V. Chính sách và định hướng lưu lượng (Traffic policing and shaping)
3. Định hướng lưu lượng – Traffic Shaping
Định hướng lưu lượng nhằm thay đổi tốc độ luồng lưu lượng đi vào và điều hòa với lưu lượng đầu ra. Nếu lưu lượng đầu vào có độ bùng nổ cao, thì luồng lưu lượng phải có bộ đệm để đầu ra giảm sự bùng nổ và mềm hơn.
Bằng cách này, định hướng lưu lượng làm cho luồng lưu lượng được điều chỉnh theo dạng lưu lượng đã xác định trước, ví dụ theo các thỏa thuận mức dịch vụ SLA. Việc điều chỉnh tốc độ lưu lượng giống như một quá trình “dừng và đi”. Thời gian trễ tại bộ đệm sẽ làm các gói tin tại đầu ra được điều chỉnh theo yêu cầu.
Có hai dạng định hướng lưu lượng là: định hướng lưu lượng thuần (pure traffic shaper) và định hướng lưu lượng bằng gáo rò (token bucket traffic shaper).
3.1. Định hướng lưu lượng thuần (Pure traffic shaper)
Hình 3-29 dưới đây mô tả nguyên lý hoạt động của định hướng lưu lượng thuần. Các gói tin đi vào được đưa vào một bộ đệm (gáo rò), với độ sâu là d, sau đó được gửi đi ra liên kết đầu ra tại tốc độ hằng số, tốc độ hằng số này được gọi là tốc độ rò r.
SVTH: Hồ Đức Lĩnh - 47133042 78 Hình 3-29: Nguyên lý hoạt động của định hướng lưu lượng thuần
Định hướng lưu lượng không cho phép bùng nổ băng thông trên các liên kết đầu ra. Thông thường, tốc độ rò r luôn nhỏ hơn tốc độ đường liên kết C (r < C). Tuy nhiên, với kỹ thuật định hướng lưu lượng thuần, tốc độ rò r được đặt cao hơn giới hạn trên tốc độ đi ra của luồng lưu lượng, vì định hướng lưu lượng thuần không cho phép bùng nổ lưu lượng trên đường liên kết. Nếu kích thước gói tin bùng nổ vượt quá độ sâu gáo rò d thì các gói tin đó sẽ bị loại bỏ.
3.2. Định hướng lưu lượng gáo rò (token bucket traffic shaper)
Hình 3-30 dưới đây chỉ ra nguyên lý định hướng lưu lượng bằng gáo rò token, gáo rò token được sử dụng trong mô hình này tương tự như gáo rò C sử dụng trong kỹ thuật đánh dấu gói tin 3 màu tốc độ đơn srTCM và đánh dấu 3 màu tốc độ kép trTCM. Các token được đưa vào gáo rò với tốc độ bằng hằng số, được gọi là tốc độ token r. Tốc độ token tương tự với tốc độ thông tin cam kết CIR. Độ sâu của gáo rò d thể hiện kích thước bùng nổ cam kết CBS. Nếu gáo rò đầy, không có một token nào có thể được đưa vào gáo rò.
Mỗi token cho phép bộ đệm lưu lượng đầu vào gửi ra một byte dự của gói tin. Khi không còn gói nào trong bộ đệm gửi ra, đáy của gáo rò đóng lại và không một token nào được lấy ra. Khi vẫn còn các gói tin trong bộ đệm đầu vào, các token được rút ra theo tốc độ liên kết đầu ra C và các gói được chuyển tới đầu ra. Nếu gáo rò xả hết token, các gói trong bộ đệm phải đợi cho đến khi các token được đưa vào gáo rò.
Độ sâu của gáo rò (d)
Tốc độ rò (r)
Gói tin đi ra với tốc độ (r)
Tốc độ đường liên kết đi (C)
Các gói tin đi vào bùng nổ lưu lượng
SVTH: Hồ Đức Lĩnh - 47133042 79 Hình 3-30: Nguyên lý định hướng lưu lượng bằng gáo rò token
Kết quả của mô hình hoạt động này là các gói được chuyển tới liên kết đầu ra tại tốc độ liên kết C. Kích thước bùng nổ được giới hạn bởi độ sâu của gáo rò d. Khi các token được đưa vào trong gáo rò tại tốc độ r, thì tốc độ trung bình dài hạn của các gói tại đầu ra sẽ là r. Vì vậy, kỹ thuật định hướng lưu lượng gáo rò hoạt động giống hệt gáo rò C trong kỹ thuật đánh dấu 3 màu tốc độ đơn srTCM và kỹ thuật đánh dấu 3 màu tốc độ kép trTCM, chỉ khác nhau ở chỗ gáo rò token được áp dụng tại cổng đầu ra trong khi gáo rò C được áp dụng tại cổng đầu vào.