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm đến đứng vững trên thị trường thế giới. Thực hiện các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, xúc tiến thương mại đặc trưng riêng tạo ấn tượng tốt đối với đối tác.

Ba là, giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ càng lớn năng lực thương mại của hồ tiêu Việt càng cao. Doanh nghiệp có thể bán hồ tiêu trên các sàn giao dịch, nhờ đó mà cả nhà xuất khẩu, nhà sản xuất và người nhập khẩu đều có lợi, từ đó cũng có thể hình thành mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Xét về phía ta, tức là người sản xuất và người sản xuất, lợi ích của người sản xuất là có thể chủ động kế hoạch sản xuất khi có những hợp đồng chắc chắn, trong khi đó, người xuất khẩu cũng dễ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua đó, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao theo yêu cầu của đối tác nhâp khẩu nói riêng và yêu cầu của quốc tế nói chung.

Bốn là, giải pháp về nguồn nhân lưc. Trong bối cảnh gia nhập WTO, nâng

cao sức cạnh tranh đồng nghĩa với việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần có những biện pháp thu hút quản lý giỏi, những cá nhân hiểu biết và có kỹ năng , có trình độ vào hoạt động đối với mặt hàng cần có sức cạnh tranh cao này nhằm đắp ứng yêu cầu của hội nhập.

Năm là, chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với quá trình gia

nhập WTO. Doanh nghiệp cần hiểu rằng, gia nhập WTO tức là “tự thân vận động”, không thể trông chờ nhà nước hỗ trợ như trước. Do đó, phải có chiến lược đảm bảo quy trình sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý nhằm tối thiểu hóa chi phí. Bên cạnh đó, phải đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để chế biến hồ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, bản thân doanh nghiệp cũng phải tự PR cho hình ảnh của mình với các đối tác nước ngoài.

Sáu là, chủ động nắm bắt tìm kiếm thông tin về thị trường hồ tiêu từ các

kênh khác nhau. Nguồn thông tin có thể tìm hiểu từ phía nhà nước, Hiệp hội, tự các nguồn khác như báo, tạp chí, internet,… kịp thời cập nhật những thay đổi về giá cả, dự báo mùa vụ tới để đư ra những chiến lược phù hợp. Đặc biệt là phải biết sang lọc thông tin đúng, phù hợp.tránh tình trạng thông tin sai làm có thể ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh, tệ hơn có thể làm doanh nghiệp thua lỗ thậm chí phá sản.

3.2.2.3. Đối với các nông hộ

Nông hộ cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm thu hoạch ngay từ đầu thông qua khâu chọn giống, chăm sóc cây trồng. Bên cạnh đó phải trồng lại những cây bị cằn cỗi, cây bị chết. Một hạn chế rất lớn của nông hộ trồng tiêu chính là không có đủ năng lực kinh tế cũng như hiểu biết trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng, thêm nữa là tư duy tự phát trong hoạt động quy hoạch và trồng cây tiêu nên rất khó đáp ứng được những hợp đồng lớn cũng như dài hạn. Do vậy, các nông hộ một mặt phải tạo diện mại thương mại cho mình mặt khác phải quy hoạch vùng trồng tiêu phù hợp tránh tăng hoặc giảm diện tích trồng tiêu một cách tự phát theo “cái lợi trước mắt”. Thực hiện cải tạo giống cây, cải thiện phương pháp chăm sóc theo hướng dẫn của chuyên gia. Bên cạnh đó, cần phải ký những hợp đồng hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp chế biến , người thu gom và cả ngân hàng nhằm có những hỗ trợ vốn và tạo lợi nhuận lâu dài cho người nông dân.

