II. Mô hình tích hợp dịch vụ Integrated Services Model
2. Nguyên lý hoạt động và kiến trúc của mô hình phân biệt dịch vụ
2.1. Nguyên lý hoạt động của mô hình phân biệt dịch vụ
Hình 2-11mô tả các bước cơ bản trong việc cung cấp các dịch vụ DiffServ:
Hình 2-11: Nguyên lý hoạt động của mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ
Các gói tin người sử dụng đã được đánh dấu DSCP (hoặc chưa được đánh dấu) đi đến Router, Router kiểm tra trường DSCP của các gói tin và phân loại các gói tin theo phương pháp phân loại hành vi kết hợp - BA. Các gói tin phân loại thành các lớp BA được chuyển tiếp theo hành vi từng bước - PHB (Per Hop Behavior) được định nghĩa trước cho các BA. Mỗi PHB được thể hiện bởi giá trị DSCP và được xử lý như nhau đối với các gói tin trong cùng lớp BA. Các yêu cầu chung của QoS như: chính sách lưu lượng, định hướng lưu lượng, loại bỏ gói tin, quản lý hàng đợi, lập lịch gói tin được áp dụng tại bước này của mô hình phân biệt dịch vụ.
2.2. Kiến trúc của mô hình phân biệt dịch vụ
Kiến trúc của mô hình phân biệt dịch vụ được định nghĩa trong RFC 2475. Trong đó, một mạng IP được chia thành các miền phân biệt dịch vụ (viết tắt là miền DS – DS
Các gói tin của người dùng DSCP 1 DSCP 2 DSCP 3
Interface của người dùng SLA Bộ định tuyến IP Hàng đợi PHB Cổng ra Phân loại gói tin - BA
SVTH: Hồ Đức Lĩnh - 47133042 37 Region), trong một miền DS có một hoặc nhiều vùng phân biệt dịch vụ (viết tắt là vùng DS – DS Domain) kế tiếp nhau. Một vùng DS gồm có các bộ định tuyến hỗ trợ cơ chế phân biệt dịch vụ, còn gọi là các nút DS, hoạt động với cùng một chính sách cung cấp dịch vụ. Một vùng mạng IP hoặc vùng IP có một đường biên, một vùng DS được phân ranh giới bởi một đường biên DS (DS Boundary). Một nút DS đặt tại đường biên DS được xác định là nút biên DS (DS Boundary node); và một nút DS ở bên trong vùng DS được gọi là nút bên trong DS (DS interior node).
Có hai kiểu nút biên DS: nút biên lối vào và nút biên lối ra. Nút biên lối vào là nút biên DS đặt ở lối vào của vùng DS, và nút bên lối ra là nút biên DS được đặt ở lối đầu ra của vùng DS theo hướng truyền từ máy gửi sang máy nhận. Các lưu lượng đi vào một vùng DS thông qua nút biên đầu vào và đi ra một vùng DS thông qua nút biên đầu ra. Hình 2-12 cho chúng ta thấy rõ về các thành phần chính trong một vùng DS
Hình 2-12: Các thành phần chính trong một vùng DS
Các nút biên DS thực thi việc phân loại và điều khiển lưu lượng đâu vào để bảo đảm rằng các gói tin qua vùng DS được đánh dấu thích hợp để lựa chọn một PHB từ một nhóm PHB được hỗ trợ trong phạm vi vùng DS đó. Các nút trong vùng DS hay còn gọi là các nút lõi thực hiện việc lựa chọn cách ứng xử chuyển tiếp cho các gói tin dựa trên điểm mã dịch vụ DSCP của chúng, sắp xếp vào một trong các PHB theo yêu cầu. Hình 2-13 mô tả chức năng của Router biên và router lõi trong vùng DS.
SVTH: Hồ Đức Lĩnh - 47133042 38 Một miền DS có một hoặc nhiều vùng DS liền kề nhau có các chính sách quản trị khác nhau. Do đó, một miền DS có thể cung cấp DiffServ qua các bộ định tuyến trên mạng dưới nhiều chính sách quản trị khác nhau.
Tổng quát, mỗi vùng DS thực thi các chính sách và PHB của chúng. Mỗi vùng có thể sử dụng điểm mã phân biệt dịch vụ DSCP để chỉ định các kiểu lưu lượng. Để cung cấp DiffServ qua miền DS, các vùng DS ngang hàng trong miền DS có thể thiết lập một mức thỏa thuận dịch vụ SLA chứa thỏa thuận lưu lượng TCA phù hợp tại các Interface giữa các vùng DS. Một số vùng DS trong một miền DS có thể kế thừa một chính sách cung cấp dịch vụ chung và có thể hỗ trợ tập hợp chung các nhóm PHB và cách sắp xếp điểm mã phân biệt dịch vụ DSCP, vì vậy có thể loại bỏ qui định lưu lượng giữa các vùng DS trong một miền DS.
Hình 2-14: Miền DS và vùng DS