KẾT LUẬN

Hiện nay toàn cầu hóa đã là xu thế tất yếu, với xu thế hội nhập sâu và rộng như hiện nay, nhà nước không thể can thiệp sâu vào nền kinh tế.. Nhà nước ta hiện nay vẫn đang tạo rất nhiều điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhất là đối với các loại nông sản xuất khẩu chủ lực nó thể hiện xuất khẩu nông sản vẫn đang được xem là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. Muốn sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường tự bản thân các thành phần tạo ra sản phẩm phải liên kết nhằm đẩy mạnh sức cạnh tranh của sản phẩm, hồ tiêu Việt Nam cũng vây. Nhìn nhận tổng quan Ngành hàng Hồ tiêu Việt Nam đang có một diện mạo rất đáng ghi nhận khi liên tục dẫn đầu về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới trong nhiều năm liền, kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm theo giá trị chứ không theo sản lượng và thêm vào đó là những tín hiệu rất sáng sủa trong những năm tới. Chất lượng sản phẩm hồ tiêu cũng từng bước được cải thiện hơn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần kể đến, thứ nhất là giá trị xuất khẩu chưa cao tương xứng với sản lượng xuất khẩu do chất lượng hồ tiêu xuất khẩu thấp hơn so với nước cạnh tranh, tỉ lệ sản phẩm thô và sơ chế còn chiếm tỉ trọng lớn, thêm nữa là việc thiếu thương hiệu. Thứ hai, vấn đề quan trọng không kém là thương hiệu, tuy hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, sản phẩm xuất khẩu chiếm hơn 50% thị phần thế giới nhưng các sản phẩm tiêu ở đó không mang nhãn hiệu Việt Nam mà đề nhãn hiệu của nước ngoài là những nước nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam về chế biến lại với giá trị cao hơn rất nhiều lần. Việc tạo ra sản phẩm mang thương hiệu hồ tiêu Việt là cơ hội lớn để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ lỡ làm sản phẩm hồ tiêu mang nhãn mác Việt Nam có khả năng cạnh tranh không cao do nước nhập khẩu chỉ biết đến hồ tiêu Việt thông qua nước thứ ba. Thứ ba, sự liên kết giữa các bên tham gia sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu bao gồm: người trồng tiêu với các doanh nghiệp thu gom, chế biến và các doanh nghiệp xuất khẩu còn khá lỏng lẻo. Công tác thông tin thị trường còn yếu, thông tin đến với người nông dân còn rất ít, do đó khi giá tiêu biến động người nông dân

không thể chủ động được trong việc bán sản phẩm ra hay đợi giá lên cao,…Vấn đề đặt ra cho ngành hàng hồ tiêu trong thời gian tới là phải tận dụng cơ hội, nhất là trong bối cảnh gia nhập WTO như hiện nay đồng thời khắc phục được các hạn chế nêu trên. Cần tăng chế biến và chế biến ngày càng sâu sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu, có các biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, tạo thế vững chắc cho sản phẩm hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, để hồ tiêu Việt Nam có được sức cạnh tranh thực sự trên thị trường quốc tế, trách nhiệm đặt không chỉ lên vai một phía, người nông dân, các doanh nghiệp, Hiệp hội, hay Nhà nước mà cần có sự kết hợp đồng bộ từ các bên tham gia. Trong đó, Nhà nước và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam hỗ trợ tích cực từ các chính sách và những giải pháp đồng bộ của trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, các doanh nghiệp, người dân phải chủ động tham gia, thực hiện đúng các quy định, đồng thời không quá phụ thuộc vào nhà nước, chủ động tìm hướng đi cho doanh nghiệp mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ấn phẩm

1. David begg, Paul Samelson (1995) – Kinh tế học – NXB giáo dục

2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (chủ biên) (2008) – Giáo trình Kinh tế quốc tế – NXB Đại học kinh tế quốc dân.

3. Vũ Trọng Lân (chủ biên) (2006) – Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập – NXB chính trị quốc gia.

4. Đinh Văn Thành(chủ biên) (2008) – Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam– NXB thanh niên

5. Báo cáo: “ Hoạt động của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam trong nhiệm kỳ II (2005 – 2007) phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ III ( 2008 – 2010) 6. Bộ thương mại và trường Đại học ngoại thương – NXB thống kê – Kỷ yếu

hội thảo khoa học quốc gia “ thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập” Bài viết “Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (GS.TS Nguyễn Kế Tuấn)

Trang web 1. http://www.google.com.vn/ 2. http://peppervietnam.com/vn/news.php?id_groupN=73&id_catN=20 3. http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.aspx?targetid=14818 4. http://vietnamtoday.net/upload/quynhdn/25_10_2010/Bo%20nong %20nghiep_Du%20bao_Qui_III_2010.pdf 5. http://www.ipsard.gov.vn/news/pdf/2003-Q4-Hattieu.pdf 6. http://fdlserver.files.wordpress.com/2008/05/hosonganhhanghotieuvietnam.p df 7. http://www.tut.edu.vn/images/stories/tapchikhoahocungdung/tckhud13/30- 34.pdf 8. http://www.smnrcv.org/downloads/webdownloads/558912/0802_Assessment _report_of_Pepper_Quality_and_Market_Viet.pdf 9. http://www.lrctnu.edu.vn:8080/gsdl/collect/khuyenno/index/assoc/HASH72d 9.dir/doc.pdf 10. http://www.peppertrade.com.br/pepper-braz-stats2007.php

11. http://tttm.vecita.gov.vn/Default.aspx?itemid=78 12. http://www.agroforestry.net/scps/Black_pepper_specialty_crop.pdf 13. http://www.crnindia.com/commodity/pepper.html 14. http://www.karvycomtrade.com/downloads/karvySpecialReports/karvysSpec ialReports_20080222_03.pdf 15. http://www.icexindia.com/profiles/pepper_profile.pdf 16. http://www.reliancemoney.com/cmt/upload/research/PN_PEPPER.pdf 17. http://www.bothends.org/uploaded_files/6Sustainable_Spices_Boths_ENDS _-_Cordaid_-_CREM_-_October_.pdf 18. http://www.karvycomtrade.com/downloads/karvySpecialReports/karvysSpec ialReports_20070525_01.pdf 19. http://gms.mard.gov.vn/Z_Show.asp?ArticleID=102

Phụ lục 1: Yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về lý – hóa – sinh đối với tiêu đen và tiêu trắng

a. Yêu cầu kỹ thuật đối với tiêu trắng

Bảng 1 – Các chỉ tiêu vật lý của hạt tiêu trắng

Tên chỉ tiêu Mức yêu cầu

Hạt tiêu SP Hạt tiêu P 1.Tạp chất lạ, % khối lượng, không lớn

hơn. 0,5 0,2

2.Hạt lép, % khối lượng, không lớn hơn. 4,0 2,0

3.Hạt đầu đinh hoặc hạt vỡ, % khối lượng, không lớn hơn. 15 10

4.Khối lượng theo thể tích, g/l, không nhỏ hơn. 600 600

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam VPA

Bảng 2 – Các chỉ tiêu hóa học của hạt tiêu trắng

Tên chỉ tiêu Mức yêu cầu

Hạt tiêu SP

hoặc P Bột hạt tiêu

1. Độ ẩm,% khối lượng, không lớn hơn. 13,0 12,5

2.Tro tổng số, % khối lượng theo chất khô, không lớn hơn 3,5 3,5

3.Chất chiết ete không bay hơi, % khối lượng tính theo chất

khô, không nhỏ hơn. 6,5 6,5

4.Dầu bay hơi, % (ml/100g) tính theo chất khô, không nhỏ

hơn. 1,0 0,7*

5.Piperin, % khối lượng tính theo chất khô, không nhỏ hơn 4,0 4,0

6.Tro không tan trong axit, % khối lượng tính theo chất

khô, không lớn hơn. - 0,3

7. Xơ thô, chỉ số không hòa tan, % khối lượng tính theo

chất khô, không nhỏ hơn. - 6,5

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam VPA

Bảng 3 – Các chỉ tiêu vi sinh vật đối với hạt tiêu trắng đã chế biến

Tên chỉ tiêu Mức giới hạn

1. Coliform, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm 102

2. E.coli, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm. 0

3. Salmonella, số khuẩn lạc trong 25g sản phẩm. 0

4. S. aureus, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm. 102

Bảng 4 – Các chỉ tiêu vật lý của hạt tiêu đen

Tên chỉ tiêu Mức yêu cầu

Hạt tiêu đen NP hoặc SP Hạt tiêu đã

chế biến Loại đặc biệt Loại 1 Loại 2 Loại 3

1.Tạp chất lạ, % khối lượng, không lớn hơn. 0,2 0,5 1,0 1,0 0,2

2.Hạt lép, % khối lượng, không lớn hơn. 2 6 10 18 2,0

3.Hạt đầu đinh hoặc hạt vỡ, % khối lượng,

không lớn hơn. 2,0 2,0 4,0 4,0 1,0

4.Khối lượng theo thể tích, g/l, không nhỏ

hơn. 600 550 500 450 600

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam VPA

Bảng 5 – Các chỉ tiêu hóa học của hạt tiêu đen Các chỉ tiêu Mức yêu cầu

Hạt tiêu đen NP hoặc SP

Hạt tiêu đã

chế biến Hạt tiêu bột

1. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn. 13,0 12,5 12,5

2. Tro tổng số, % khối lượng theo chất khô,

không lớn hơn. 7,0 6,0 6,0

3. Chất chiết ete không bay hơi, % khối

lượng tính theo chất khô, không nhỏ hơn. 6,0 6,0 6,0

4. Dầu bay hơi, % (ml/100g) tính theo chất

khô, không nhỏ hơn. 2,0 2,0 1,0

5. Piperin, % khối lượng tính theo chất khô,

không nhỏ hơn. 4,0 4,0 4,0

6. Tro không tan trong axit, % khối lượng

tính theo chất khô, không lớn hơn. - - 1,2

7. Xơ thô, chỉ số không hòa tan, % khối

lượng tính theo chất khô, không nhỏ hơn. - - 17,5

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam VPA

Bảng 6 – Các chỉ tiêu vi sinh vật đối với hạt tiêu đen đã chế biến

Tên chỉ tiêu Mức giới hạn

1. Coliform, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm 102

2. E.coli, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm. 0

3. Salmonella, số khuẩn lạc trong 25g sản phẩm. 0

4. S. aureus, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm. 102

IPC

GRADES OF WHOLE PEPPER, BLACK AND WHITE

Quality Parameter Black Pepper (whole) White Pepper (whole) IPC BP-1 IPC BP-2 IPC WP-1 IPC WP-2 Macro 1. Bulk Density (g/l minimum) 550 500 600 600 2. Moisture (% vol/weigh, maximum) 12 14 13 15 3. Light Berries/Corns (% by weigh, maximum) 2 10 1 2 4. Extraneous Matter (% by weigh, maximum) 1 2 1 2 5. Black Berries/Corns

(% by weigh., maximum) Not applicable Not applicable 1 2

6. Mouldy Berries/Corns (% by weigh, maximum) 1 3 1 3 7. Insect Defiled Berries/Corns (% by weigh, maximum) 1 2 1 2

8. Whole Insects, Dead

(by count, maximum)

Not more than 2 numbers in each sub sample and not more

than 5 numbers in total sub- samples

Not more than 2 numbers in each sub sample and not more than 5 numbers in total

sub-samples

9. Mammalian or/and Other

Excreta (by count, maximum)

Shall be free of any visible mammalian or/and other

excreta

Shall be free of any visible mammalian or/and other

excreta

Microbiological

1. Salmonella (detection/ 25g)

Nagative Nagative Nagative Nagative

Notes:

- IPC BP-2 and IPC WP-2 are grades of pepper. Which has been partially processed (i.e. has gone through some basic cleaning processes like sieving and winnowing).

Một phần của tài liệu nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w